216-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Hai 21-9-2020
Nhiều đề xuất giúp
doanh nghiệp vận tải
công cộng vượt khó
Cácýkiếnchorằng thờiđiểmhiệntại, nhữnghỗtrợchodoanhnghiệpkinh
doanhvậntảihànhkháchcôngcộngvượtkhódodịchCOVID-19 làrất cầnthiết.
THYNHUNG- THUTRINH
M
ớ i đây, Sở GTVT
TP.HCM đã có cuộc
họp cùng các hiệp
hội, doanh nghiệp (DN) vận
tải nhằm lấy ý kiến hỗ trợ
giải quyết khó khăn sau dịch
COVID-19. Trong đó, Hiệp
hội Vận tải hành khách liên
tỉnh và du lịch TP.HCM đề
xuất cần có các phương án hỗ
trợ cho DN kinh doanh vận tải
hành khách công cộng cũng
như các DN lữ hành.
Doanh nghiệp vận tải
công cộng gặp khó
NhiềuDNvận tải hành khách
công cộng cho hay đang đối
đầu với những khó khăn do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Trao đổi với PV, ôngNguyễn
Khoa Luân, Giám đốc Công ty
TNHH Ảnh Việt (đơn vị đầu
tư xe buýt du lịch hai tầng ở
TP.HCM), cho biết hiện nay
số lượng hành khách sụt giảm
dẫn đến tần suất hoạt động của
xe cũng giảm.
Theo ông Luân, hiện công ty
đã cho giảm 70%giá vé. Trước
đây giá vé là 475.000 đồng, nay
chỉ còn 150.000 đồng nhằm
kích cầu hành khách sử dụng
nhưng lượng khách vẫn rất ít.
Hiện nay mỗi chuyến chưa tới
10 người tham gia, trong khi
trước đây là khoảng 40 người.
“Lượng khách sụt giảm dẫn
đến mức thu chi trong công ty
không đồng đều. Trong khi đó,
các chi phí bảo dưỡng, bảo trì
xe, xăng dầu, lương nhân sự
vẫn phải duy trì” - ông Luân
dẫn chứng.
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ông Lê Trung Tính, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải hành khách
liên tỉnh và du lịch TP.HCM,
cho biết trong thời điểm này,
cácDNvận tải hành khách công
cộng đang gặp nhiều khó khăn,
thách thức.
Một sốDNđã
phải giảm tần
suấtchuyếnxe
trongmột thời
giandài.Ngoài
ra, lượnghành
kháchgiảmsút
dẫn đến các
DN lỗ nặng.
Theo đó,
hiệp hội đã
đưa ra đề xuất
từ thời điểm
này cho tới một năm sau, các
đơn vị chức năng cần có một
số chính sách hỗ trợ cho DN
vận tải hành khách công cộng.
Cụ thể, hiệp hội đề xuất các
ngành chức năng cho vay vốn,
hỗ trợ lãi suất để các DN vận
tải hành khách công cộng có
cơ sở phục hồi sau dịch.
Hiệp hội cũng kiến nghị giảm
lệ phí trước bạ khi mua xe cho
các DN, hợp tác xã mua sắm
phương tiệnmới để kinh doanh
vận tải hành khách công cộng,
đặc biệt là xe buýt.
Ngoài ra, đối
với các DN lữ
hành, Nhà nước
cũngcầncóchính
sách hỗ trợ. Cụ
thể,đốivớingành
du lịch thì cần
được hỗ trợ kích
cầu cho người
dân đi du lịch,
khôngđánh thuế,
giảm những chi
phí cố định như
lãi ngân hàng…
Giải pháp gỡ khó
cho doanh nghiệp
là cần thiết
Chuyên gia kinh tế Nguyễn
Minh Đồng đánh giá: Ở nước
ngoài, chủ trương của họ là rất
ủng hộ loại hình vận tải hành
khách công cộng. Vì vậy, họ
miễn giảm rất nhiều loại thuế,
như thuế giá trị gia tăng (VAT)
được khấu hao 19%, thuế xăng
dầu cũng được giảm.
Đối với việc giảm phí trước
bạ, theo ông Đồng, việc giảm
loại phí này cho DN mua xe
mới với mục đích kinh doanh
vận tải công cộng là rất hợp
lý. Bởi nó không những hỗ
trợ cho DN vượt khó sau dịch
COVID-19mà còn giúp bảo vệ
môi trường. Khi những chiếc
xe cũ được DN loại bỏ, thay
thế bằng xe mới sẽ giảm thiểu
khí thải ra môi trường.
“Nhà nước nên hỗ trợ, ưu
đãi tối đa giảm lãi suất cho
DN kinh doanh vận tải xe công
cộng nhằm khuyến khích cho
DN đầu tư lĩnh vực này. Từ đó
giảm được ô nhiễmmôi trường
và hạn chế xe cá nhân” - ông
Đồng nói.
Về các đề xuất chính sách hỗ
trợ cho DN du lịch vượt khó,
ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám
đốc marketing Công ty Du lịch
TST, cho rằng giải pháp gỡ khó
cho DN hiện nay rất cần thiết,
bao gồm khả năng tài chính
để duy trì đội ngũ nhân sự và
kinh doanh.
Ngoài ra, theo ông Mẫn,
việc hỗ trợ giãn thuế là một
trong những liều thuốc để cứu
DN của nhiều ngành nghề
hiện nay.
“Tuy nhiên, điều DN lo ngại
nhất là sức mua giảm sút, vì
vậy các chính sách hỗ trợ kích
thích nhu cầu tiêu dùng, tăng
cường công tác truyền thông
vào lúc này là điều các DN
mong chờ” - ông Mẫn nói.•
Doanh nghiệp vận tải đã được giảm
phí bảo trì đường bộ
Thông tư 74/2020 của BộTài chính quy định về việc giảmphí
sử dụng đường bộ cho ô tô kinh doanh vận tải của các DN, hợp
tác xã, hộ kinh doanh vận tải đến hết năm 2020.
Theo đó, chủ ô tô kinh doanh vận tải hành khách (ô tô chở
người, các loại xebuýt vận tải hành khách công cộng) sẽnộpphí
bằng 70%mức phí tạiThông tư 293/2016 đã banhành trước đó.
Đối với xe tải, ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo, chủ xe nộp phí
bằng 90% mức phí tại Thông tư 293/2016. Trường hợp ô tô đã
nộp phí sử dụng đường bộ theo mức phí quy định tại Thông tư
293/2016 cho thời gian từ ngày 10-8 đến hết năm 2020 thì chủ
xe sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch vào số phí phải nộp của
chu kỳ tiếp theo.
Giảm phí trước bạ
cho DN mua xe mới
với mục đích kinh
doanh vận tải công
cộng không những hỗ
trợ cho DN vượt khó
sau dịch COVID-19
mà còn giúp bảo vệ
môi trường.
HàNội đề xuất chi hơn
65.000 tỉ làmmetro số 5
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi Thủ tướng
Chính phủ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi dự án metro số 5 (tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh -
Láng - Hòa Lạc).
Cụ thể, TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng thành lập
hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5. Trên cơ sở
đó trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào
kỳ họp cuối năm 2020.
Đồng thời, TP Hà Nội cũng kiến nghị Thủ tướng
thống nhất phương án trình Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư toàn tuyến trong một giai đoạn và điều
chỉnh số lượng ga trên tuyến (từ 17 lên 21 ga).
Theo thiết kế, tuyến metro số 5 đi qua bảy quận,
huyện trên địa bàn TP Hà Nội gồm: Ba Đình, Đống
Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai,
Thạch Thất.
Đây là tuyến metro theo tiêu chuẩn đường đôi, điện
khí hóa, gồm 6,5 km đi ngầm, 2 km đi trên cao và
29,93 km đi trên mặt đất.
Đoạn ngầm của dự án có hai ống đơn dưới đường
Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy
Hưng. Sau đó đi ngầm qua ga vành đai 3 và chuyển
dần từ đi ngầm sang đi nổi trên mặt đất tại vị trí giữa
của dải phân cách đại lộ Thăng Long.
Đoạn trên cao của metro số 5 được bố trí đi qua các
nút giao đường Lê Quang Đạo, đường sắt quốc gia
vành đai phía tây, nút giao Hòa Lạc.
Đoạn đi trên mặt đất sẽ bắt đầu từ nút giao Hòa
Lạc đến cuối tuyến (thôn Thạch Bình, xã Yên Bình,
huyện Thạch Thất). Tại đây, tuyến sẽ đi vào dải phân
cách giữa của đường bộ cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Tuyến được bố trí hai điểm depot tại xã Sơn Đồng,
huyện Hoài Đức rộng 18 ha và tại xã Yên Bình rộng
7 ha.
TP Hà Nội dự kiến toàn tuyến sẽ khai thác khoảng
25-40 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu gồm 4-6 toa, vận tốc
thiết kế 120 km/giờ và 90 km/giờ đối với các đoạn đi
ngầm, thời gian chờ tàu khoảng 3,3 phút.
Theo đề xuất của Hà Nội, dự án metro số 5 có tổng
mức đầu tư ước khoảng 65.404 tỉ đồng từ ngân sách
TP. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2022 và đưa
vào khai thác vận hành trong năm 2026.
VIẾT LONG
Tháng Ngâu nhưng giá bất động sản
vẫn tăng nhẹ
Theo báo cáo mới nhất của chuyên trang
batdongsan.com.vn, trong tháng 8 (tháng 7 âm
lịch hay còn gọi là tháng Ngâu), lượng tin đăng
giảm hầu hết ở các tỉnh, thành. Đặc biệt, chuyên
trang batdongsan.com.vn ghi nhận xu hướng giảm
rõ rệt nhất là Quảng Nam (giảm 70%) và Đà Nẵng
(giảm 51%).
Trong khi đó, thị trường Hà Nội cũng giảm
lượng tin đăng loại hình nhà riêng bán (giảm 6%)
và nhà mặt phố cho thuê (giảm 29%). Tại TP.HCM,
tin về loại hình đất nền giảm 19% và chung cư bán
giảm 3%.
Tháng qua, chỉ có tỉnh Bình Dương ghi nhận
lượng tin đăng tăng trưởng mạnh (18%). Hải Phòng
và Cần Thơ cũng ghi nhận mức độ quan tâm tăng
9% và 3% so với tháng trước.
Tuy tin đăng giảm nhưng mức độ quan tâm tới bất
động sản trong tháng 8 vẫn tăng trưởng 6% so với
tháng 7. Đặc biệt, trong tháng, nguồn cung mới chủ
yếu tập trung tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận,
cung cấp cho thị trường hơn 7.000 căn hộ chung
cư và hơn 2.000 lô đất nền dự án. Hà Nội ghi nhận
thêm hai dự án chung cư tiếp tục mở bán với hơn
1.000 căn hộ. 
Giá bán chung cư trên địa bàn TP.HCM cũng tăng
nhẹ. Cụ thể, giá căn hộ trung bình vào khoảng 43,7
triệu đồng/m
2
, tăng 0,7% so với tháng 7 và tăng gần
7% so với cùng kỳ năm ngoái. 
KIÊN CƯỜNG
Nhiều doanh
nghiệp vận tải
hành khách
công cộng gặp
khó khăn do
dịch COVID-19.
Ảnh:
HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook