216-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 21-9-2020
Biển Đông: Châu Âu dần mất
kiên nhẫn với Trung Quốc
VĨ CƯỜNG
H
ôm16-9, ba nước Pháp,
Đức và Anh (còn gọi
là nhóm E3) đã gửi
lên Liên Hợp Quốc tuyên bố
chung phản đối những yêu
sách chủ quyền phi lý của
Trung Quốc (TQ) trên Biển
Đông. Ba nước nhấn mạnh
Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển 1982 (UNCLOS)
phải là “khuôn khổ pháp lý”
cho mọi hoạt động trên biển
và cần được duy trì tính toàn
vẹn, theo hãng tin
Reuters
.
Công hàm khẳng định cái
gọi là “đường cơ sở thẳng”
TQ vẽ ra xung quanh quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam
cùng khái niệm “quyền lịch
sử” nước này dùng làmcăn cứ
để đòi yêu sách với phần lớn
BiểnĐông là vi phạmnghiêm
trọng luật phápquốc tế và phán
quyết của Tòa Trọng tài năm
2016 trong vụ kiệnBiểnĐông
liên quan Philippines và TQ.
Biển Đông trong
chiến lược của E3
Rõ ràng, Anh,Pháp, Đức
hoàn toànnhận thứcđượcquan
hệ với TQ sẽ có nguy cơ lao
dốc khi những quốc gia này
có lập trường ngày càng cứng
rắn với các hành động đơn
phương và sự quyết đoán của
Bắc Kinh tại Biển Đông. Do
đó, nhóm E3 nhiều khả năng
đã sẵn sàng cho kịch bản này,
hãng tin
Bloomberg
bình luận.
Trước hết, cảAnh và Pháp
đều lànhững thànhviên thường
trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc, đồng thời
là những nước sở hữu vũ khí
hạt nhân cùng với lực lượng
hải quân có thể tác chiến ở
bất kỳ đâu trên thế giới. Hai
nước châu Âu này cũng sở
hữu nhiều vùng lãnh thổ ở
Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương cùng một loạt đối tác
khu vực quan trọng.
Hồi tháng 6-2019, Paris
từng công bố chiến lược Ấn
ĐộDương - Thái BìnhDương
của nước này, trong đó khẳng
định tư cách của Pháp là một
quốc gia nằm trong khu vực,
sẵn sàng hợp tác để bảo vệ
các lợi ích chủ quyền và an
toàn của công dân Pháp và
chủ động đóng góp vào sự
ổn định quốc tế.
Đến đầu tháng 9-2020,
đến lượt Đức cũng bắt đầu
dấn thân vào Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương với một
tập chiến lược dài 40 trang,
nhấn mạnh ngoài những mục
tiêu kinh tế, chiến lược của
Đức còn nhắm tới việc “đóng
góp chủ động vào việc định
hình trật tự quốc tế ở Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương”.
Động thái trên của Đức có
ý nghĩa đáng kể khi cho thấy
sự thay đổi lập trường của
nước này, bởi Berlin không sở
hữu các vùng lãnh thổ trong
khu vực và cũng không có
lực lượng đủ sức tiến hành
các chiến dịch ở những vùng
biển xa xôi như Pháp.
“Châu Âu không còn
ngây thơ trước
Trung Quốc”
Tờ
Asia Times
cho biết dưới
sự lãnh đạo của Tổng thống
EmmanuelMacron, Pháp theo
đuổi một chiến lược chủ động
hơn trong khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương
nhằm kiểm soát tham vọng
lãnh thổ của TQ và củng cố
ảnh hưởng của Pháp ở đây.
Theo quan điểm của ông
Macron, Pháp cần thúc đẩy
sự hợp tác chiến lược ở Biển
Đông,mở rộng sựhợp tác kinh
tế và quốc phòng với những
quốc gia chia sẻ chung tầm
nhìn và các giá trị cơ bản như
Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và một
số quốc gia ở Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm năm
2018 tới khu vực này, Tổng
thống Macron đã kêu gọi
thành lập liên minh chiến
lược mới gồm Pháp, Úc và
Ấn Độ nhằm bảo vệ một trật
tự Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương mở và tự do.
Pháp những năm gần đây
cũng đã ký các thỏa thuận
quốc phòng quan trọng với
các nước đồng minh. Trong
số này có thỏa thuận đóng
12 tàu ngầm lớp Shortfin
Barracuda trị giá 38 tỉ USD
cho Hải quân Hoàng gia Úc
hồi tháng 2-2019 và thỏa thuận
bán 36 chiến đấu cơ Rafale
trị giá 9,4 tỉ USD với Ấn Độ
vào tháng 9-2016.
Bắc Kinh tiếp tục làm EU thất vọng
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến EU - TQ, vốn được kỳ
vọng sẽ trở thành bệ phóng cho quan hệ hai bên, đã kết
thúc ngày 14-9 mà không đạt được tiến bộ lớn nào. EU
đã nhiều lần phàn nàn về tình trạng các công ty của họ
tại TQ không được hưởng mức độ minh bạch và sự cạnh
tranh công bằng như EUđã tạo ra cho các công tyTQ.Tuy
nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị lại không đưa
được các camkết cụ thể nàomà chỉ lặp lại lời hứa hẹnnhư
mọi năm rằng Bắc Kinh luôn tìm cách tạo điều kiện cho
doanh nghiệp nước ngoài, theo tờ
The New York Times
.
“SựchậmchạpcủaTQ”, thuật ngữmànhiều tờbáochâu
Âu trướcđây thường sửdụngđểmô tả việcBắcKinhchậm
triển khai việc mở cửa thị trường vào thập niên 1990, giờ
cũng bắt đầu phát ra từ miệng dàn lãnh đạo mới của EU.
Trong cuộc họp báo chung sau hội nghị, Thủ tướng Đức
Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles
Michel đã thẳng thắn kêu gọi đã tới lúc TQ biến lời nói và
camkết thànhhànhđộng.“ChâuÂu cần làmột người chơi
chứ không phải làmột sân chơi để các bên khác tùy nghi
đưa ra quyết định”- ông Michel nhấn mạnh.
TrướcmộtnướcMỹngàycàng
biệt lập và một TQ đầy tham
vọng, châu Âu nhận thức rõ
cầnphải thayđổi, trởnênmạnh
mẽ vàquyết đoánhơn, độc lập,
tự chủ hơn về đối ngoại để có
thể cạnh tranhvới cảhai cường
quốcnày. Nếuchậmchân, cuộc
đối đầu Mỹ - Trung gay gắt sẽ
khiến châu Âu bị kẹt giữa và
chịu nhiều tổn thất.
TS
JORDANBENSON,
ĐHOxford(Anh)
Tiêu điểm
“Châu Âu không
thể tiếp tục ngây
thơ với TQ. Quan
hệ giữa chúng ta
và TQ không còn
dừng lại ở lĩnh vực
kinh tế nữa mà còn
bao gồm cả những
vấn đề địa chính trị
chiến lược khác.”
962.000
Người đã tử vong do lây nhiễm đại dịch
COVID-19 trong tổng số hơn 31 triệu
bệnh nhân trên toàn cầu, trang thống kê
Worldometer
tối 20-9 chobiết. Dùvậy, hiện
cũngđã cóhơn22,6 triệungười được điều
trị thành công. Đến nay dịch đã lan ra 213
quốc gia và vùng lãnh thổ.
PHẠM KỲ
“Châu Âu không thể tiếp
tục ngây thơ với TQ. Quan hệ
giữa chúng ta và TQ không
còn dừng lại ở lĩnh vực kinh
tế nữa mà còn bao gồm cả
những vấn đề địa chính trị
chiến lược khác” - Tổng
thống Emmanuel Macron
khẳng định tại kỳ Hội nghị
thượng đỉnh Liên minh châu
Âu (EU) vào tháng 3-2019.
Trong chuyến thăm chính
thức TQ vào đầu năm 2018,
ông Macron cũng từng kêu
gọi Bắc Kinh nên tìm cách
mở rộng các sáng kiến kinh
tế của nước này để đảm bảo
lợi ích cho cả các nước đối
tác chứ không chỉ mỗi TQ
hưởng lợi.
Về phía Anh, London hiện
đang tính toán động thái tiếp
theo nên vẫn chưa đưa ra được
nhiều động thái cụ thể như hai
đồngminh châuÂu củamình.
Dù vậy, trước các căng thẳng
gia tăng ở Biển Đông, nghị sĩ
AnhAndrew Bowie ngày 3-9
đã lên tiếngcảnhbáoThủ tướng
Boris Johnson phải để mắt tới
những mối đe dọa ngày càng
rõ ràng từTQvà luôn phải sẵn
sàng để điều động tàu sân bay
đến Thái Bình Dương nhằm
phản ứng trước bất kỳ diễn
biến leo thang nào.
Năm2017, ông Johnson, lúc
này vẫn đang là ngoại trưởng
Anh, đã đề xuất rằng Anh có
khả năng sẽ triển khai tàu sân
bay mới nhất của nước này
đếnBiểnĐông năm2021. Tuy
nhiên, Anh thời điểm đó vẫn
đang trong quá trình hoàn tất
các kế hoạch nhằm xem xét
các biện pháp phản ứng với
TQ. Đến đầu tháng 9 nămnay,
tàu sân bayHMS Elizabeth đã
bước vào giai đoạn chuẩn bị
triển khai tác chiến chính thức
và đã tiến hànhmột số đợt vận
hành thử nghiệm.
Dù có thể phải mất thời gian
nữaAnhmới có thể chính thức
tiến vào Biển Đông, nước này
vẫn cómột số hành động phản
đối TQ nhất định ở các mặt
trận. Đơn cử, London trong
nămnay đã từ chối nhiều thỏa
thuận lớn với nhiều công ty
TQ hoặc cấm hoàn toàn một
số tập đoàn như Huawei hoạt
động ở nước này do lo ngại
các rủi ro về an ninh.•
• Mỹ
: Đài
CNN
ngày 20-9 đưa tin một
phong bì chứa chất kịch độc chết người ricin
vừa được gửi tới Nhà Trắng nhưng được các
nhân viên bưu tín ngăn chặn kịp thời trước
khi đến tay Tổng thống Donald Trump. Một
quan chức giấu tên tiết lộ chiếc phong bì
nhiều khả năng được gửi từ Canada dù chưa
xác định được người gửi. Hiện Cục Điều tra
Liên bang (FBI) đã vào cuộc điều tra vụ việc.
• Ấn Độ
: Hôm 19-9, hãng tin
AFP
cho
biết quân đội Ấn Độ đang cho thi công một
đường hầm trị giá 400 triệu USD cùng hàng
loạt cầu đường có thể hỗ trợ vận chuyển
tên lửa đất đối không ở khu vực Himachal
Pradesh, gần biên giới với Trung Quốc.
Đường hầm mới được cho là sẽ rút ngắn
thời gian chuyển quân xuống chỉ còn 10
phút. Động thái diễn ra sau cuộc đụng độ
đẫm máu giữa binh sĩ hai bên hồi tháng 6.
• Nga
: Bộ Quốc phòng Nga ngày 19-9
thông báo hai máy bay ném bom chiến lược
Tu-160
(ảnh)
của nước này đã phá kỷ lục
thế giới về chuyến bay thẳng dài nhất khi
bay liên tục gần 25 giờ, vượt quãng đường
hơn 20.000 km, theo đài
RT
. Bộ Quốc
phòng Nga cũng khẳng định phi hành đoàn
đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về
không phận quốc tế.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Việc ba nước Anh, Pháp, Đức đồng loạt gửi công hàmBiểnĐông lên LiênHợpQuốc báo hiệumột giai đoạn
mới củamột châu Âu cứng rắn và quyết liệt hơn trước các ảnh hưởng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thủ tướng
Đức Angela
Merkel
(phải)
tiếp
đónChủ tịch
TrungQuốc
Tập Cận
Bình trong
chuyến
thămBerlin
chính thức
của ông
vào tháng
7-2017.
Ảnh:
REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook