218-2020 - page 13

13
HOÀNG LAN
T
P.HCM, một chiều tháng 9,
chúng tôi tìm gặp ông Đỗ Lạc
An (58 tuổi), một trong những
tình nguyện viên (TNV) sơ cấp
cứu của phường 8, quận Gò Vấp
được tuyên dương trong chương
trình kỷ niệm Ngày sơ cấp cứu thế
giới mới đây do Hội Chữ thập đỏ
TP.HCM tổ chức.
Sơ cấp cứu cho cả
1.000 trường hợp
Ông An được biết đến là người
có thành tích nổi bật, đã sơ cấp cứu
cho khoảng 1.000 trường hợp bị tai
nạn. Công việc này đã gắn bó với
ông từ năm 1990. Hiện tại, ngoài
là TNV, ông còn là một hướng dẫn
viên sơ cấp cứu kỳ cựu của Trung
tâm phòng, chống thảm họa thuộc
Hội Chữ thập đỏ TP, kiêm chủ tịch
Hội Chữ thập đỏ phường 8, quận
Gò Vấp.
Ông An kể, ngay từ những ngày
còn học phổ thông, được một vị bác
sĩ ở trạm y tế phường cho nghe nhịp
tim, phổi, ông đã cảm thấy say mê.
Sau đó, ông xin vào phường làm
TNV và được cho đi học các lớp
đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu.
Sơ cứu vài vụ nhỏ lẻ, năm 1992
ông An cùng đoàn thầy cô giáo đi
du lịch ở bãi biển Vũng Tàu thì một
tai nạn bất ngờ ập đến khi 13 thầy
cô bị cơn sóng dữ cuốn ra xa bờ.
Ông An cùng các đồng nghiệp
lao ra biển ứng cứu, vớt được 11
thầy cô lên bờ và chia nhau ra sơ
cứu. ÔngAn không còn nhớ khung
cảnh hỗn loạn xung quanh ra sao,
chỉ biết lúc đó ông rất run và lo
lắng do chưa từng cấp cứu ca nặng.
Ông cố gắng bình tĩnh, áp dụng
các kiến thức học được để hà hơi
thổi ngạt, ép tim phổi, giúp hai cô
giáo hôn mê, mạch rời rạc tỉnh lại
và đưa vào bệnh viện cấp cứu, giữ
lại mạng sống của cả hai cô.
Sau đó, ôngAn còn có nhiều dịp
“học đi đôi với hành” khi chính con
trai của ông cũng là nạn nhân. “Vào
năm 2010, khi tôi đi dạy sơ cấp cứu
về nhà thì thấy vợ hốt hoảng bảo
con nuốt đồng xu 500 đồng, mặt
thằng bé bắt đầu tím tái, hai tay cào
cào cổ. Nhớ lại bài học cấp cứu dị
vật, tôi liền áp dụng, gập người, vỗ
vào lưng thằng bé, tống đồng xu
ra ngoài” - ông An kể lại một kỷ
niệm nhớ đời.
Không ít lần trên đường đi làm
hoặc đi dạy, ôngAnmặc kệ điện thoại
reo liên tục để sơ cứu cho người bị
nạn giữa đường, màu áo trắng điểm
xuyết màu đỏ do vết thương.
Không chỉ sơ cấp cứu cho người
gặp tai nạn, số điện thoại của ông
An còn là địa chỉ tin cậy của người
dân ở địa phương để hỏi về sơ cấp
cứu cho người thân. Ông An chia
sẻ cách đây không lâu, vào lúc 2
giờ sáng có người gọi đến miêu tả
tình trạng của người thân. Sau khi
nghe triệu chứng, ông An nhận
định có thể người này bị hạ đường
huyết và bày cách sơ cứu. Sau khi
thực hiện theo cách ông hướng dẫn,
người này đã ổn.
Sắm xe cấp cứu chở
người bị nạn
“Nhường đường cho xe chữa
cháy, cứu thương là hành động
nhỏ, nghĩa cử đẹp”, người dân ở
phường Nguyễn Thái Bình, quận
1, TP.HCMmỗi ngày gần như đều
quen thuộc với chiếc ô tô màu xanh
gắn dòng chữ trên len lỏi khắp các
tuyến đường. Chiếc xe này do ông
Lý Nhơn Thành (54 tuổi), trưởng
ban bảo vệ dân phố đồng thời là
TNV sơ cấp cứu phường Nguyễn
Thái Bình, quận 1, sắm gần ba năm
nay để kịp thời đưa người bị tai nạn
đến bệnh viện.
Trong quá trình sơ cấp cứu, ông
Thành chia sẻ ông gặp không ít câu
chuyện bi hài. Gần đây, khi đang đi
trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1),
ông gặp một người nước ngoài bị ô
tô tông văng vào con lươn gây xây
xát. Với kỹ năng sơ cấp cứu được
trang bị, ông nhận định nạn nhân
có lẽ bị gãy chân. Tuy nhiên, người
này liên tục xua tay nói: “No, no,
call ambulance” (Không, không, hãy
gọi xe cấp cứu cho tôi) và không
cho đụng vào vết thương. Lúc này,
ông hiểu ra vấn đề nên lấy chiếc
áo trắng có biểu tượng chữ thập đỏ
mặc vào và xách túi sơ cấp cứu ra.
Ông Lý Nhơn Thành và chiếc xe dùng để chở nạn nhân bị thương đến bệnh viện. Ảnh: HL
ÔngĐỗ Lạc An đang hướng dẫn sơ cấp cứu chomột lớp học. Ảnh: NVCC
Sáng 22-9, Bệnh viện (BV) Hùng Vương (TP.HCM) đã
khai trương ba đơn vị gồm Khoa di truyền y học, Khoa
nhũ và Đơn vị tiền mãn kinh, mãn kinh.
TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng
Vương, kỳ vọng sự thành lập của ba đơn vị sẽ đáp ứng
tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, góp
phần nâng cao chất lượng dân số. BS Tuyết dẫn chứng
nhiều cặp vợ chồng mang gen bất thường Thalassemia
gây bệnh tan máu bẩm sinh có thể được tư vấn thụ tinh
trong ống nghiệm để chẩn đoán giữ hay hủy phôi có khả
năng mắc bệnh.
Tiếp đó, hiểu mong muốn và nhu cầu chăm sóc nhũ hoa
ở phụ nữ, BV phát triển Khoa nhũ nhằm phát hiện các
bệnh lý ở nhũ hoa, tầm soát ung thư vú một cách có hệ
thống, giúp giảm nguy cơ ung thư vú (một trong những
loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam).
Cuối cùng, theo BS Tuyết, tuổi thọ người Việt Nam
ngày càng tăng (hiện là 76 tuổi), trong khi đó giai đoạn
tiền mãn kinh đã bắt đầu từ tuổi 40. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh ở phụ nữ sẽ
xuất hiện nhiều rối loạn ảnh hưởng đến tim mạch, loãng
xương, rối loạn trầm cảm cần phải can thiệp điều trị.
Đến với đơn vị tư vấn mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em
phụ nữ sẽ được khám sàng lọc, điều trị toàn diện về tâm
lý, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt để góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống.
HOÀNG LAN
Gương điển hình tích cực sơ cấp cứu
Tại chương trình kỷ niệm Ngày sơ cấp cứu thế giới (thứ Bảy, tuần thứ
hai của tháng 9 hằng năm) do Hội Chữ thập đỏ TP.HCM tổ chức, ông Lý
NhơnThành và ông Đỗ Lạc An đã được tuyên dương là hai trong 24 điển
hình cá nhân, tập thể tích cực công tác sơ cấp cứu.
ThamgiaTNV sơ cấp cứu từ năm2016 đến nay, ông Lý NhơnThành đã sơ
cứu được nhiều trường hợp và chuyển viện, đặc biệt có nhiều người nước
ngoài. Còn ôngĐỗ Lạc An có thâmniên làmTNV từnăm1990 đếnnay và đã
sơ cấp cứu cho khoảng 1.000 trường hợp.
Họ đã nói
Sẵn sàng tư vấn sơ cấp cứu
bất kể giờ giấc
Nửa đêm nửa hôm, ai gọi tới tôi
đều bắt máy, giúp được việc gì cho
người ta thì giúp, sơ cấp cứu ăn thua
ở thời gian vàng, nếumình chạy đến
nơi thì có khi đãmuộn, không cứu kịp
người ta nữa.
Ông
ĐỖ LẠC AN
Đời sống xã hội -
Thứ Tư23-9-2020
Những Lục Vân Tiên cứu người
bị nạn giữa đường
Gặp người bị tai nạn giữa đường, không ít lần họ bỏ dở công việc, giấc ngủ để kịp sơ cứu vết thương,
đưa người bị nạn đi cấp cứu kịp thời.
“Nhìn thấy cái áo, thanh niên
người nước ngoài mới hình dung
ra tôi là ai, bắt đầu hợp tác cho sơ
cứu và kiểm tra vết thương. Sau đó,
tôi cặp nẹp băng bất động chân bị
gãy và đưa anh ta lên xe chở đến
BV Chợ Rẫy để xử lý tiếp” - ông
Thành kể lại.
Là TNV, chuyển nạn nhân đến
bệnh viện, ông Thành xem như
hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, có
không ít trường hợp khó khăn, ông
Thành không nỡ “bỏ rơi” họ mà tự
bỏ tiền túi ra để giúp đỡ. Ông nhớ
mãi trường hợp người đàn ông lớn
tuổi sống ở quận 4, đang đi bán vé
số thì bị một xe máy va quẹt. Khi
đến sơ cấp cứu, ông Thành thấy bên
ngoài người đàn ông không có vết
thương nào nhưng ông không thể
tự đứng dậy được. Đưa vào bệnh
viện kiểm tra, ông Thành mới biết
người đàn ông bị suy thận giai đoạn
cuối nhưng không có tiền chạy
thận, không có người thân giúp
đỡ. Ông Thành về nhà vét số tiền 6
triệu đồng để giúp người này chạy
thận. Chạy thận được một năm thì
người đàn ông qua đời, chòm xóm
của người này sau đó báo tin cho
ông Thành được biết.•
Bệnh viện Hùng Vương khai trương 3 đơn vị
Biết nạn nhân bị suy
thận giai đoạn cuối
nhưng không có tiền
chạy thận, ông Thành
về nhà vét số tiền 6 triệu
đồng để giúp người này
chạy thận.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook