218-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 23-9-2020
TÁ LÂM
S
áng 22-9, Đoàn đại
biểu Quốc hội (ĐBQH)
TP.HCMđã cóbuổi giám
sát “Việc thực hiện chính sách,
pháp luật về tiếp công dân,
giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo của công dân giai đoạn
2016-2020” đối với UBND
quận 9 và quận Thủ Đức.
Khiếu nại, tố cáo
chủ yếu là về đất
đai, xây dựng
Quận 9 và quận Thủ Đức là
hai địa phươngđã và đang triển
khai nhiều dự án quan trọng
của TP. Từ các dự án này đã
phát sinh lượng đơn thư khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị rất lớn.
Tại quận Thủ Đức, trong giai
đoạn 2016-2020 đã tiếp nhận
1.143 đơn khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị. Trong số 565 đơn
khiếu nại có hai đơn khiếu nại
đúng, 28 đơn đúng một phần
và 520 đơn sai toàn bộ.
Còn tại quận 9, tổng số đơn
khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là
hơn 6.100 đơn, trong đó chủ
yếu là đơn kiến nghị với 5.338
đơn. Kết quả, quận 9 đã giải
quyết hơn 94% số đơn thuộc
thẩm quyền.
Đơn khiếu nại, tố cáo ở hai
quận này tập trung chủ yếu
về lĩnh vực đất đai, xây dựng;
đặc biệt là về bồi thường tại
các dự án, do chính sách về
giá và phương án giá áp dụng
so với thời điểm triển khai dự
án quá lạc hậu.
TheobàVănThịBạchTuyết,
PhóTrưởng đoàn chuyên trách
Đoàn ĐBQH TP.HCM, thời
gian qua đoàn nhận được rất
nhiều đơn thư của người dân
gửi đến. Trong quá trình theo
dõi kết quả giải quyết đơn
thư khiếu nại của người dân,
quyết bổ sung 1.471 trường
hợp bồi thường cho gần 700
hộ dân. “Chúng tôi làm gần
xong rồi, cố gắng cuối tháng
này sẽ xong. Dĩ nhiên sẽ có
những hộ dân chưa nhất trí
nhưng hầu hết người dân rất
phấn khởi vì có thêm chính
sách bổ sung” - ông Bảy nói
và cho rằng cách làm đó rất
có lợi cho người dân.
Với 49 trường hợp khiếu
nại lâu năm, ông Bảy cho biết
bản thân ông đã hơn 70 buổi
tiếp xúc với các hộ này. Liên
quan đến các trường hợp này,
một cách hình thức, đối phó
thì chế tài ra sao. Hoặc người
dân lợi dụng quyền này để vu
khống trắng trợn, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của cán
bộ cũng cần có chế tài.
Phải giải quyết theo
hướng có lợi cho dân
Phát biểu kết luận buổi giám
sát, Phó Trưởng đoàn chuyên
trách Đoàn ĐBQH TP.HCM
Văn Thị Bạch Tuyết ghi nhận
các đơn vị đã có nhiều nỗ lực
trong việc giải quyết đơn thư
khiếu nại của công dân.
Bà Tuyết khẳng định khiếu
nại, tốcáo làquyềncôngdânvà
trách nhiệm của cán bộ, công
chức là phải tôn trọng quyền
này. Do vậy, các khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị khi tiếp nhận
cần cóxemxét, phân loại chính
xác, áp dụng đúng quy định
pháp luật để giải quyết thỏa
đáng nhất, trên tinh thần với
những việc liên quan quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân,
xem xét hợp tình hợp lý, tạo
nên sự đồng thuận của công
dân. “Có những việc không
thể giải quyết đồng thuận hết
được nhưng trong phạm vi và
khả năng làm sao có lợi nhất
cho dân thì giải quyết” - bà
Tuyết nói.
Từ đó, bà Tuyết đề nghị
UBND hai quận tiếp tục thực
hiện tốt công tác tiếp công dân.
Đồng thời, cần quan tâm đến
các vụ khiếu nại, tố cáo phức
tạp dễ dẫn đến khiếu nại, tố
cáo đông người. Tích cực phối
hợp với các cơ quan trong giải
quyết đơn thư của người dân.
Quá trình giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo thấy những
quy định chưa phù hợp thì cần
tổng hợp, báo cáo, kiến nghị
để có sự thay đổi.•
Lãnh đạoĐoànĐBQHTP.HCMtại buổi làmviệc. Ảnh: TL
Cần chế tài cán bộ không tiếp
công dân
Cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi không tiếp dân, đồng thời cũng cần chế tài
người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ.
đoàn nhận thấy có nhiều vụ
việc kéo dài, giải quyết chậm
hoặc nhiều nội dung phản ánh
liên quan đến thái độ tiếp dân
của cán bộ, công chức.
Luôn nghĩ hướng
có lợi cho dân
Ông Trần Văn Bảy, Chủ
tịch UBND quận 9, cho biết
quận có diện tích lớn với nhiều
dự án đã và đang triển khai
như Khu công nghệ cao, mở
rộng đường xa lộ Hà Nội, mở
rộng đường LêVănViệt... Do
đó, nhiều diện tích đất bị thu
hồi, trong khi chính sách bồi
thường chưa thỏa đáng nên
dẫn đến bức xúc của một bộ
phận không nhỏ người dân
nên dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
Đơn cử như vụ khiếu kiện
đông người ở dự án Khu công
nghệ cao, ông Bảy cho biết
quận đã thammưu choUBND
TP để báo cáo Thường trực
Thành ủy về chủ trương giải
quyết chính sách cho các hộ
dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Từ đó, HĐND TP đã có nghị
ông Bảy cho biết Thanh tra
Chính phủ đề nghị xem xét
chính sách đặc thù. Từ đó,
quận đã xem xét các tiêu chí
đặc thù và đề xuất TP có các
chính sách cụ thể. Theo đó,
vẫn giữ nguyên những chính
sách như các hộ khác nhưng
xét đặc thù để bán thêm nền
tái định cư để giải quyết cuộc
sống cho họ. “Nhiều hộ rất
hoan nghênh nhưng cũng có
nhiều hộ không đồng ý, họ
muốn hoán đổi đất, trả lại đất
nên tiếp tục khiếu kiện” - ông
Bảy nói và cho rằng không có
cơ sởnào để trả lại đất. “Chúng
tôi đã hết lòng với người dân
rồi nhưng người ta vẫn không
chịu” - ông Bảy nói tiếp.
Chủ tịch UBND quận 9
kiến nghị luật cần quy định
rõ về căn cứ không thụ lý
đơn thư và quy định rõ chế
tài trong việc tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo để
tránh việc lạm dụng từ cả hai
phía. Cụ thể là cần quy định
rõ trách nhiệm người đứng
đầu không tiếp dân hoặc tiếp
Bà Văn Thị Bạch
Tuyết, Phó Trưởng
đoàn chuyên trách
Đoàn ĐBQH
TP.HCM, khẳng
định khiếu nại, tố
cáo là quyền công
dân và trách nhiệm
của cán bộ, công
chức là phải tôn
trọng quyền này.
Trả lời không thuyết phục,
dân khiếu nại kéo dài
Chiều cùng ngày, ĐoànĐBQHTP.HCMcũng có buổi giám
sát đối với UBND quận 3 và huyện Bình Chánh. Báo cáo tại
buổi giámsát, ôngNguyễnVănTài, PhóChủ tịchUBNDhuyện
Bình Chánh, cho biết so với các quận huyện khác, số lượng
đơn thư khiếu nại, tố cáo mà huyện phải xử lý nhiều hơn.
Nguyên nhân do tốc độ gia tăng dân số làm phát sinh nhu
cầuvềnhàởcủangười dân, nhiềungười dânxâydựngkhông
phép, sai phép bị xử lý hành chính nên khiếu nại, tố cáo.
Tại quận 3, đại diện UBND quận 3 cho biết trong giai đoạn
2016-2020, quận nhận 1.259 đơn của công dân. Theo vị này,
công tác phối hợp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trênđịabànquậnchưađạthiệuquả.Nhânsựphụcvụchocông
tác này chủ yếu kiêmnhiệm, do áp lực công việc chuyênmôn
nên chưa dànhnhiều thời giannghiên cứu vănbản liênquan.
Phát biểu tại buổi giám sát, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch
Ủy ban MTTQViệt NamTP.HCM, đặt vấn đề về năng lực của
cán bộ tiếp dân. Theo bà, hiện nay cán bộ chưa thật sự chất
lượng thì chúng ta bố trí ở khâu này. “Có vấn đề hết sức tế
nhị thì tính tình phải cực kỳ mềm mỏng, khi người ta đến
là mang một bầu nóng nảy rồi… điều đó dẫn đến cách trả
lời không thuyết phục khiến việc khiếu nại của công dân
kéo dài” - bà Châu nói.
HàNội:Hơn4.100đảngviênbị kỷ luật trong5nămqua
Ngày 22-9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức
hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
bộ TP nhiệm kỳ 2015-2020 và việc thực hiện Quy định
số 30-QĐ/TƯ ngày 26-7-2016 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về “Thi hành Chương VII, Chương VIII Điều
lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng”.
Báo cáo tại hội nghị, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy
Hoàng Trọng Quyết cho biết nhiệm kỳ qua, Thành ủy, các
cấp ủy đã kiểm tra, giám sát gần 15.000 lượt tổ chức đảng,
hơn 8.000 đảng viên.
“Qua công tác kiểm tra giúp các địa phương, đơn vị tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc, củng cố, kiện toàn tổ chức
cơ sở đảng yếu kém; phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu
cực xảy ra” - ông Quyết nêu. Qua đó đã thi hành kỷ luật
4.143 đảng viên và 59 tổ chức đảng. Trong đó, cách chức
72 đảng viên, khai trừ 361 và cảnh cáo 16 tổ chức đảng...
Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình
Huệ khẳng định công tác kiểm tra, giám sát đảng có sự
đóng góp quan trọng vào những thành tích nổi bật, toàn
diện trên các lĩnh vực của TP Hà Nội trong nhiệm kỳ
2015-2020.
Ông đánh giá việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
của một số đơn vị chưa thường xuyên, kịp thời, chưa đủ
sức răn đe, ngăn chặn, xử lý các sai phạm; công tác nắm
tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm của UBKT một số
quận, huyện chưa kịp thời, quyết liệt, ráo riết, hiệu quả,
dẫn đến vi phạm xảy ra trong thời gian dài không được
xử lý; một số nơi còn có biểu hiện nể nang, né tránh,
ngại va chạm…
Ông đề nghị trong tình hình mới, cấp ủy và UBKT các
cấp tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng tại cuộc làm việc giữa Bộ Chính
trị với Ban Thường vụ Thành ủy ngày 19-9 vừa qua; thực
hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ
Đảng. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp kiểm
tra, giám sát, kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống, lấy xây
là chính”, giám sát phải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm,
trọng điểm...
“Để chuẩn bị tốt cho Đại hội đại biểu lần thứ XVII
Đảng bộ TP (dự kiến diễn ra vào tháng 10), cấp ủy và
UBKT các cấp của TP tập trung nắm tình hình, giải quyết
dứt điểm, đúng quy định đơn thư tố cáo, khiếu nại đối với
tổ chức đảng, đảng viên có liên quan trực tiếp đến công
tác nhân sự đại hội. UBKT Thành ủy chủ động phối hợp
tham mưu xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn
khóa của Ban chấp hành Đảng bộ TP…” - Bí thư Hà Nội
chỉ đạo.
TRỌNG PHÚ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook