13
HÀPHƯỢNG
N
gày 24-9, BộY tế tổ chức gặp
mặt báo chí cung câp thông
tin vê lê khánh thành kêt nôi
1.000 bênh viên (BV) kham chưa
bênh (KCB) tư xa (Telehealth).
Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng
của ngành y tế năm 2020, góp phần
thực hiện thành công chương trình
chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ.
Bệnh nhân 91 là kết quả
của Telehealth
Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau
hai tháng triển khai đồng loạt đề án
KCB từ xa, đã có hơn 1.000 điểm
cầu KCB được kết nối với hơn 20
BV tuyến trung ương và các BV
tuyến cuối của Hà Nội, TP.HCM.
Nhiều ca bệnh phức tạp đã được
các bác sĩ hội chẩn và cứu sống kịp
thời mà không phải lên tuyến trên.
Đơn cử, BV Đại học Y Hà Nội
tổ chức định kỳ mỗi tuần hai buổi
Telehealth vào thứ Ba và thứ Năm.
Mỗi buổi trung bình 8-10 bệnh nhân
nặng được tham gia hội chẩn trực
tuyến. Sau năm tháng triển khai,
BV đã tổ chức được 40 buổi hội
chẩn Telehealth, 293 ca bệnh được
hội chẩn, 162 BV đề xuất tham
gia kết nối.
Thời gian này, nhiều ca bệnh đã
được cứu sống ngoạn mục. Ngày
1-9, mẹ con sản phụ TTT (30 tuổi,
huyện Ba Đồn, Quảng Bình) được
cứu kịp thời nhờ thực hiện tốt hội
chẩn trực tuyến giữa BVHữu nghị
Việt Nam - Cuba và BVTrung ương
Huế. Chị T. nhập viện khi thai 35
tuần, dọa sinh non, có hội chứng
tăng đông máu, nguy cơ tắc mạch
máu rất hiếm gặp ở Việt Nam và
trên thế giới. Chị đã được BVHữu
nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới
báo cáo hội chẩn qua Telehealth
với BV Trung ương Huế, nhờ đó
hai mẹ con được cứu sống kịp thời.
Theo PGS Trần Minh Điển, Phó
Giám đốc BVNhi Trung ương (Hà
Nội), nhờ ứng dụng Telehealth mà
trong mùa dịch COVID-19 BV đã
hội chẩn ba ca với BV Trẻ em ở
Lào. BV đã hướng dẫn cho hai ca
điều trị tại chỗ, ca còn lại dù đang
dịch nhưng domức độ nghiêm trọng
nên BV đã xin Bộ Ngoại giao, Bộ
Y tế chuyển bệnh nhân sang Việt
Nam để điều trị.
“Ca điển hình là của bệnh nhân
COVID-19 số 91. Trong thời điểm
dịch COVID-19 diễn biến phức
tạp, các bác sĩ đã hội chẩn quốc gia
nhiều lần thông qua Telehealth, nỗ
lực đưa ra các biện pháp chữa trị.
Kết quả là bệnh nhân 91 đã được
cứu sống một cách ngoạn mục” -
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục
trưởngCụcQuản lýKCB, nêu ví dụ.
Vướng mắc trong
chi trả BHYT
Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng
sau hai tháng triển khai, Telehealth
cũng bộc lộ nhiều khó khăn cần
phải khắc phục.
Là một trong những BV thực
hiện rất nhiều buổi hội chẩn từ xa,
với kinh nghiệm thực tế, PGS-TS
Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc
BV Đại học YHà Nội, chia sẻ khó
khăn lớn nhất củaTelehealth là hành
lang pháp lý chi trả tiền bảo hiểm,
chi trả tiền cho bác sĩ khám tuyến
trên, tuyến dưới. Nguyên nhân của
khó khăn trên là do chưa sửa đổi
được Luật KCB, dẫn tới ngay cả
việc ký đơn thuốc cho KCB từ xa
cũng đang gặp vướng mắc.
Trong thời điểmdịch COVID-19 phức tạp, các bác sĩ đã hội chẩn quốc gia nhiều lần thông qua Telehealth,
chữa trị thành công cho bệnh nhân 91. Ảnh: BYT
Theohướngdẫnv bảomậtthôngtintrongho tđ ng
tư vấn KCB từ xa, bệnh nhân đư c gi bí mật thông tin
v tình tr ng sức kh e và đ i tư ghi trong hồ sơ bệnh
án. Nh ng thông tin này ch đư c công b khi ngư i
bệnh đồng ý ho c đ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
nhằmnângcaochất lư ngchẩnđoán, chăms c, đi u tr .
Khi sử dụng hình ảnh c a bệnh nhân phải thực hiện
các biện pháp che, làmm . Không live streamcác bu i
h i chẩn, tư vấn KCB từ xa qua m ng xã h i ho c các
hình thức khác c th làm l thông tin, hình ảnh, tình
hình sức kh e c a ngư i bệnh và nh ng ngư i tham
gia h i chẩn, tư vấn KCB từ xa.
Tiêu điểm
Theo báo cáo kết quả thực hiện tháng 9 và chín tháng
năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của
Bộ LĐ-TB&XH, có khoảng 18.528 lao động nước ngoài,
là các chuyên gia, lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao, có kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp,
có nhu cầu quay lại Việt Nam làm việc (chủ yếu là người
có quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...).
Báo cáo của các Sở LĐ-TB&XH cho biết đến tháng 9,
cả nước có 93.720 người lao động nước ngoài làm việc.
Số lao động người nước ngoài không thuộc diện cấp
giấy phép lao động là 11.211 người, chiếm 12% tổng số
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao
động là 82.509, chiếm 88%, trong đó số người đã được
cấp giấy phép lao động là 77.021 người, chiếm 93,3%. Số
còn lại 5.488 người là những người đã nộp hồ sơ và đang
hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
lao động.
Trong thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản đề
nghị các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện việc cấp
mới, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận không thuộc
diện cấp giấy phép lao động cho các nhà quản lý, giám
đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật làm việc cho
doanh nghiệp, tổ chức theo quy định và đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trường hợp các nhà quản lý, giám đốc điều hành,
chuyên gia, lao động kỹ thuật đã nhập cảnh và đang làm
việc tại Việt Nam thì thực hiện việc cấp mới, cấp lại giấy
phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép
lao động theo đúng thủ tục quy định với thời gian nhanh
nhất, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho người
lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động
nước ngoài.
Cũng theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, thị trường
lao động trong chín tháng năm 2020 có nhiều biến động,
lực lượng lao động tiếp tục có xu hướng giảm, số lao
động mất việc làm tiếp tục gia tăng dẫn đến tình trạng thất
nghiệp diễn biến khó lường.
Sự suy giảm việc làm diễn ra mạnh ở đối tượng làm
công hưởng lương khi tình trạng sa thải, ngưng việc ở
các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng, tập trung ở một
số ngành nghề như may mặc, da giày, túi xách; thương
mại điện tử, du lịch; khách sạn, nhà hàng; vận chuyển,
giao nhận...
Trong cuối tháng 7 và đầu tháng 8, dịch COVID-19
bùng phát trở lại tại TP Đà Nẵng và lây nhiễm trong cộng
đồng tại một số địa phương khác nên các hoạt động du
lịch, dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng; nhiều doanh nghiệp
phải giảm sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu với các khách hàng
chính ở châu Âu và Mỹ bị thiệt hại nặng nề dẫn tới hủy
đơn đặt hàng... Do đó, nhu cầu tuyển dụng lao động ở một
số địa phương tiếp tục sụt giảm; công tác đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài cũng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại
dịch COVID-19.
Ước tính trong chín tháng cả nước tạo việc làm cho trên
925.850 người, đạt 57,5% kế hoạch và giảm gần 23% so
với cùng kỳ năm 2019.
Theo dự báo của Bộ LĐ-TB&XH, thị trường lao
động Việt Nam đang dần phục hồi, nhiều lĩnh vực cho
thấy tín hiệu tốt, các ngành nghề, lĩnh vực bị đứt chuỗi, bị
ngừng việc đã trở lại thị trường.
TN
Hôm nay (25-9), B Y tế t chức
khánh thành 1.000 đi m c u KCB từ
xa trên cả nước, ghi dấu ấn tri n khai
đồng b đ án trên toàn hệ th ng
ngành y tế Việt Nam.
Đời sống xã hội -
ThứSáu25-9-2020
1.000 bệnh viện khám bệnh từ xa
Dùmang lại nhiều lợi ích nhưng sau hai tháng triển khai, việc khám chữa bệnh từ xa cũng bộc lộ
nhiều khó khăn, vướngmắc.
“Tôi lấy ví dụ như bệnh nhân
của Lào, còn bác sĩ khám là của
BV 199 tại Đà Nẵng đang khám
trực tuyến với BS của BV Đại học
Y Hà Nội, vậy đơn thuốc khám ai
sẽ là người ký? Nếu như BV 199
ký thì BV 199 sẽ chịu trách nhiệm
khi có chuyện xảy ra. Như vậy, vai
trò của các bác sĩ BV hạt nhân đảm
nhiệm sẽ giảm đi, không chịu trách
nhiệm cùng người bệnh. Điều này
cho thấy cần phải thay đổi Luật
KCB, chi phí điện tử trong KCB từ
xa” - ông Hiếu nêu vấn đề.
Vấn đề tiếp theo PGSHiếu đề cập
tới là làm sao để Telehealth duy trì
được lâu dài. Trên thực tế, BVĐại
học Y Hà Nội áp dụng Telehealth
đã bốn tháng nhưng chưa có nguồn
thu nào, bảo hiểm y tế có muốn
chi trả cũng chưa có hướng để chi.
“Cạnh đó, sự quyết tâm của các
BV trong mỗi buổi hội chẩn rất
quan trọng. Nếu buổi hội chẩn chỉ
có BV hạt nhân hào hứng, còn các
BV tuyến dưới không thích thú thì
sẽ rất mất thời gian, công sức…
Đó là những tồn tại mà Telehealth
cần sớm khắc phục để đi lâu dài,
đi sâu” - ông Hiếu nói.•
Hơn18.528 laođộngnước ngoài cónguyệnvọng trở lại ViệtNam
Sau hai tháng triển khai
đồng loạt đề án khám,
chữa bệnh từ xa, nhiều
ca bệnh phức tạp đã
được hội chẩn và cứu
sống kịp thời mà không
phải lên tuyến trên.
Bảo mật thông tin bệnh nhân qua hội chẩn từ xa