6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm25-9-2020
xin đổi sang tội danh này và xin
giảm nhẹ hình phạt.
VKS truy tố tội này...
Theo cáo trạng, Công ty Lương
thực Sông Hậu được thành lập
năm 1999 theo quyết định của
Bộ NN&PTNT, trực thuộc Tổng
Công ty Lương thực miền Nam,
có chức năng phân phối lương
thực, thực phẩm trên các tỉnh
miền Tây. Trung tâm phân phối
lương thực, thực phẩm thuộc
công ty này.
Năm 2010, Thủ tướng ban hành
quyết định chuyển Tổng Công ty
Lương thực miền Nam thành công
ty TNHH MTV do Nhà nước làm
chủ sở hữu.
Năm 2016, Trung tâm phân phối
lương thực, thực phẩm bổ nhiệm
Phan Thanh Mộng giữ chức vụ
cửa hàng trưởng cửa hàng lương
thực, thực phẩm An Bình. Mộng
có nhiệm vụ chính là chịu trách
nhiệm về tiền hàng, công nợ,
quản lý xuất nhập hàng hóa, quản
lý và theo dõi tài sản, công cụ,
dụng cụ tại cửa hàng. Cửa hàng
trưởng không được phép trực tiếp
bán hàng…
Tuy nhiên, Mộng đã bán hàng
trực tiếp với khách hàng là bà
Nguyễn Thị Trinh (ngụ Vĩnh Long)
từ tháng 3-2017 đến đầu tháng
8-2017 trái với quy định.
Từ ngày 29-7-2017 đến 3-8-
2017, bà Trinh đặt mua hàng của
Mộng 6.745 thùng sữa Vinamilk
các loại, trị giá hơn 2,1 tỉ đồng.
Khi giao hàng xong, bà Trinh
không thanh toán tiền cho Mộng
và Mộng cũng không thanh toán
tiền cho Công ty Lương thực
miền Nam. Sau đó, Mộng chỉ
nộp lại được 161 triệu đồng để
khắc phục hậu quả nên Công ty
Lương thực Sông Hậu tố cáo vụ
việc đến công an.
... tòa xử tội kia nặng hơn
Cáo trạng của VKSND TP Cần
Thơ truy tố Mộng về tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Xử sơ thẩm vào ngày 17-6,
TAND TP Cần Thơ đã chuyển
tội danh sang tội tham ô (tội nặng
hơn), đồng thời tuyên phạt bị cáo
này 20 năm tù. Sau đó, VKS có
kháng nghị và bị cáo kháng cáo
như đã nói.
Tại phiên xử phúc thẩm ngày
NHẪNNAM
N
gày 23-9, TAND Cấp cao tại
TP.HCM xét xử phúc thẩm
lưu động tại TP Cần Thơ đối
với bị cáo Phan Thanh Mộng do
có kháng cáo của bị cáo và kháng
nghị của viện trưởng VKSND TP
Cần Thơ.
Cụ thể, VKS kháng nghị đề nghị
đổi tội danh đối với bị cáo từ tội
tham ô tài sản sang tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí (tội danh mà viện đã truy tố
trước đó). Bị cáo cũng kháng cáo
Bị cáo Phan ThanhMộng tại phiên tòa phúc thẩmngày 23-9. Ảnh: NHẪNNAM
Tòa “giảng
luật” để xử án
tâm phục,
khẩu phục
VKS truy tố tội này, tòa xử tội kia và viện
kháng nghị. Xử phúc thẩm, tòa cấp trên đã
phân tích bốn dấu hiệu cấu thành của hai
tội danh liên quan khiến người dự khán
tâmphục, khẩu phục.
23-9, TAND Cấp cao tại TP.HCM
đã triệu tập bà Trinh (người
mua sữa từ bị cáo Mộng) đến
tòa để làm rõ một số nội dung
liên quan.
Tại tòa, đại diệnVKSNDCấp cao
tại TP.HCM giữ quyền công tố tiếp
tục đề nghị tòa chấp nhận kháng
cáo, một phần kháng nghị của VKS
cấp dưới. Viện đề nghị tòa hủy án
sơ thẩm để điều tra làm rõ hành vi
của một số người liên quan đến vụ
án mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ ý
thức chiếm đoạt tài sản của bị cáo
đối với công ty.
Luật sư của bị cáo cho rằng bị cáo
không phạm tội tham ô vì bị cáo
không thể hiện rõ hành vi chiếm
đoạt và đề nghị tòa hủy án.
Sau khi xét xử, HĐXX đã có
phần nhận định và phân tích rất
chi tiết về bốn yếu tố cấu thành
tội phạm của hai tội danh mà VKS
truy tố, kháng nghị và tòa đã xét
xử sơ thẩm.
Theo tòa, hành vi phạm tội của
bị cáo được TAND TP Cần Thơ
xử về tội tham ô tài sản là đúng
người, đúng tội, không oan. Mức
hình phạt của bị cáo đã được tòa
án cấp sơ thẩm cân nhắc giữa tình
tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Bị cáo
không cung cấp được chứng cứ
nào chứng minh có thêm tình tiết
giảm nhẹ mới nên không có căn
cứ xem xét.
Từ đó, tòa tuyên không chấp nhận
kháng nghị của VKS và kháng cáo
của bị cáo, y án sơ thẩm, phạt bị
cáo Mộng 20 năm tù về tội tham
ô tài sản.•
Theo tòa phúc thẩm, tội thamô tài sản và tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí có những điểm giống và khác nhau rất
đặc trưng.
Về điểmgiống nhau, tòa cho rằng chủ thể của hai tội
phạmnày đều có đặc trưng là người có chức vụ, quyền
hạn. Bị cáo Mộng có đặc điểm đặc trưng này. Về mặt
chủ quan, hành vi phạm tội là lỗi cố ý, bị cáo Mộng có
lỗi cố ý. Về mặt khách thể của tội phạm, cả hai tội đều
xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước. Điều này
giống với kết luận của cáo trạng. Về mặt khách quan,
hai tội này đều có chung thủ đoạn là lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để thực hiện không đúng các quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế.
Điểm khác nhau duy nhất để phân biệt người phạm
tội đã phạm vào tội gì là dấu hiệu mục tiêu hướng tới
của hành vi phạm tội được phản ánh trong mặt khách
quan của tội phạm.
Tòa nhận định: Theo Điều 353 BLHS 2015, hành
vi phạm tội tham ô tài sản được hiểu là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền
hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình có trách
nhiệm quản lý. Mục tiêu hướng tới của tội phạm là tài
sản. Trong vụ này, mục tiêu hướng tới của bị cáo (đã
được làm rõ tại phiên tòa) là lấy được sữa ra khỏi kho.
Theo Điều 219 BLHS 2015 thì hành vi vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí được hiểu là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để thực hiện không đúng các quy định về quản lý kinh
tế. Hành vi phạm tội hướng tới là làm sai các quy định
quản lý kinh tế dẫn đến bị thất thoát tài sản, không
phải là hướng tới sữa của công ty.
Tòa cho rằng mục đích hướng tới của bị cáo là lấy
hàng (sữa). Ở đây, việc thực hiện không đúng các quy
định về quản lý kinh tế chỉ là hành vi mà bị cáo Mộng
đã thực hiện chứ đó không phải là mục đích mà bị cáo
hướng tới. Do vậy, hành vi của bị cáo đã thực hiện là
tham ô tài sản.
Việc bị cáo mang hàng đi đâu, bán cho ai, bán cho
bà Trinh hay cho các đối tượng khác chỉ là quá trình
tiêu thụ tài sản, không phải là dấu hiệu xác định bị cáo
phạm tội gì. Hành vi của bị cáo hoàn thành từ khi bị
cáo lấy sữa ra khỏi công ty.
Sự giống và khác nhau về dấu hiệu cấu thành của hai tội
Điểm khác nhau duy
nhất để phân biệt người
phạm tội đã phạm vào
tội gì, đó là dấu hiệu mục
tiêu hướng tới của hành
vi phạm tội được phản
ánh trong mặt khách
quan của tội phạm.
Thanh niên hẹn “1 đấu 1” đánh chết người thoát án tù chung thân
Ngày 24-9, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Tạ Tấn Phước (sinh năm 1992, ngụ quận 4, TP.HCM)
13 năm tù về tội giết người.
Trước đó, đại diện VKS đề nghị phạt bị cáo tù chung
thân. Trong quá trình xét xử, bị cáo có tình tiết tăng nặng
là tái phạm nguy hiểm (có các tiền án về tội cướp giật).
Tuy nhiên, do vụ án có một phần lỗi của phía người bị
hại khi khơi mào ẩu đả, mắng chửi bị cáo nên HĐXX cân
nhắc mức hình phạt phù hợp đối với bị cáo Phước.
Theo hồ sơ, Phước và Nguyễn Văn Hưng quen biết
nhau từ lâu. Năm 2019, Phước mượn Hưng 15 triệu đồng
rồi xù nợ.
Tối 11-12-2019, Phước và Hưng gặp nhau
ở một tiệc cưới tại nhà hàng trên đường Bến
Vân Đồn, quận 4. Lúc này, Hưng yêu cầu
Phước trả nợ và mắng chửi. Do Hưng kéo bạn
bè dự tiệc cưới khá đông, Phước lo sợ nếu cự
cãi sẽ xảy ra đánh nhau nên nhẫn nhịn, bỏ về.
Tuy nhiên, Phước vẫn ghi hận nên tối đó đã
cầm theo mã tấu, cùng bạn rượt đuổi Hưng
trên đường. Sợ hãi, Hưng vòng xe máy vào
trụ sở Công an phường 2 (quận 4) lánh nạn.
Phước cầm mã tấu hướng vào trụ sở công
an cảnh cáo đối phương rồi bỏ đi.
Sau đó, Hưng gọi điện thoại hẹn Phước
đến một hẻm nhỏ trên địa bàn quận 4 để
nói chuyện, thách thức đánh nhau.
Tại đây, hai người thỏa thuận “một đấu
một” rồi lao vào ẩu đả. Sau cuộc hơn thua,
Hưng chết, Phước bị thương tật 32%.
HOÀNG YẾN
Bị cáo Tạ Tấn Phước tại tòa. Ảnh: HY