16
Quốc tế -
ThứNăm25-9-2020
• Nga
: Hãng thông tấn
TASS
ngày 23-9
cho biết một tiêm kích Su-30 của Nga vô
tình bị đồng đội bắn rơi trong một buổi
huấn luyện ở TP Tver, miền Trung nước
này. Cả hai phi công đã phóng ghế thoát
hiểm thành công và được giải cứu kịp thời,
song chiếc tiêm kích trị giá 50 triệu USD
bị phá hủy hoàn toàn. Hiện quân đội Nga
đang tiến hành điều tra vụ việc.
• Pháp
: Hôm 23-9, cảnh sát thủ đô Paris
nhận được cuộc gọi từ một đối tượng nặc danh
nói rằng một quả bom đã được cài tại tháp
Eiffel, chuẩn bị phát nổ. Ngay lập tức lực lượng
an ninh bắt đầu sơ tán người dân và phong tỏa
hiện trường. Hiện chưa có quả bom nào được
tìm thấy. Lâu nay tháp Eiffel luôn là mục tiêu bị
các nhómHồi giáo cực đoan nhắm tới.
• Hong Kong
: Tờ
South China Morning
Post
đưa tin cựu thủ lĩnh phong trào sinh
viên Hong Kong Hoàng Chi Phong ngày
24-9 đã bị cảnh sát đặc khu bắt giữ với cáo
buộc tham gia biểu tình trái phép hồi năm
2019 và vi phạm lệnh cấm che mặt khi tụ
tập đông người. Dù vậy, vài giờ sau đó,
người này được cho tại ngoại mà không rõ
nguyên do.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Lý do Philippines đưa phán quyết
về Biển Đông ra Liên Hợp Quốc
Việc Philippines đưa phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 về BiểnĐông vụ kiện Trung Quốc cho thấy
Manila dường như đã nhận ra việc làmăn với Trung Quốc không thể đạt hiệu quả.
HỒNGVĂN
T
ổng thốngRodrigoDuterte
hôm 22-9 đã đưa phán
quyết của Tòa Trọng tài
tại Hague (Hà Lan) năm2016
vụ Philippines kiện Trung
Quốc (TQ) ra Đại hội đồng
LiênHợpQuốc (LHQ). Trong
bài phát biểu của mình, ông
Duterte gọi phán quyết 2016
là “một phần của luật pháp
quốc tế”, đồng thời nhấn
mạnh chính phủ các nước
không thể thỏa hiệp hoặc tìm
cách xem nhẹ, lờ đi hoặc phủ
nhận phán quyết ấy.
Động thái bất ngờ
Một số tờ báo quốc tế gọi
bài phát biểu cứng rắn của
ông Duterte là “phát ngôn
lịch sử”, đánh dấu sự ghi
điểm của tổng thống với rất
nhiều người dân Philippines,
vốn rất kỳ vọng và hối thúc
đương kim tổng thống đưa
phán quyết 2016 ra LHQ
ngay trước thềm cuộc họp.
Một ngày sau bài phát biểu
tại LHQ, phát ngôn viên
Harry Roque của Tổng thống
Duterte tiếp tục tuyên bố:
Ngay từ khi tranh cử tổng
thống, ông Duterte đã khẳng
định sẽ không từ bỏ một tấc
đất lãnh thổ của đất nước.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ
từ bỏ lãnh thổ của mình và
sẽ giữ vững chiến thắng của
Philippines tại Tòa Trọng tài
của LHQ về Luật Biển” - ông
Harry Roque nói.
Quan trọng không kém,
việc ông Duterte đưa phán
quyết ra LHQ và khẳng định
“sự uy nghiêm của luật pháp”
cho thấy lập trường của tổng
thống Philippines dường
như thay đổi. Bài phát biểu
lần này được xem là động
thái cứng rắn nhất mà chính
quyền Manila nhắm vào Bắc
Kinh kể từ khi Tổng thống
Duterte nhậmchức năm2016,
cũng là năm Tòa Trọng tài
ra phán quyết sau khoảng ba
năm thụ lý và trải qua quá
trình tố tụng.
Hồi tháng 7-2020, nhân dịp
kỷ niệm bốn năm ngày Tòa
Trọng tài ra phán quyết về
Biển Đông, Bộ Ngoại giao
Philippines lần đầu tiên lên
tiếng công nhận chính thức
phán quyết. Trong tuyên bố
ấy, Ngoại trưởng Philippines
Teodoro Locsin mô tả phán
quyết “có ý nghĩa và hệ quả
(pháp lý) to lớn đối với việc
giải quyết hòa bình các tranh
chấp ở Biển Đông, cũng như
hòa bình và ổn định nói chung
của khu vực”.
Đến ngày 21-9, Ngoại
trưởng Locsin cho biết thêm
ngay cả khi Bộ quy tắc ứng xử
về Biển Đông được ASEAN
và TQ đàm phán, Philippines
cũng sẽ không giống Bắc
Kinh - muốn đẩy các quốc gia
phương Tây ra khỏi các vùng
biển tranh chấp ở khu vực.
Gió đổi chiều
Tổng thống Duterte thời
gian qua nhận nhiều chỉ trích
từ dư luận, học giả, thậm chí
là các chính trị gia Philippines
vì tỏ ra mềm yếu trước TQ
về vấn đề Biển Đông. Trong
đó có việc ông Duterte từng
“lờ đi” phán quyết 2016; giải
quyết không quyết đoán các
va chạm giữa tàu TQ và tàu
ngư dân Philippines; có chủ
trương và triển khai các hoạt
động nhằm “gác tranh chấp,
cùng khai thác” với TQ ởmột
số vùng biển mà giới quan sát
xác định là nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ)
của Philippines. Việc ông
Duterte tuyên bố đồng ý ăn
chia với TQ theo tỉ lệ 60/40
(Philippines hưởng 60%) đã
làm dấy lên cuộc tranh cãi
gay gắt, phần lớn phản đối
quyết định của tổng thống
vì cho rằng quyết định ấy
vi hiến, đồng thời Manila
sập bẫy TQ.
Việc chính quyền Duterte
thay đổi cách tiếp cận Biển
Đông cho thấy Manila đã
nhận ra nhiều vấn đề then
chốt trong mối quan hệ đầy
tranh cãi với TQ. Thứ nhất,
các dự án kinh tế mà TQ gọi
là ưu tiên cho Philippines gần
như chỉ là lời hứa trên giấy.
Số tiền thực tế TQ hỗ trợ cho
Philippines rất thấp; trong khi
các dự án làm ăn của TQ tại
Philippines đều khiến giới
quan sát lo ngại ảnh hưởng
đến an ninh quốc gia của
Tổng thống Philippines RodrigoDuterte (
trái)
tiếp đón Chủ tịch TQTập Cận Bình
(phải)
trong chuyến
thămManila chính thức của ông Tập Cận Bình hồi tháng 11-2018. Ảnh: REUTERS
“Không bao giờ là “tù binh” của
Trung Quốc”
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 23-9
khẳng địnhTổng thốngDuterte không bao giờ trở thành
“tù binh” của TQ, theo báo
Philstar
. Phát biểu này được
đưa ra sau khi thượng nghị sĩ Panfilo Lacson viết trên
Twitter cá nhân rằng: “Không còn là tù binh nữa”, hàm ý
ca ngợi ông Duterte sau bài phát biểu tại Đại hội đồng
LHQ về Biển Đông.
“Ông ấy (Duterte) chưa bao giờ (là tù binh của TQ)” -
Ngoại trưởng Locsin viết, đồng thời cho rằngTổng thống
Duterte gặp khó khăn khi phải đối diện với một thực tế
rằng TQ đã chiếm bãi đá ngầm (bãi cạn Scarborough)
từ tay Philippines vào năm 2012. Ông Locsin cho rằng
việc Philippines bịTQ chiếmbãi đá ngầmnày là do chính
quyền Mỹ, khi đó là Tổng thống Barack Obama.
Việc chính quyền
Duterte thay đổi cách
tiếp cận Biển Đông
cho thấy Manila đã
nhận ra nhiều vấn
đề then chốt trong
mối quan hệ đầy
tranh cãi với TQ.
Manila vì vấn đề gián điệp.
Thứ hai, chủ trương hợp
tác ăn chia 60/40 giữa TQ
và Philippines đến nay vẫn
là ảo mộng khi chính quyền
Manila gặp phải sự phản đối
mạnh mẽ từ dư luận và nhiều
quan chức trong nước, trong
khi các cơ sở pháp lý để ông
Duterte ký hợp đồng với Bắc
Kinh vẫn còn tranh cãi.
Cuối cùng, Philippines
đang đứng trước một làn
sóng công luận nhắm vào
TQ. Tháng 7 vừa qua, Mỹ
gửi công thư lên LHQ bác
yêu sách của TQ, tuyên bố
ủng hộ và yêu cầu Bắc Kinh
chấp hành phán quyết 2016.
Không lâu sau, Mỹ tiếp
tục ra tuyên bố chính thức
về Biển Đông, qua đó tái
khẳng định lập trường theo
đuổi Công ước LHQ về Luật
Biển (UNCLOS) năm 1982
và phán quyết của Tòa Trọng
tài. Các quốc gia khác như
Úc, liên minh Anh, Pháp,
Đức cũng lần lượt đệ trình
công hàm lên LHQ phản đối
TQ, nhấn mạnh vai trò quan
trọng của phán quyết 2016.
Các quốc gia phương Tây,
đặc biệt là Mỹ, đã thúc giục
các nước Đông Nam Á xem
xét lại mối quan hệ làm ăn với
các doanh nghiệp nhà nước
TQ vì dính tới việc xây dựng
trái phép đảo nhân tạo ở Biển
Đông. Bối cảnh đó đã tạo ra
áp lực, cùng với sức ép không
nhỏ từ dư luận và giới chính
trị gia trong nước khiến ông
Duterte khó lòng tiếp tục xích
lại gần Bắc Kinh.
Vẫn còn sớm để có thể
khẳng định ông Duterte đã
quay lưng với Bắc Kinh hay
chỉ là nước cờ tạm thời để
có thể mặc cả với TQ về các
gói hỗ trợ kinh tế, hạ tầng mà
TQ đã hứa. Tuy nhiên, sự thể
hiện mờ nhạt về lợi ích trong
làm ăn với TQ cũng như sự
thay đổi quan điểm và chính
sách ngày càng mạnh của
quốc tế nhắm vào Bắc Kinh
buộc Manila phải suy tính kỹ
lưỡng chính sách đối ngoại
tới đây của mình.•
Hãng thông tấn
Yonhap
đưa tin chính
phủ Hàn Quốc ngày 24-9 ra tuyên bố
yêu cầu Bình Nhưỡng xin lỗi về hành vi
vô nhân đạo liên quan tới cáo buộc binh
sĩ Triều Tiên bắn chết và thiêu xác một
quan chức Seoul.
Cụ thể, quan chức bị sát hại là một
người đàn ông 47 tuổi, công tác tại Bộ Đại
dương và Nghề cá Hàn Quốc. Ông biến
mất khỏi một con tàu 499 tấn vào trưa
21-9 khi đang làm nhiệm vụ ở vùng biển
ngoài khơi đảo Yeonpyeong, Hàn Quốc.
“Theo thông tin tình báo, Triều Tiên
đã tìm thấy người này trong vùng biển
của mình và thực hiện hành vi tàn bạo
bằng cách bắn vào ông ta, sau đó thiêu
xác. Chúng tôi cực lực lên án hành động
tàn bạo này và kêu gọi Triều Tiên đưa ra
lời giải thích và trừng phạt những người
có trách nhiệm” - tuyên bố của Seoul
nêu rõ.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Văn
phòng An ninh quốc gia Hàn Quốc Suh
Choo-suk cùng ngày khẳng định việc
quân đội Triều Tiên bắn chết một công
dân Hàn Quốc không có vũ khí và không
có ý định chống trả là không thể chấp
nhận được và không thể biện minh.
Theo
Yonhap
, vụ việc được cho là sẽ
làm xấu đi mối quan hệ liên Triều vốn
đang tiến triển không mấy tốt đẹp kể từ
khi Triều Tiên liên tục phản đối việc các
nhà hoạt động Hàn Quốc gửi truyền đơn
về phía nước này. Triều Tiên cũng đã cho
nổ sập văn phòng liên lạc liên Triều vào
tháng 6 vừa qua.
Nghi vấn Triều Tiên bắn chết 1 quan chức Hàn Quốc
triệu người lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu với hơn 980.000 người
đã tử vong tính đến tối 24-9, theo trang thống kê
Worldometer
. Số
người được điều trị thành công hiện vào khoảng 23,7 triệu.
PHẠM KỲ
32