225-2020 - page 12

12
Chưa rõ nguồn gốc hai bãi cọc
Cao Quỳ, ĐầmThượng
ĐỖHOÀNG
T
ại hội nghị thông báo
khảo cổ học toàn quốc
năm 2020 tổ chức tại
Hải Phòng vào ngày 29 và
30-9, TS Bùi Văn Hiếu, Viện
Khảo cổ học Việt Nam, cho
biết các mẫu gỗ và đất tại
các bãi cọc Cao Quỳ, Đầm
Thượng vẫn đang được phân
tích để xác định các bãi cọc
này có phải có từ trận chiến
chống quân Nguyên năm
1288 hay không.
Hai bãi cọc ven sông
Đá Bạc
TSHiếu cho biết tại bãi cọc
CaoQuỳ (xã LiênKhê, huyện
Thủy Nguyên), các nhà khoa
học đã thực hiện hai đợt khai
quật. Lần thứ nhất thực hiện
từ ngày 27-11 đến 19-12-2019
với ba hố khai quật tổng diện
tích hơn 1.000 m
2
, phát hiện
được 27 cọc gỗ. Tiếp đó, từ
giữa tháng 3-2020 tới nay,
đoàn khảo cổ thực hiện ba
đợt khai quật với sáu hố khai
quật, ba hố thám sát trên diện
tích hơn 870 m
2
, phát hiện
thêm 13 cọc gỗ.
Các cọc tại bãi cọc CaoQuỳ
chủ yếu làmbằng gỗ sến nhựa
và lim, có đường kính nhỏ
nhất 6 cm, trung bình khoảng
28-32 cm, lớn nhất lên tới 60
cm, đa số được chôn thẳng
đứng hoặc nghiêng. Các đầu
cọc được tìm thấy có đầu cọc
bị gãy, mòn tạo thành các lỗ
hoặc khe nứt, chân cọc khá
phẳng. Cọc chìm sâu xuống
bùn, được ấn xuống bằng lực
lớn hoặc đào hố chôn xuống.
Từ tháng 2-2020, đoàn khảo
cổ cũng đã tiến hành khai quật
khu vực Đầm Thượng (thôn
11, xã Lại Xuân) nằm bên bờ
đê sôngĐáBạc. Đoàn khảo cổ
đã đào các hố khai quật H1,
H2, H4 và hố thám sát TS1.
Tại hố H1, trên khu vực ao
nhà ông Đào Văn Đến ở thôn
11 Phi Liệt (xã Lại Xuân),
đoàn khảo cổ phát hiện 11
cọc gỗ. Tại hố khai quật H2,
phát hiện sáu cọc gỗ chỉ còn
một đoạn ngắn dưới chân,
cắm nông xuống bùn. Tại hố
H4, phát hiện 19 cọc gỗ dài
trên dưới 1 m và hai mảnh gỗ.
Các cọc tại Đầm Thượng
được khai quật có chiều dài
từ hơn 2,6 m đến hơn 2,8 m,
đường kính trung bình 11-16
cm, cọc kích thước lớn nhất
đường kính 26-32 cm. Hầu
hết cọc đều cắm thẳng xuống
đầm lầy, cắm từ 2 m đến 2,5
m. Bãi cọcĐầmThượng được
đoàn khảo cổ xác định phân
bố ít nhất cũng trong phạm
vi 100 m chiều đông - tây và
90 m chiều bắc - nam.
Tuy nhiên, thông tin mà
đoàn khảo cổ thu thập từ
người dân khu vực thì phạm
vi bãi cọc có thể dài 400 m
theo chiều bắc - nam, gần
250 m theo chiều đông - tây.
Liên quan trận chiến
chống quân Nguyên
năm 1288
TSHiếu cho biết đoàn khảo
cổ xác định các cọc tại Cao
Quỳ, Đầm Thượng không
phải là cọc kiến trúc, cọc đáy,
cọc kè đê hay phục vụ cho
các mục đích dân sinh khác.
Các cọc chủ yếu nằm ở tầng
sét bùn và thực vật hóa than
thuộc đới ngậpmặn ven sông.
Theo TS Hiếu, đây là khu
vực bãi cọc có quymô khá lớn
với các cọc gỗ lớn nhỏ xen kẽ,
đượcbố trí theoýđồchiến thuật
Di tích bãi cọc Cao
Quỳ có thể là một
trận địa có niên đại
khoảng thế kỷ XIII,
nhiều khả năng liên
quan đến trận chiến
chống quân Nguyên
năm 1288 của triều
Trần.
Đời sống xã hội -
ThứNăm1-10-2020
rõ ràng với nhiều tầng, nhiều
lớp. “Bãi cọc được đóng từbao
giờ? Ai là chủ nhân của bãi
cọc?Đây là câu hỏi đang được
tiếp tục nghiên cứu. Các mẫu
gỗ và mẫu đất đang được tiến
hành phân tích” - TSHiếu nói.
TS Hiếu cho rằng di tích
bãi cọc Cao Quỳ có thể là một
trận địa có niên đại khoảng
thế kỷ XIII, nhiều khả năng
liên quan đến trận chiến chống
quân Nguyên năm 1288 của
triều Trần. Trận địa bãi cọc
có thể được dùng để chặn tàu
giặc, không cho tiến vào sông
Giá để ra sông Bạch Đằng.
Còn bãi cọc Đầm Thượng
có thể là một trong những
điểm đánh chặn, tiêu diệt
chiến thuyền của quânNguyên
trên đường rút lui năm 1288.
TS Hiếu cho biết đoàn khai
quật đã kiến nghị tiếp tục thực
hiện khai quật mở rộng các
khu vực có cọc và tiến hành
nghiên cứu, phân tích cácmẫu
gỗ, mẫu đất nhằm làm rõ đặc
điểm và chức năng của di tích
bãi cọc khu vực.•
6 quận, huyện của Hà Nội bị phê bình
không họp chống COVID-19
Chiều 30-9, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý,
Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP
Hà Nội, đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận,
huyện để đôn đốc công tác phòng, chống dịch trên địa
bàn.
Tại cuộc họp, ông Quý đã phê bình sáu quận, huyện
(gồm Hà Đông, Gia Lâm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng
Hòa, Đông Anh) đã không cử lãnh đạo tham dự phiên
họp. Ông Quý cho hay hiện Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 TP họp một tuần một lần mà các đơn
vị này không phân công lãnh đạo họp, chỉ để trưởng
phòng y tế báo cáo thì cần phải rút kinh nghiệm ngay.
“Đó là biểu hiện của sự chủ quan, lơ là trong phòng,
chống dịch và phải rút kinh nghiệm ngay” - ông Quý nói.
Ông Quý nhấn mạnh trong tuần qua, Thủ tướng Chính
phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành trung ương,
các tỉnh, TP tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch. 
“Thủ tướng ra công điện nghĩa là công việc gấp, quan
trọng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các đơn vị khi
ban hành các văn bản chỉ đạo cần gửi báo cáo UBND TP
để TP còn nắm được. Chỉ phôtô văn bản đưa ban chỉ đạo,
làm chung chung thế này là không được” - ông Quý lưu ý.
Ông Quý cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng, TP đã ngay
lập tức ban hành văn bản chỉ đạo các quận, huyện thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng dịch, quản lý tốt các khu cách
ly tập trung; thực hiện đúng quy trình, quy định, quản lý chặt
chẽ khi tiếp đón người nhập cảnh về khu cách ly…
Theo ông, hiện người dân còn chủ quan, không đeo
khẩu trang nơi công cộng, do đó các địa phương cần tăng
cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân. Tiếp tục hạn
chế các sự kiện tập trung đông người. Ngăn chặn, xử
lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; quản lý
nghiêm các trường hợp nhập cảnh ở khu cách ly tập trung,
không để lây chéo trong cộng đồng.
TRỌNG PHÚ
Hoa Kỳ trao tặng Việt Nam 100 máy thở
trị giá 1,7 triệu USD
Sáng 30-9, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát
triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trao tặng 100 máy thở do
Hoa Kỳ mới sản xuất, trị giá hơn 1,7 triệu USD để hỗ trợ
Việt Nam trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Số máy thở này sẽ được Bộ Y tế phân phối đến các bệnh
viện trung ương và các bệnh viện ở cả ba miền trên cả nước.
Ngoài số máy thở trên, chính phủ Mỹ cũng cam kết tài
trợ 9,5 triệu USD nhằm giúp Việt Nam cải thiện y tế, cùng
với đó là 4 triệu USD từ CDC và hỗ trợ kỹ thuật từ Bộ
Quốc phòng Mỹ.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ lòng cám
ơn đến chính phủ Hoa Kỳ đã luôn hỗ trợ Việt Nam trong
công tác phòng, chống dịch thời gian qua. Đồng thời đánh
giá sự kiện hôm nay là sự kiện quan trọng đánh dấu quan
hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực y tế cũng
như phòng, chống COVID-19.
BÁCH AN
TS Bùi Văn
Hiếu, Viện
Khảo cổ học,
cho biết các
nhà khoa học
vẫn chờ giám
định xem các
bãi cọc Cao
Quỳ, Đầm
Thượng ở
Hải Phòng có
từ bao giờ.
Tiêu điểm
Cùng với việc bảo tồn, công
nhận di tích, TS Bùi Văn Hiếu
cho rằng cần mở rộng phạm
vi nghiên cứu khảo cổ họcmột
sốdi tích thuộc tổngTrúcĐộng
xưa (huyệnThủy Nguyên ngày
nay) và khu vực lân cận để xây
dựng hồ sơ đầy đủ cho các di
tích liên quan hoặc cùng loại
ở khu vực.
Trong phiên thảo luận sáng 30-9, Tiểu ban
khảo cổ học dưới nước đã thảo luận về quá
trình phát hiện, nghiên cứu, các kết quả thu
được tại bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê) và bãi
cọc ĐầmThượng (xã Lại Xuân). Các nhà khoa
học tiếp tục bàn thảo về các giả thuyết liên
quan tới bãi cọc, đồng thời khẳng định giá
trị lịch sử của quần thể di tích Bạch Đằng.
Việc xác định niên đại và giá trị lịch sử của
các bãi cọc vẫn đang được nghiên cứu. Các
nhà khoa học cũng cho rằng việc bảo tồn di
vật gỗ đã khai quật tại Thủy Nguyên là hết
sức cần thiết. Cùng với việc đưa ra phương
án bảo tồn, bảo quản di tích, cơ quan chức
năng cũng sẽ lập hồ sơ để công nhận các di
tích lịch sử quan trọng này.
Sẽ lập hồ sơ để công nhận di tích lịch sử
Các cọc tại bãi cọc CaoQuỳ chủ yếu làmbằng gỗ sến nhựa và lim, đa số được chôn thẳng đứng
hoặc nghiêng. Ảnh: ĐH
Bãi cọc Đầm Thượng có thể là một trong những điểm đánh
chặn, tiêu diệt chiến thuyền của quân Nguyên trên đường
rút lui năm 1288. Ảnh: ĐH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook