225-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm1-10-2020
“Trùm”xănggiả
TrịnhSướngđốidiện
15nămtù
“Trùm” xăng giả Trịnh Sướng bị VKSND tỉnh
Đắk Nông truy tố ở khung hình phạt cómức
án cao nhất 15 năm tù.
Ngày 30-9, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho
biết VKSND tỉnh Đắk Nông đã ban hành cáo trạng truy
tố Trịnh Sướng cùng 38 đồng phạm về tội sản xuất,
mua bán hàng giả ra TAND cùng cấp để xét xử.
Đây là vụ án làm xăng dầu giả lớn liên quan đến bị
can Trịnh Sướng (53 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Mỹ
Hưng, ở Sóc Trăng) từng gây xôn xao dư luận.
Cáo trạng truy tố Trịnh Sướng cùng 30 bị can khác
ở khoản 3 Điều 192 BLHS 2015 với khung hình phạt
7-15 năm tù. Đồng thời, Trịnh Sướng bị áp dụng tình
tiết tăng nặng do phạm tội có tổ chức và phạm tội từ hai
lần trở lên. Tám bị can còn lại bị truy tố theo khoản 2
Điều 192 BLHS với khung hình phạt 5-10 năm tù.
Cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Nông cáo buộc
trong quá trình kinh doanh xăng dầu, Trịnh Sướng biết
được việc sản xuất xăng giả bằng cách pha trộn các
dung môi với xăng thật (A95) cùng hóa chất tăng RON
toluene, MTBE, xylene, ethanol với tỉ lệ nhất định. Sau
đó, nếu cho hợp chất màu công nghiệp Azo vào hỗn
hợp thì sẽ tạo màu giống xăng thật A95, A92, E5, RON
92 (tùy loại xăng giả mà cho màu khác nhau) rồi bán ra
thị trường, thu lợi cao hơn so với việc bán xăng do các
thương nhân đầu mối sản xuất.
Đến đầu năm 2017, Trịnh Sướng nảy sinh ý định sản
xuất xăng A95, A92, E5 giả để bán ra thị trường. Từ ngày
9-1-2017 đến 30-5-2019, tại kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng
(Sóc Trăng) và kho xăng dầu thuộc Công ty CP Thương
mại hóa dầu Ressol (Cần Thơ), Trịnh Sướng cùng các
đồng phạm tổ chức sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả
các loại (A95, A92, E5, RON 92), tương đương với số
lượng hàng thật trị giá gần 2.500 tỉ đồng.
Tổng cộng, Trịnh Sướng đã bán ra thị trường hơn 133
triệu lít xăng giả, thu lợi bất chính hơn 102 tỉ đồng.
Ngoài Trịnh Sướng, cáo trạng còn cáo buộc hai bị can
khác là Đinh Chí Dũng và Nguyễn Ngọc Quan là người
có vai trò trực tiếp tổ chức sản xuất xăng dầu giả.
Cụ thể, Quan làm nghề lái xe bồn từ năm 1999,
chuyên vận chuyển thuê xăng dầu, dung môi và hóa
chất các loại cho nhiều cá nhân và tổ chức. Đến đầu
năm 2017, Quan biết thị trường xăng dầu có hoạt động
pha trộn, buôn bán dung môi để pha xăng bán, có khả
năng sinh lời cao nên nghỉ lái xe và bắt đầu kinh doanh
mặt hàng xăng dầu trôi nổi, buôn bán dung môi, hóa
chất trộn vào xăng bán ra thị trường.
Để thuận tiện trong việc sản xuất xăng giả, từ tháng
4-2017, Quan lần lượt thành lập nhiều công ty kinh
doanh xăng dầu và mua bán dung môi ở TP.HCM, Vĩnh
Long và thuê đất làm kho sản xuất hàng giả.
Để tránh bị phát hiện, Quan bố trí cho công nhân nghỉ
ngơi ở điểm sản xuất, thuê người trông coi kho. Khi nào
khách có nhu cầu, Quan mới cho xuất kho hàng giả.
Từ đầu tháng 6-2018 đến ngày 29-5-2019, Nguyễn
Ngọc Quan đã mua vào hơn 19 triệu lít dung môi, tổ
chức cho các đồng phạm sản xuất gần 12 triệu lít xăng
giả tương đương với số lượng hàng thật trị giá 230 tỉ
đồng. Qua đó, Quan thu lợi bất chính hơn 23 tỉ đồng.
Cạnh đó, VKS còn cáo buộc Đinh Chí Dũng đã nhiều
lần sản xuất và bán ra thị trường 2,2 triệu lít xăng giả,
thu lợi bất chính hơn 1,3 tỉ đồng.
HẢI DƯƠNG
Cây xăng phân phối xăng giả của Công ty Gia Thành
do Trịnh Sướng
(ảnh nhỏ)
điều hành. Ảnh: HD
VŨHỘI
N
gày 29-9, ông Nguyễn Hoàng
Khanh (ngụ Bình Dương) cho
biết vừa làm việc với VKSND
tỉnh Bình Dương về việc ông bị khởi
tố bị can gần ba năm nay nhưng vụ
án vẫn chưa được giải quyết. Gần hai
năm nay, ông cũng không hề nhận
được thông báo của cơ quan công an.
Tố cáo sếp công an
can thiệp thi hành án
Ông Khanh cho biết: “Đại diện VKS
ghi nhận nội dung khiếu nại về vụ án
kéo dài quá lâu đã vi phạm tố tụng và
từ khi vụ án được khởi tố, tôi không hề
nhận được các quyết định thông báo nào
của cơ quan tố tụng. Sau buổi làm việc,
đại diện VKS thông báo sẽ chuyển nội
dung làm việc cho Công an tỉnh Bình
Dương để giải quyết, trả lời”.
Trước đó, VKSND Tối cao, Thanh
tra Bộ Công an có phiếu chuyển đơn
yêu cầu VKSND tỉnh Bình Dương giải
quyết rõ nội dung khiếu nại của ông
Khanh về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị
can không khách quan, vi phạm tố tụng
về thời gian điều tra kéo dài.
Theo hồ sơ, năm 2011, bà Nguyễn
Thị Thủy (ngụ thị xã Tân Uyên, Bình
Dương) cho ông Trần Minh (ngụ TP
Thủ Dầu Một, Bình Dương) vay 13,5 tỉ
đồng, thời hạn vay là ba tháng. Đến hẹn,
ông Minh không trả nên bà Thủy khởi
kiện ra tòa để đòi tiền. Sau đó, TAND
TP Thủ Dầu Một ban hành quyết định
thỏa thuận giữa các đương sự có nội
dung ông Minh có trách nhiệm hoàn
trả cho bà Thủy 13,5 tỉ đồng và quyền
yêu cầu cơ quan thi hành án (THA) thi
hành quyết định.
Bà Thủy làm giấy ủy quyền cho ông
Nguyễn Hoàng Khanh thực hiện tất cả
công việc THA. Sau đó, cơ quan THA
cho rằng ông Minh không có tài sản để
thi hành thỏa thuận trên.
Ông Khanh đã làm đơn tố cáo cho
rằng ông D. (Phó Giám đốc Công an
tỉnh Bình Dương, em vợ ông Minh) đã
can thiệp khiến cơ quan THA nể nang,
không tích cực xác minh tài sản để tổ
chức THA.
Bị khởi tố vì tố cáo
phó giám đốc công an
Bị can bị khởi tố suốt gần ba nămqua vì có đơn tố cáo phó giámđốc
Công an tỉnh BìnhDương can thiệp vào việc thi hành án của gia đình.
Công an tỉnh nói gì?
Trao đổi với PV báo
Pháp Luật TP.HCM
, Thượng tá Lưu Minh Hoàng, Chánh văn
phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, cho biết: “Vụ án đang trong giai
đoạn tạm đình chỉ. Trong tuần này, cơ quan CSĐT chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh
để có ý kiến thống nhất xử lý. Sau đó chúng tôi sẽ có thông báo cho bị can”.
Sau khi VKSND tỉnh Bình
Dương trả hồ sơ cho cơ quan
CSĐT để điều tra bổ sung
lần hai, vụ án đã bị “ngâm”
hơnmột nămnay.
VKS hai lần trả hồ sơ
Ngày 12-1-2018, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố
bị can về tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân.
Đến ngày 9-5-2018, VKSND tỉnh
Bình Dương ra quyết định hủy quyết
định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Bình Dương.
Ông D. có đơn yêu cầu làm rõ nội
dung đơn tố cáo của ông Khanh. Vì
vậy, cơ quan công an tiếp tục điều tra
lại vụ án và ra kết luận điều tra bổ sung.
Tuy nhiên, kết luận điều tra lần này
bị VKS trả lại để điều tra bổ sung. Hơn
một năm sau, công an có kết luận bổ
sung cho rằng ông Khanh lợi dụng sự
ủy quyền của bà Thủy trong giải quyết
vụ án đã soạn đơn và gửi nhiều nơi, xúc
phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của
ông D. Hành vi của ông Khanh không
gây thiệt hại về vật chất nhưng gây sự
hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến danh dự
của ông D. Hành vi trên của ông Khanh
đủ dấu hiệu cấu thành tội vu khống.
Sau khi có kết luận, cơ quan CSĐT
chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp
đề nghị truy tố. Tuy nhiên, VKSND
tỉnh Bình Dương ra quyết định trả hồ
sơ cho cơ quan CSĐT để điều tra bổ
sung lần hai. Từ đó, vụ án đã bị “ngâm”
hơn một năm nay.•
Giảmán cho bị cáo cóhoàn cảnh éo le
Ngày 30-9, TAND TP.HCM xử
phúc thẩm, tuyên bị cáo Trương Tấn
Phước 18 tháng tù về tội cướp giật tài
sản.
Trước đó, TAND huyện Bình Chánh
xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo ba năm
tù. Phước kháng cáo xin giảm nhẹ hình
phạt.
Tại tòa, bị cáo khai do chán nản vì
hoàn cảnh gia đình cha mẹ đau ốm
quanh năm, mẹ vừa qua đời do bệnh
nặng nên bị cáo cùng quẫn, gây ra sự
việc. Bị cáo mong HĐXX giảm án để
sớm trở về chăm sóc cha bị bệnh.
Tòa phúc thẩm xét bị cáo có nhiều
tình tiết giảm nhẹ, mẹ mất sớm, cha
sống một mình tuổi đã cao, bị cáo phạm
tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự nên
tuyên giảm án như trên.
Theo hồ sơ, tối 18-12-2019, Phước
điều khiển xe máy đến quán nước ở
quận 8, TP.HCM gặp Nguyễn Phước
Sang (không rõ lai lịch). Sang rủ Phước
đi cướp. Cả hai chở nhau đến xã Bình
Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM
thì phát hiện chị Nguyễn Thị Mộng
Kha điều khiển mô tô chở chị Trần Thị
Ánh Thi đang cầm điện thoại iPhone 8
Plus trên tay.
Sang chạy áp sát để Phước ngồi sau
giật điện thoại và túi xách của chị Thi
nhưng bị mất đà nên cả hai té. Hai bị
hại tri hô. Sang lái xe tẩu thoát, Phước
bị người dân bắt được giao cho Công an
huyện Bình Chánh. Số tài sản bị cướp trị
giá gần 16,5 triệu đồng.
NAMAN
Ông
Nguyễn
Hoàng
Khanh.
Ảnh:
V. HỘI
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook