225-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm1-10-2020
C03 yêu cầu Sở KH&ĐT Hà Nội
cung cấp hồ sơ vụ Sông Đuống
Ngày 30-9, đại diện Sở KH&ĐT TP Hà Nội
xác nhận đã nhận được văn bản của Cục CSĐT
tội phạm (C03, Bộ Công an) về việc cung cấp hồ
sơ, tài liệu liên quan đến quy hoạch cấp nước quy
hoạch, điều chỉnh quy hoạch cấp nước trên địa bàn
TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2013 đến nay.
Trong các tài liệu C03 yêu cầu Sở KH&ĐT
cung cấp có hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng
dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Đại diện
Sở KH&ĐT cho biết lãnh đạo sở đã chỉ đạo các
phòng, ban liên quan cung cấp các hồ sơ, tài liệu
theo yêu cầu của C03.
Nhà máy nước mặt Sông Đuống có diện tích
khoảng 65 ha, ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
Hà Nội. Ngày 5-9-2019, Nhà máy nước mặt
Sông Đuống đã khánh thành giai đoạn 1 với tổng
mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng, công suất 300.000
m
3
/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ
phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt
600.000 m
3
/ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000
m
3
/ngày đêm và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m
3
/
ngày đêm.
Tại thời điểm khánh thành, dư luận đã đặt ra nghi
vấn TP Hà Nội “ưu ái” cho Nhà máy nước mặt
Sông Đuống bởi giá nước được đưa ra mức tối đa
10.000 đồng/m
3
, trong khi giá nước Sông Đà chỉ
hơn 7.000 đồng/m
3
.
Cũng tại thời điểm đó, Cục Giám định nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng)
đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị cân
nhắc việc tổ chức khánh thành công trình do chưa
đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào khai thác, sử
dụng.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã thông tin, tháng
8-2019, Cục Giám định nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã có văn bản
chỉ rõ Nhà máy nước mặt Sông Đuống chưa bổ
sung hồ sơ để nghiệm thu nhưng đã khánh thành và
đưa vào khai thác.
TRỌNG PHÚ
Xe tải trôi, tông tử vong tài xế
khi đi vệ sinh
Sáng 30-9, các lực lượng chức năng cẩu chiếc xe
tải bị lật ở khu vực gần đèo Nhông trên quốc lộ 1,
đoạn qua xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, Bình Định.
Cơ quan chức năng cũng đã khám nghiệm hiện
trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Thông tin ban đầu từ Phòng CSGT, Công an tỉnh
Bình Định cho biết rạng sáng cùng ngày, khi điều
khiển xe tải 94L-7707 theo hướng Nam - Bắc đến
gần đèo Nhông, ông Đặng Văn Đại (37 tuổi, ngụ xã
Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu) dừng xe
lại ven đường, xuống đi vệ sinh.
Lúc này chiếc xe tải bất ngờ trôi, lao xuống dốc,
tông vào ông Đại đang đi vệ sinh phía trước làm
ông này chết tại chỗ. Tiếp đó, chiếc xe tải lao đi một
đoạn rồi lật ngửa giữa vườn cây ven đường.
TL
Sáng 30-9, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ XI,
nhiệm kỳ 2020-2025 đã bế mạc sau bốn ngày làm việc.
Đại hội đã tổng kết, đánh giá năm năm thực hiện Nghị
quyết Đảng bộ quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020;
quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
và xây dựng Đảng bộ quân đội năm năm tới. Đại hội cũng
kiểm điểm công tác lãnh đạo của Quân ủy Trung ương khóa
X; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện
của Trung ương và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đại hội nhất trí cao với các văn kiện của Quân ủy Trung
ương trình đại hội, trọng tâm là phương hướng, mục tiêu,
chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng, xây dựng Đảng bộ quân đội nhiệm kỳ
2020-2025 và chương trình hành động xây dựng quân đội
đến năm 2025. Trong đó, cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh
tổ chức biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh; đến năm
2030 một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại;
phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, xác
định bảy mục tiêu trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ quân đội trong
năm năm tiếp theo.
Đại hội đã bầu 43 đại biểu cùng 18 đại biểu đương nhiên,
thay mặt cho Đảng bộ quân đội dự Đại hội lần thứ XIII của
Đảng.
Phát biểu bế mạc đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy
viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định với ý thức trách nhiệm
cao trước Đảng bộ và toàn quân, Đại hội đại biểu Đảng bộ
quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã hoàn thành
toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
“Thành công của đại hội là kết quả của quá trình chuẩn
bị công phu, nghiêm túc, trách nhiệm của Quân ủy Trung
ương và các cơ quan chức năng của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng, sự đóng góp công sức, trí tuệ của toàn
quân. Đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị,
Ban bí thư và hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan trung
ương trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội” - Đại
tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.
Bày tỏ niềm tự hào với những thành tựu đạt được trong
nhiệm kỳ qua, song Đại tướng Ngô Xuân Lịch lưu ý toàn
quân “tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, mất cảnh
giác”. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu sau đại hội, cấp
ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức chặt chẽ việc quán triệt, triển khai thực hiện
nghị quyết và chương trình hành động của đại hội, nhanh
chóng đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống.
“Bất luận trong hoàn cảnh nào, quân đội nguyện đoàn
kết một lòng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, xây dựng
Đảng bộ quân đội trong sạch vững mạnh, gương mẫu, tiêu
biểu. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
được giao, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa” - Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định.
PV
LÊ THOA
N
gày30-9,UBNDTP.HCM
phối hợp với Ngân hàng
Thế giới, Văn phòng
chính phủ số và quốc gia
thông minh Singapore, Cơ
quan Phát triển truyền thông
Singapore tổ chức hội thảo
nângcaonhận thứcvànăng lực
chuyển đổi số cho TP.HCM.
Hội thảo được tổ chức trực
tuyến, kết nối với nhiều điểm
cầu ởTP.HCM, các tỉnh, thành
của Việt Nam và Singapore.
Hội thảo nhằmnâng cao nhận
thức và năng lực chuyển đổi
số, cũng như định hướng xây
dựng chính quyền số cho đội
ngũ cán bộ trong các cơ quan,
tổ chức tại Việt Nam.
Tại hội thảo, nhiều chuyên
gia đến từ các cơ quan, tổ
chức của Singapore đã trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm về
những chiến lược, định hướng
và chính sách thúc đẩy phát
triển chuyển đổi số.
ÔngChanCheowHoe,Giám
đốc công nghệ số của chính
phủ Singapore, đã nêu tổng
quan về hành trình chuyển
đổi số của Singapore. Ông
khẳng định tầm quan trọng
của việc đổi mới sáng tạo,
tích hợp hệ thống và sự phối
hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện kế
hoạch chuyển đổi số.
Bà Quek Su Lynn, Giám
đốc Văn phòng Dữ liệu chính
phủ, Văn phòng chính phủ
số và quốc gia thông minh
Singapore, đã chia sẻ về việc
sử dụng dữ liệu an toàn, cách
chia sẻ dữ liệu và khai thác
sức mạnh của dữ liệu. Qua
đó thực hiện công tác hoạch
định chính sách và cung cấp
dịch vụ cho người dân.
Phát biểu tại hội thảo, ông
DươngAnhĐức, PhóChủ tịch
UBNDTP.HCM, cho biết các
quốc gia trên thế giới đã xây
dựng đô thị thông minh, thúc
đẩy chuyển đổi số. Việt Nam
nói chung và TP.HCM nói
riêng là TP lớn, năng động,
là đầu tàu kinh tế của cả nước
cũng không thể nằm ngoài xu
hướng này. 
Vào tháng 6 vừa qua, Thủ
tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 749 phê duyệt
chương trình chuyển đổi
phải học tập để hiểu rõ việc
chuyển đổi số.
“TP phải đánh giá đúng
những hạn chế, yếu kém để
phát triển trong kỷ nguyên số,
để thay đổi tư duy, chuyển đổi
toàn diện nhằm tiến tới chính
quyền số, nền kinh tế số, xã
hội số ở TP.HCM” - ông Đức
nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP
Dương Anh Đức cho rằng
thực hiện chuyển đổi số đặt
ra yêu cầu với mọi cán bộ,
công chức, viên chức, công
dân ởTP.HCMphải có tư duy,
cách làmmới, dám nghĩ dám
làm, thích ứng với sự thay đổi
nhanh chóng của môi trường
sống, làm việc, với cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Đây là cuộc cách mạng
mà công nghệ thay đổi được
tính theo tháng chứ không
phải theo năm” - Phó Chủ
tịch UBND TP Dương Anh
Đức nhấn mạnh.•
Người dân được hướng dẫn làmthủ tục tại SởDu lịch TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030.
Đến tháng 7-2020, UBND
TP.HCM đã ban hành Quyết
định 2393 phê duyệt chương
trình chuyển đổi số của TP.
Theo ông Đức, TP.HCM
nhận thức được rằng việc
thực hiện chuyển đổi số là
cơ bản thực hiện cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ
tư. “Đồng hành với chương
trình chuyển đổi số quốc gia,
TP.HCM xác định chương
trình chuyển đổi số của TP có
vai trò đặc biệt quan trọng và
quyết định sự phát triển của
TP từ nay đến năm 2030” -
ông Đức khẳng định.
Phó chủ tịch UBND TP
đánh giá một trong những
yêu cầu quan trọng cần đáp
ứng khi triển khai chuyển
đổi số là phải đổi mới tư duy
và thống nhất nhận thức. Do
đó, cán bộ, công chức, viên
chức và công dân TP cần
TP.HCM xác định
chương trình chuyển
đổi số có vai trò đặc
biệt quan trọng và
quyết định sự phát
triển của TP từ nay
đến năm 2030.
Chuyển đổi số: Phải
dám nghĩ, dám làm
Một trong những yêu cầu quan trọng là phải đổi mới tư duy, thống nhất
nhậnthứcnhằmtiếntớichínhquyềnsố,nềnkinhtếsố,xãhộisốởTP.HCM.
BếmạcĐại hội đại biểuĐảngbộ quânđội lần thứXI
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook