226-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu 2-10-2020
ĐỨCMINH
S
áng 1-10, tổ công tác của
Thủ tướngChínhphủ làm
việc với 10 bộ, cơ quan
về tình hình xây dựng, trình
ban hành các văn bản quy định
chi tiết luật, pháp lệnh đã có
hiệu lực pháp luật nhưng còn
nợ đọng và văn bản sẽ có hiệu
lực pháp luật từ 1-1-2021; tình
hình xây dựng, trình các đề án
trong chương trình công tác
của Chính phủ, Thủ tướng
chín tháng năm 2020.
Nợ vì chậm trả lời,
chậm tiếp thu ý kiến
Theo báo cáo, đến nay các
bộ còn nợ đọng 18 văn bản,
trong đó chỉ có ba văn bản có
lý do khách quan vì quy định
về vấn đề rất mới, cần xin ý
kiến các cơ quan chức năng
một cách cẩn trọng.
15 văn bản còn lại chủ yếu
chậm vì các lý do chủ quan
như: Cơ quan chủ trì xây
dựng dự thảo chưa tích cực;
cơ quan có trách nhiệm phối
hợp, tham gia ý kiến trả lời
chậm trễ, chưa đúng hạn; cơ
quan chủ trì xây dựng dự thảo
chậm tiếp thu, tiếp thu không
đầy đủ ý kiến các thành viên
Chính phủ nên phải trả đi trả
lại, gửi đi gửi lại…
hành động dựa trên tinh thần
thượng tôn pháp luật.
Chính phủ, Thủ tướng xác
định hoàn thiện thể chế là then
chốt, là khâu đột phá, chiến
lược để đáp ứng yêu cầu đổi
mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả nền kinh tế.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
sau đó truyền đạt lại ý kiến
của Thủ tướng, yêu cầu các
bộ, ngành quan tâm, tập trung
nguồn lực và ưu tiên hàng
sau Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIII…
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
sau đó cho rằng việc ban hành
tới 15 nghị định để hướng
dẫn Bộ luật Lao động (sửa
đổi) là quá nhiều. Ông Mai
Tiến Dũng đề nghị Bộ LĐ-
TB&XH cần gom lại, giảm
bớt số lượng nghị định, nhiều
nhất là ba nghị định.
“Giờban hành nhiều thế này
không chấp nhận được. Một
đất nước mà văn bản chồng
chất, ngay bản thân chúng ta
cũng không nhớ hết các văn
bản, rất khổ” - ông Dũng nói.
Trong tổng thể, Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng cho rằng nếu
không đẩy nhanh, không tích
cực, không quyết liệt thì số
văn bản nợ đọng gia tăng
rất lớn. “Với tinh thần chỉ
đạo của Thủ tướng, yêu cầu
các cơ quan tập trung xử lý,
không để nợ đọng văn bản
quy định chi tiết trước khi
diễn ra Kỳ họp thứ 10 của
Quốc hội” - Bộ trưởng Mai
Tiến Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Mai
Tiến Dũng, kết quả kiểm tra
cho thấy việc ban hành nghị
định còn rất nhiều, có những
luật ban hành 15 nghị định,
chưa kể một nghị định còn
rất nhiều thông tư. Trong khi
đó, việc ban hành nhiều nghị
định, thông tư gây khó khăn
cho doanh nghiệp, người dân.•
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủ: “Văn bản chồng chất, chúng ta rất khổ, không nhớ hết!”.
Ảnh: NGUYỆT THU
Ngày 1-10, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao,
trả lời câu hỏi về công hàm chung của Anh, Pháp và Đức
tại Liên Hợp Quốc về vấn đề Biển Đông, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam (VN) Lê Thị Thu Hằng khẳng
định: VN hoan nghênh các nước chia sẻ nguyện vọng và
mục tiêu chung để duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển ở Biển Đông.
Bà Hằng cho rằng để thực hiện điều này, việc tôn
trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện
chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật
Biển (UNCLOS) năm 1982 là thiết yếu.
VN hoan nghênh lập trường các nước về vấn đề Biển
Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm
như đã nêu trong tuyên bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 36 vừa qua, cũng như thông cáo chung của Hội
nghị bộ trưởng ngoại giao lần thứ 53. Theo đó, UNCLOS
1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên
biển và đại dương.
Với tinh thần đó, cùng với các nước ASEAN, VN
mong rằng tất cả các nước, bao gồm các nước đối tác của
ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn
định, hợp tác tại Biển Đông.
Các nước cùng nhau giải quyết tranh chấp thông qua
đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp
quốc tế, vì lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các
nước khu vực và cộng đồng quốc tế.
“Một lần nữa, xin khẳng định VN luôn đóng góp tích
cực và có trách nhiệm vào quá trình này” - người phát
ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.
Về quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
“Văn bản chồng chất, chúng ta
rất khổ, không nhớ hết”
Việc nợ đọng văn bản được các cơ quan cho rằng là do thiếu phối hợp, cơ quan chủ trì chậm tiếp thu
ý kiến đóng góp…
TrungQuốc phải chấmdứt tập trậnbắnđạn thật ởHoàngSa
Cạnh đó, với các luật, pháp
lệnh có hiệu lực từ 1-1-2021,
các bộ còn phải trình Chính
phủ ban hành 49 văn bản, hiện
đã trình hai văn bản, còn 47
văn bản chưa trình.
Phát biểu tại buổi làm
việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Mai
Tiến Dũng nhấn mạnh ngay
từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ
khóa XIV, Thủ tướng luôn
đặt vấn đề xây dựng thể chế,
xây dựng chính phủ kiến tạo,
đầu cho công tác hoàn thiện
thể chế.
Bộ LĐ-TB&XH: Xin lùi
trình nghị định đến
sau Đại hội XIII
Giải trình tại buổi làm việc,
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
NguyễnBáHoan cho hay năm
2020 bộ này đăng ký 15 nghị
định hướng dẫn chi tiết Bộ luật
Lao động (sửa đổi). Hiện bộ
đã trình hai nghị định, xin lùi
thời gian trình hai nghị định
“Một đất nước mà
văn bản chồng
chất, ngay bản
thân chúng ta cũng
không nhớ hết các
văn bản, rất khổ.”
Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng
Còn ba tháng, phải trình 256 văn bản
Liên quan đến chương trình công tác của Chính phủ,
Thủ tướng, các bộ, cơ quan phải trình 301 đề án trong chín
tháng năm 2020. Đến nay đã trình 266 đề án, còn nợ đọng
35 đề án. Trong quý IV-2020, các bộ, cơ quan phải trình 156
đề án. Như vậy từ nay đến cuối năm, các bộ, cơ quan phải
trình Chính phủ,Thủ tướng tổng số 256 văn bản (65 văn bản
quy định chi tiết; 191 đề án trong chương trình công tác).
Hoan nghênh tân thủ tướng Nhật
thăm Việt Nam
Cũng tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 1-10, khi được hỏi
về thông tin tânThủ tướngNhật Bản SugaYoshihide sẽ thăm
chính thứcVN trong thời gian tới, người phát ngôn BộNgoại
giao VN Lê Thị Thu Hằng cho biết: Quan hệ đối tác chiến
lược sâu rộngVN - Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp. Hai
bên duy trì tiếp xúc ở các cấp và dưới nhiều hình thức khác
nhau.“Với tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh Thủ tướng
Nhật Bản Suga Yoshihide thăm VN vào thời điểm phù hợp
với cả hai bên” - bà Hằng nói.
Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, người phát
ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết việc nối lại đàm phán
COC sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch bệnh COVID-19
là ưu tiên của các nước ASEAN và Trung Quốc.
VN chia sẻ ưu tiên này vì VN mong muốn cùng các
nước liên quan nối lại đàm phán COC, tiến tới việc sớm
đạt được COC chất lượng, tổng thể, hiệu lực, hiệu quả
phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982.
Báo giới đặt câu hỏi: Trung Quốc vừa tổ chức tập trận
bắn đạn thật ở gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là cuộc tập
trận lần thứ ba gần Hoàng Sa trong năm nay của Trung
Quốc. Đề nghị người phát ngôn bình luận về việc này.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói phải nhắc
lại là VN có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch
sử để khẳng định chủ quyền đầy đủ của mình đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật
pháp quốc tế.
Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo
Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của VN đối với quần đảo
này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không
có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc
và ASEAN về COC và việc duy trì môi trường hòa bình,
ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
“VN yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của VN
đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn
hoạt động vi phạm tương tự” - người phát ngôn Lê Thị
Thu Hằng bày tỏ.
VIẾT THỊNH
Người phát ngôn BộNgoại giao Việt NamLê Thị ThuHằng.
Ảnh: BNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook