226-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 2-10-2020
TÁ LÂM
S
áng1-10,tổđạibiểuQuốc
hội TP.HCM đơn vị 1
gồm Phó Bí thư thường
trực Thành ủy TP.HCMTrần
LưuQuang; Thiếu tướngNgô
Tuấn Nghĩa, nguyên Chính
ủy Bộ tư lệnh TP.HCM và
ông LâmĐình Thắng, Bí thư
Quận ủy quận 9 đã có buổi
tiếp xúc với cử tri ba quận
1, 3 và 4 (TP.HCM).
Tại buổi tiếp xúc, nhiều ý
kiến của cử tri về đề án thành
lập TP Thủ Đức đã được tổ
đại biểu tiếp thu, trao đổi.
Sẽ tụt hậu nếu không
lập TP Thủ Đức
Quan tâm đến việc sáp
nhập các đơn vị hành chính,
cử tri ba quận này cho rằng
đề án sáp nhập ba quận 2, 9
và Thủ Đức để thành lập TP
Thủ Đức trực thuộc TP.HCM
là việc quan trọng, mang tầm
ảnh hưởng sâu rộng, cần có
sự chuẩn bị chu đáo.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu
(quận 3) cho rằng chủ trương
sáp nhập ba quận phía đông
thành một trong TP.HCM là
hướng đi đúng nhưng các
quận này đang còn những
sai phạm về dự án, quản lý
trật tự xây dựng… đến nay
vẫn chưa khắc phục triệt để,
chưa xử lý xong. Do đó, ông
Châu đặt câu hỏi vì sao phải
gấp rút thực hiện đề án này.
Chia sẻ với cử tri, ông
Trần Lưu Quang, Phó Bí
thư thường trực Thành ủy
TP.HCM, cho rằng TP.HCM
là đầu tàu kinh tế của cả
nước, là trung tâm khoa học
lĩnh vực này sẽ có độ kết nối,
tương tác với nhau rất cao,
đào tạo gắn với nghiên cứu,
sản xuất gắn với logistics.
Trả lời câu hỏi vì sao phải
đẩy nhanh việc thành lập
báo cáo Quốc hội trong kỳ
họp tới.
Đối với việc giải quyết
những vấn đề còn tồn tại
của ba quận nói trên và việc
thành lập TP Thủ Đức, ông
Quang cho rằng hai việc này
khác nhau. “Chúng ta đã giải
quyết được một phần lớn vấn
đề của ba quận và sẽ tiếp tục
giải quyết phần còn lại” - ông
Quang nói.
Từng bước cải thiện
kẹt xe, ngập nước
Tại buổi tiếp xúc, cử tri các
quận này còn quan tâm đến
nhiều nội dung khác như kẹt
xe, ngập nước…
Cử tri Nguyễn Ngọc Cẩm
(quận 1) bày tỏ trăn trở đối
với tình hình giao thông
hiện nay của đô thị lớn nhất
cả nước. Bà cho rằng ngoài
nguyên nhân do ý thức người
tham gia giao thông chưa tốt
thì vấn đề hạ tầng giao thông
của TP cũng cần được cải
thiện nhiều hơn.
Ông Trần Lưu Quang cho
biết theo tính toán, TP.HCM
cần khoảng 40 tỉ USD để
giải quyết vấn đề phát triển
hạ tầng giao thông. Tuy
nhiên, ngay cả khi có đủ
số tiền ấy, TP cũng không
thể thực hiện nhanh chóng
bởi những vướng mắc liên
quan bồi thường, giải phóng
mặt bằng.
“Nếu mỗi người có ý thức
hơn thì tình hình giao thông
TP sẽ được cải thiện. Ở khu
vực nào mọi người tham gia
có văn hóa và trách nhiệm,
nơi đó sẽ giảm thiểu được ùn
tắc” - ông Quang nói.
Với các ý kiến phản ánh về
vấn đề ngập nước, ông Quang
cho biết nhiều nguyên nhân
dẫn đến TP bị ngập nước,
trong đó có việc một số công
trình, dự án chống ngập của
TP bị chậm tiến độ bởi nhiều
lý do khách quan.
“Trong nhiệm kỳ tới, TP sẽ
có hai đề án lớn liên quan đến
giao thông và chống ngập. TP
sẽ cải thiện, cẩn trọng từng
bước để người dân bớt khổ
vì kẹt xe, ngập nước” - ông
Quang khẳng định.•
Lý do phải đẩy nhanh việc thành lập
TP Thủ Đức
Nếu không khẩn trương làmhồ sơ thủ tục thành lập TPThủĐức để cấp có thẩmquyền phê duyệt
đề án thì phải chờ ít nhất nămnămnữa.
công nghệ nên TP có trách
nhiệm đi đầu trong việc phát
triển theo xu thế phát triển
của thế giới. “Không còn
cách nào khác, nếu không
thực hiện, mỗi ngày TP sẽ
tụt hậu. Không làm sẽ có
lỗi với người dân TP và cả
nước” - ông Quang nói.
Theo ông Quang, TP Thủ
Đức trong tương lai sẽ là nơi
có mô hình phát triển mới,
tích hợp nhiều lĩnh vực đang
là thế mạnh của TP như khoa
học công nghệ, giáo dục đào
tạo và một số lĩnh vực công
nghệ cao của TP Thủ Đức
trong tương lai. Và những
TP Thủ Đức, ông Quang
cho biết theo kế hoạch đến
tháng 5-2021, cả nước sẽ tổ
chức bầu đại biểu Quốc hội,
HĐND các cấp. Do đó, nếu
không khẩn trương làm hồ
sơ thủ tục thành lập TP Thủ
Đức để cấp có thẩm quyền
phê duyệt đề án thì phải chờ
ít nhất năm năm nữa. “Đó là
lý do tại sao phải làm gấp
như vậy” - ông Quang nói.
Cũng theo ông Quang, nếu
được chấp thuận như dự kiến
thì đến tháng 5-2021 sẽ bầu
hệ thống chính trị ở TP Thủ
Đức. Kế hoạch thành lập
TP Thủ Đức cũng sẽ được
Nếu không sớm thực
hiện việc thành lập
TP Thủ Đức thì mỗi
ngày TP sẽ tụt hậu
và TP sẽ có lỗi với
chính người dân TP
cũng như cả nước.
HậuGiang: 29 tỉnhủy viên tái cửnhiệmkỳ 2020-2025
TiềnGiang hoàn thành năm cây cầu chàomừng Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Ngày 1-10, Hậu Giang đã tổ chức buổi họp báo thông
tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm
kỳ 2020-2025. Cụ thể, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang sẽ
diễn ra từ ngày 12 đến 14-10 với sự tham dự của 349 đại
biểu.
Nói về công tác nhân sự, ông Trần Văn Huyến, Trưởng
ban Dân vận, Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, thông tin:
Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh đã xây dựng quy hoạch A1, Ban chấp hành Đảng
bộ và các chức danh lãnh đạo cấp ủy, nhiệm kỳ 2020-
2025. Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng rà soát,
bổ sung quy hoạch A1, đồng thời xây dựng quy hoạch A2,
A3. Qua đó, đưa những cán bộ không còn đáp ứng tiêu
chuẩn, điều kiện ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung vào
quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng.
Ông Huyến cũng khẳng định đề án nhân sự được thực
hiện công phu, minh bạch và đúng quy trình, quy định của
trung ương. Đại hội lần này sẽ bầu Ban chấp hành gồm 50
người, trong đó có 29 người tái cử và Ban Thường vụ gồm
16 người.
• Cùng ngày, Tiền Giang cũng tổ chức họp báo và thông
tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ
XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, đại hội sẽ diễn ra từ
ngày 12 đến 15-10 tại Trung tâm hội nghị tỉnh với 349 đại
biểu tham dự.
Đại hội lần này có chủ đề “Xây dựng Đảng bộ và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao niềm tin
trong nhân dân; đổi mới, sáng tạo; bảo đảm quốc phòng,
an ninh; phấn đấu đến năm 2025 Tiền Giang trở thành tỉnh
phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy Tiền Giang, cho biết đến nay Tiền Giang đã hoàn thành
công tác tổ chức Đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ
sở. Công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
đến nay đã cơ bản hoàn thành. Các văn kiện đại hội cũng
được chuẩn bị chặt chẽ, khách quan, dân chủ và khoa học.
Công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy khóa XI được thực hiện
dân chủ, toàn diện, đảm bảo theo các quy định.
Thông tin về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho
hay nhiệm kỳ 2016-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh
Tiền Giang tăng 7,3%, GRDP bình quân đầu người năm
2020 đạt 58,6 triệu đồng. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
đạt 3 tỉ USD, đứng thứ 2/13 tỉnh, thành đồng bằng sông
Cửu Long. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm
2020 đạt 11.665 tỉ đồng…
“Để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, Tiền
Giang đã xây dựng hoàn thành năm công trình gồm cầu
Long Hưng, cầu Ngũ Hiệp, cầu Bình Xuân, cầu Trà Lọt và
cầu Nguyễn Văn Tiếp với tổng kinh phí xây dựng trên 620
tỉ đồng. Điều này đã tạo điều kiện giao thông thuận lợi và
góp phần quan trọng trong kết nối giao thông thông suốt
giữa các địa phương trong vùng và trong tỉnh” - ông Dũng
nói.
CHÂU ANH - ĐÔNG HÀ
Đề xuất có thêm một ô dành cho
xe máy rẽ trái ở giao lộ lớn
Góp ý cho dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi),
bà Tô Thục Hiền (cử tri quận 4) đề xuất thêm một ô dành
cho xemáymuốn rẽ trái tại những giao lộ lớn.Theo bà Hiền,
giải pháp này sẽ giúp giảm ùn tắc và an toàn hơn.
Ngoài ra, bà cũng đề xuất bổ sung hành vi không chú
ý quan sát vào dự án luật này để thống nhất áp dụng. Bởi
theo bà Hiền, trong thực tế có nhiều trường hợp người điều
khiển phương tiện giao thông do không chú ý quan sát nên
đã gây tai nạn chết người.
Với các đề xuất này, tổ đại biểuQuốc hộiTP.HCMghi nhận
và sẽ chuyển tải ý kiến của cử tri đến diễn đàn Quốc hội.
PhóBíthưthườngtrựcThànhủyTP.HCM
TrầnLưuQuangtraođổivớicửtri tạibuổitiếpxúc.
Ảnh: TÁ LÂM
Một góc TP ThủĐức trong tương lai với tuyến
metro số 1 đang hoàn thiện đoạn qua nút
giao thôngĐHQuốc gia TP.HCM.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook