226-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu2-10-2020
TUYẾNPHAN
N
gày 30-9, TAND TP Hà Nội đã
tuyên án vụ lập “quỹ đen” tại
Ban quản lý dự án Công trình
liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đối với
ba bị cáo là cựu trưởng ban, kế toán
trưởng và nhân viên Phòng tài chính
kế toán cơ quan này.
Mang ngàn tỉ gửi ngân hàng
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo
Trần Khắc Hiệp (cựu trưởng ban) và
Lê Xuân Hoàng (cựu kế toán trưởng,
trưởng Phòng tài chính kế toán) mỗi
người bốn năm tù cùng về tội lập quỹ
trái phép.
Cùng tội danh trên, bị cáo Nguyễn
MạnhTấn (cựu nhân viênPhòng tài chính
kế toán) bị tòa tuyên phạt hai năm tù.
Theo cáo trạng, Ban quản lý dự án
Công trình liên hợp lọc hóa dầu Nghi
Sơn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN). Đây là đơn vị sự nghiệp kinh tế,
hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng
để giao dịch, được mở tài khoản tại hệ
thống ngân hàng.
Từ năm 2008 đến tháng 3-2011, ông
Tôn Anh Thi là trưởng ban. Từ tháng
4-2011 đến tháng 10-2017, bị cáo Trần
Khắc Hiệp tiếp quản vị trí này thay
ông Thi.
Năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam giao Ban quản lý dự án Công trình
liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện
một số hạng mục xây dựng tại liên hợp
lọc hóa dầu Nghi Sơn, trong đó có hai
hợp đồng san lấp hoàn thiện và nạo vét
công trình biển gói BoQ2.
Quá trình thực hiện, chủ đầu tư là
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn
chuyển thanh toán cho Ban quản lý
dự án Công trình liên hợp lọc hóa dầu
Nghi Sơn số tiền hơn 1.900 tỉ đồng.
Tuy nhiên, Tôn Anh Thi và Trần Khắc
Hiệp đã sử dụng 1.600 tỉ đồng từ nguồn
tiền nêu trên và 50 tỉ đồng từ Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam cấp để ký hàng chục
hợp đồng gửi tiền có kỳ hạn với một số
ngân hàng ở Thanh Hóa.
Lập quỹ trái phép để
“đi quan hệ”
Kết quả điều tra cho thấy tiền lãi phát
sinh từ việc làm trên lên tới 20 tỉ đồng.
Số tiền này các bị cáo để ngoài hệ thống
sổ sách kế toán của Ban quản lý dự án
Công trình liên hợp lọc hóa dầu Nghi
Sơn, chi tiêu trái phép, gây thiệt hại cho
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cũng theo lời khai của các bị cáo,
số tiền lãi phát sinh được sử dụng làm
phong bì chi đối nội, đối ngoại vào các
dịp lễ tết, “đi quan hệ”… Dù vậy, các
lãnh đạo, thư ký của PVN, lãnh đạo
các phòng thuộc ban quản lý… được
cho là nhận tiền từ bị cáo đều phủ nhận
lời khai này.
HĐXX cho rằng bị cáo Trần Khắc
Hiệp là người chỉ đạo và trực tiếp ký
66 hợp đồng tiền gửi nên giữ vai trò
chính. Bị cáo Lê Xuân Hoàng trực tiếp
bàn bạc với bị cáo Hiệp, là người quản
lý tiền và chi tiêu gần 20 tỉ đồng tiền lãi.
Về phía Nguyễn Mạnh Tấn, bị cáo
này kêu oan. Tuy nhiên, HĐXX khẳng
định dù không được bàn bạc việc gửi
tiền nhưng bị cáo đã tiếp nhận ý chí từ
cấp trên, đồng thời trực tiếp nhận hơn 6
tỉ đồng tiền lãi quản lý theo chỉ đạo của
hai bị cáo Hiệp và Hoàng. Do đó, bị cáo
Tấn có vai trò là đồng phạm giúp sức.
Sau khi xem xét, HĐXX quyết định
tuyên án như trên. Ngoài ra, HĐXX
còn buộc bị cáo Trần Khắc Hiệp phải
bồi thường hơn 10 tỉ đồng, được đối
trừ hơn 7 tỉ đồng đã nộp trước đó; bị
cáo Lê Xuân Hoàng phải bồi thường
hơn 9,2 tỉ đồng cho PVN. Riêng bị
cáo Nguyễn Mạnh Tấn, do không có
vai trò trong việc chi tiêu “quỹ đen”
nên tòa án không buộc bị cáo này phải
bồi thường.•
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TP
Ông Lê VinhDanh. Ảnh: PLO
Các bị cáo khai số tiền lãi
phát sinh được sử dụng
làm phong bì chi đối nội,
đối ngoại vào các dịp lễ tết,
“đi quan hệ” nhưng các
lãnh đạo, thư ký của PVN,
lãnh đạo các phòng thuộc
ban quản lý được cho là
nhận tiền từ các bị cáo đều
phủ nhận lời khai này.
Đình chỉ một bị can
Liên quan đến vụ án, ông Tôn Anh Thi (cựu trưởng ban) cũng được xác định có
hành vi lập quỹ trái phép. Dù vậy, quá trình điều tra xác định ông Thi dùng 813
triệu đồng để chi cho hai gia đình nạn nhân bị thiệtmạng khi giải phóngmặt bằng
theo yêu cầu của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, đã báo cáo phù hợp quy chế PVN.
Cùng với đó, toànbộ lãi từ các hợpđồng tiềngửi doôngThi ký đã được nộp khắc
phục. Vì vậy, VKSND Tối cao quyết định đình chỉ bị can đối với ông này.
T.PHAN
Cựu trưởng ban lập
“quỹ đen” 20 tỉ lãnh án
Cựu trưởng Ban quản lý dự án Công trình liên hợp lọc hóa dầuNghi
Sơn bị cáo buộc lập quỹ trái phép 20 tỉ đồng để chi đối nội, đối ngoại.
Tòa trả lạiđơnkhởikiện
choôngLêVinhDanh
TAND TP.HCM vừa có thông báo trả lại đơn khởi
kiện cho ông Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng Trường ĐH
Tôn Đức Thắng, đang bị tạm đình chỉ công tác).
Trước đó, tòa này nhận được đơn khởi kiện cùng tài
liệu chứng cứ của ông Danh yêu cầu hủy Quyết định
số 1228/QĐ-TLĐ ngày 21-8 của Đoàn chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN) tạm
đình chỉ công tác đối với ông.
Quyết định 1228 có nội dung tạm đình chỉ công tác
đối với ông Danh để kiểm điểm, xem xét xử lý trách
nhiệm do có các khuyết điểm, vi phạm theo Thông
báo 788-TB/UBKTTU ngày 22-7 của Ủy ban Kiểm
tra Thành ủy TP.HCM. Thời hạn tạm đình chỉ công tác
là 90 ngày kể từ ngày 21-8.
Theo TAND TP.HCM, lý do trả lại đơn kiện cho ông
Danh là vì quyết định trên mang tính nội bộ của cơ
quan, tổ chức. Theo quy định của Luật Tố tụng hành
chính 2015, khiếu kiện nêu trên không thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án.
Ngày 25-8-2020, Tổng LĐLĐ VN công bố quyết
định tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông
Danh sau khi Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng
TP.HCM đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, đình chỉ chức
vụ bí thư Đảng ủy Trường ĐH Tôn Đức Thắng với
lý do ông Danh có khuyết điểm, vi phạm đã được
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM kết luận.
Cho rằng quyết định tạm đình chỉ công tác nói trên
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, ông Danh
đã khởi kiện ra tòa như trên.
Theo TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trưởng phòng
Thanh tra - Pháp chế, Trường ĐH Kinh tế-Luật
TP.HCM, việc tòa án trả lại đơn khởi kiện cho ông
Danh là đúng.
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính thì
quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành
vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm
vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh
phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các
đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.
Mặt khác, Điều 30 Luật Tố tụng hành chính cũng
quy định về các trường hợp khiếu kiện thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án. Theo đó, quyết định hành
chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ
quan, tổ chức sẽ không thuộc trường hợp mà tòa án
giải quyết.
Ngoài ra, quyết định tạm đình chỉ công tác đối với
ông Danh trong trường hợp này là một bước tạm thời
trong toàn bộ quá trình xem xét các hành vi vi phạm
nên chưa thể trở thành quyết định hành chính.
H.YẾN - M.CHUNG
TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm Nguyễn Văn Minh
(SN 1978, TP.HCM) về tội trộm cắp tài sản.
HĐXX chấp nhận kháng nghị của VKSND TP.HCM,
tuyên giữ nguyên mức hình phạt chín tháng tù đối với bị
cáo nhưng không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự.
Minh bị bắt quả tang lấy trộm một chiếc xe đẩy vào
ngày 29-4. TAND quận Thủ Đức xử sơ thẩm, tuyên phạt
Minh chín tháng tù.
VKSND TP.HCM kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm áp
dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với bị cáo là sai.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKS cho rằng cấp sơ
thẩm xác định tội danh của bị cáo là đúng người, đúng tội.
Tuy nhiên, tòa sơ thẩm nhận định bị cáo có một tiền án,
chưa được xóa án tích, nay lại tiếp tục thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý là tình tiết tăng nặng hình sự tái phạm.
Do đó, tòa áp dụng khoản 1 Điều 52 BLHS khi xét xử đối
với bị cáo.
Tháng 6-2016, TAND quận Thủ Đức tuyên phạt Minh
sáu tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bị cáo
đã chấp hành xong hình phạt tù và thực hiện xong các
quyết định khác tại bản án này.
Tháng 4-2017, TAND Tối cao có văn bản giải đáp một
số vấn đề liên quan đến việc xóa án tích. Theo đó, thời
điểm xóa án tích là từ khi người bị kết án chấp hành xong
hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người
đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định
khác của bản án.
Theo những căn cứ trên thì Minh đã được xóa án tích và
bản án sơ thẩm đã gây bất lợi cho bị cáo.
CÙ HIỀN
Đã được xóa án tích nhưng tòa sơ thẩm nói chưa
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook