234-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 12-10-2020
Mỗi công dân là chủ thể và mục tiêu
của đô thị thông minh
TP.HCMngày nay và trong tương lai sẽ làmột đô thị nén với
nhiều tòa nhà cao tầng, cao ốc, không gian đô thị ngày càng
trở nên chật chội. Do đó, chúng ta càng cần chú trọng xây
dựng ý thức, nếp sống văn minh đô thị vững chắc nơi người
dân. Việc này để người dân thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về
an sinh và an toàn, ngày càng hài lòng hơn về đô thị hiện đại.
Trách nhiệm ấy không chỉ thuộc về các nhà hoạch định
chiến lược, các nhà quản lý xã hội mà là mệnh lệnh đặt ra từ
cuộc sống, trong đómọi công dânTP đều là chủ thể sáng tạo,
đồng thời là mục tiêu của quá trình phát triển đô thị thông
minh, TP văn minh - hiện đại - nghĩa tình.
TP.HCM ngày nay
và trong tương lai
sẽ là một đô thị nén,
không gian đô thị
ngày càng trở nên
chật chội. Do đó
chúng ta càng cần
chú trọng xây dựng
ý thức, nếp sống văn
minh đô thị vững
chắc nơi người dân.
Xây dựng con người đô thị
trong thành phố thôngminh
TS LêThị Trúc Anh, Học viện
Cán bộ TP.HCM, cho rằng
chương trình “phát triển nhân lực
và văn hóa TP.HCM” hoàn toàn
phù hợp với xu thế phát triển và
đáp ứng nhu cầu thực tiễn,
cấp bách của thành phố.
TS LÊ THỊ TRÚCANH,
Học việnCánbộ TP.HCM
D
ự thảo Báo cáo chính trị
Đại hội đại biểu Đảng
bộ TP.HCM lần thứ XI,
nhiệmkỳ 2020-2025 vừa được
công bố
xác định
“pháttriển
nhân lực
vàvănhóa
TP.HCM”
l à m ộ t
trong bốn
chương trình phát triển củaTP.
Thách thức từ con
người, thói quen cũ
Hiện nay quá trình hội
nhập ngày càng sâu rộng vào
khu vực và thế giới đòi hỏi
TP.HCM phải tập trung các
nguồn lực để tăng tốc hơn
trong việc thực hiện mục tiêu
xây dựng vănminh đô thị hiện
đại, TP thông minh trên nền
tảng những giá trị cốt lõi của
văn hóa, con người TP.HCM.
Như vậy, phải xem xét,
chú trọng hài hòa các yếu
tố tiên tiến, phát triển vượt
trội về công nghệ của đô thị
thông minh thời đại 4.0 với
việc tạo nền tảng nếp sống,
lối sống văn minh tương ứng
cho người dân TP.
Đây không phải lần đầu tiên
chính quyền TP xác định chủ
đề năm, trong đó nội dung
trọng tâm là “xây dựng nếp
sống văn minh đô thị”. Còn
nhớ giai đoạn 2008-2009,
TP.HCM đã tập trung thực
hiện chủ đề này.
Tuynhiên,hiệnnayTP.HCM
vẫn đang phải đối diện với
áp lực gia tăng dân số cơ
học lớn nhất và là nơi bị ảnh
hưởng bởi biến đổi khí hậu
mạnh nhất cả nước. Những
khó khăn, thách thức không
nhỏ ấy khiến cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và hành trình xây
dựng nếp sống văn minh đô
thị nói riêng của TP.HCM có
phần gia tăng hơn về áp lực.
Những thói quen có từ
lâu, ăn sâu vào máu thịt như
vứt rác bừa bãi, buôn bán tự
do nơi vỉa hè, dưới lòng, lề
đường… Những thói quen
này không phù hợp với đô
thị văn minh, tác động tiêu
cực tới mỹ quan TP. Ở nhiều
người dânTPchưa hình thành
ý thức vănminh đô thị ngay từ
nhỏ, từ nền tảng giáo dục gia
đình, nhà trường, từ đó dẫn
đến những hành vi, việc làm
chưa thật chuẩn như không
chấp hành nghiêm luật giao
thông, tự giác giữ gìn vệ sinh
nơi công cộng...
Cạnh đó, sự thiếu gương
mẫu của một vài cán bộ, công
chức, viên chức trong những
hành xử lệch chuẩn nơi công
cộng như hút thuốc lá, xả rác
tùy tiện, không có ý thức giữ
gìn vệ sinh chung… không
chỉ tác động đến tình cảm,
niềm tin của người dân mà
nhiều lúc còn trở thành “tấm
gương xấu” cho người khác,
người dân bắt chước...
Cán bộ phải đi trước
Từ thực tiễn của TP.HCM,
muốn xây dựng đô thị thông
minh thì phải có con người
có văn hóa, văn minh, nhân
bản, nghĩa tình…
Muốn có con người tự giác
thì trước hết phải có những
quy định pháp luật rõ ràng,
công khai, minh bạch và
nghiêm. Việc xây dựng đô thị
thông minh và văn minh đô
thị xét đến cùng thực chất là
xây dựng con người văn hóa.
Một vấn đề quan trọng, ảnh
hưởng đến chất lượng và hiệu
quả của quá trình xây dựng
văn minh đô thị là hình ảnh
và “văn hóa của người quản
lý, lãnh đạo”. Trong nhiều
trường hợp, yếu tố tiên quyết
củamọi sự thay đổi là từ người
lãnh đạo có uy tín, giàu bản
lĩnh chính trị và năng lực lãnh
đạo, tận tâm vì lợi ích chung
của quần chúng nhân dân. Khi
người tổ chức, người đứng đầu
tự giác thực thi nhiệm vụ và
vai trò nêu gương trong thực
hiện nếp sống văn minh đô
thị thì sẽ góp phần gieo mầm
và duy trì những thói quen tốt
cho cộng đồng, tập thể, trong
nhân dân…
Do vậy, đối với TP.HCM,
việc cần làm ngay, thường
xuyên, liên tục là tăng cường
xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức có năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ
chuyên nghiệp, phẩm chất
văn hóa đạo đức vững chắc
và ý thức trách nhiệm cao với
cộng đồng xã hội.
Gia đình là nơi
xây dựng con người
văn minh
Để tạo thành nề nếp, lối
sống văn minh đô thị cho
người dân TP, các nước gần
ta đã dành hàng chục năm để
triển khai các chương trình
giáo dục công dân cho học
sinh, sinh viên của họ. Đây
là cách gieo mầm thói quen
sinh hoạt trật tự, giữ gìn vệ
sinh hay tác phong văn minh,
lịch sự nơi đô thị.
Ở nước ta, môn giáo dục
công dân được dạy rất cụ
thể và nghiêm túc, gồm cả
giáo dục luật lệ giao thông,
ý thức bảo vệ của công, phép
lịch sự xã giao hằng ngày…
Đó là cách giáo dục từ gốc
rất đáng để chúng ta tiếp tục
tham khảo, học tập và vận
dụng một cách phù hợp vào
điều kiện cụ thể của TP.HCM,
nơi cómức tăng dân số cơ học
luôn cao hơn các TP khác.
Đặc trưng của TP.HCM là
các cuộc vận động luôn theo
hướng bắt đầu từ cộng đồng
dân cư như khu phố, tổ dân
phố, khu chung cư… Tuy
nhiên, công tác vận động quần
chúng, truyền thông về nếp
sống văn minh, văn hóa cần
chú ý hơn đến vai trò, chức
năng của hộ gia đình và những
biến đổi văn hóa trong bối
cảnh hội nhập hiện nay. Bởi
dù có những biến đổi về quy
mô, cơ cấu, tính chất đến đâu
chăng nữa thì gia đình vẫn là
cơ sở giáo dục công dân căn
bản và trước nhất.
Do vậy, việc vận động và
giám sát công dân nơi khu
phố gắn với từng hộ gia đình
ngày càng quan trọng đối với
việc định hình và xây dựng
nếp sống đô thị ở cư dân.
Tăng cường truyền
thông về nếp sống
văn minh đô thị
Trong triển khai thực hiện
chủ đề năm 2020 “xây dựng
nếp sống văn minh đô thị”,
thiết nghĩ chúng ta phải thúc
đẩy hơn nữa các chương trình
tuyên truyền, giáo dục, các
hình thức chế tài và phải tiếp
tục lồng ghép hoạt động xây
dựng nếp sống văn minh vào
các chương trình khác như
“Khu phố văn hóa”, “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, “Xây dựng
gia đình văn hóa”…
Truyền thống của người
dân TP.HCM là luôn gắn với
tinh thần năng động, sáng
tạo. Vì vậy, có rất nhiều mô
hình do quần chúng nhân
dân góp sức để cùng chính
quyền các cấp nâng cao ý
thức xây dựng nếp sống văn
minh đô thị trong cộng đồng,
cần được nghiêm túc nghiên
cứu, tổng kết và nhân rộng
điển hình thông qua các hình
thức truyền thông đa dạng
hiện nay.
Để tuyên truyền về xây
dựng văn hóa, văn minh đô
thị trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0, TP.HCM
cũng đã phát huy dịch vụ công
trực tuyến và triển khai hệ
thống một cửa điện tử, ISO
điện tử; đã ban hành kiến trúc
chính quyền điện tử đóng vai
trò là kế hoạch tổng thể giúp
định hướng triển khai một
cách thống nhất và đồng bộ
ứng dụng công nghệ thông
tin trong các cơ quan nhà
nước của TP. Từ đó hỗ trợ
hiệu quả công tác cải cách
hành chính, phục vụ người
dân và doanh nghiệp.
TP quan tâm phát triển hạ
tầng số, là địa phương đầu
tiên trong cả nước triển khai
mạng 5G. Từ đó góp phần
tăng cường sự kết nối thông
tin giữa chủ thể quản lý các
cấp và người dân, phối hợp,
nâng cao ý thức trách nhiệm
xã hội trong việc chung tay,
chung sức đẩy lùi tai nạn giao
thông, rác thải, ô nhiễm môi
trường…, tất cả vì một đô
thị an ninh, an toàn, vì hạnh
phúc cho mọi người dân sống
trên địa bàn.•
Ý thức vănminhđô thị củangười dânđượchình thành từnền tảnggiáodụcgiađình, nhà trườngvàxãhội. Trongảnh: Học sinh
TrườngTHPTTrưngVương (quận1, TP.HCM) trongmột lần thamgiachuyênđề tìmhiểuvề luật giao thông tại trường. Ảnh: HOÀNGGIANG
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook