234-2020 - page 12

12
VIẾT LONG-VIẾT THỊNH
V
ào 7 giờ 50 ngày 12-
10-2013, khi công nhân
Phân xưởng A17 đang
làm việc thì một tiếng nổ lớn
phát ra, sau đó pháo hoa, đất
đá, bụi mù tạo thành cột khói
cao hàng chục mét. Kho pháo
chứa nhiều thuốc nổ đã làm
khu vực sản xuất như một bãi
chiến trường chỉ sau vài phút.
Ký ức kinh hoàng
Chỉ tay về khu vực nhàmáy,
bà Vũ Thị Minh, mẹ của anh
Hà Anh Tuấn, cho biết khu
vực xảy ra vụ nổ rất gần nhà
bà nên cảmnhận rất rõ. Ngoài
nghe tiếng nổ lớn, những vật
dụng trong căn phòng của bà
cứ rung lên như động đất, còn
trên mái nhà đá văng rào rào
như có trận mưa đá.
“Biết vụ nổ ở nhà máy, tôi
lo sợ hỏi chồng. Anh trấn an
rằng: Con mình thoát rồi.
Tôi hỏi: Sao anh biết con
mình thoát? Chồng tôi bảo
sáng nay thấy con mặc đẹp
lắm nên chắc không phải đi
làm” - bà Minh kể.
Theo bà Minh, hôm đó là
quốc tang nên toàn quân được
nghỉ để viếng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Vì vậy, vợ
chồng bà vẫn có một niềm
tin sâu thẳm rằng con mình
không có mặt tại nhà máy
vào thời điểm xảy ra vụ nổ.
Nhưng niềm tin đó nhanh
chóng bị dập tắt khi có người
báo tin vụ nổ lớn làm cho
nhiều người bị văng ra xung
quanh, hiện cơ quan chức
năng phải xét nghiệmADN,
con trai duy nhất của bà cũng
nằm trong số đó.
Ông Nguyễn Xuân Huy có
con dâu là chị Đoàn Thanh
Mai, khi vụ nổ xảy ra, dù nhà
ở cách xa địa điểm nhà máy
nhưng ông vẫn cảm nhận
được rung chấnmà nó đưa lại.
Nhận được điện thoại của
con trai báo về vụ nổ, nơi
con dâu đang làm việc, ông
Huy liền tức tốc vượt 15 km
đi về phía nhà máy. “Lúc đó
người dân trong bán kính 15
2016, công ty thông báo cho
các gia đình đến nhận tiền hỗ
trợ tử tuất và các khoản khác
theo chính sách bảo hiểm xã
hội, chúng tôi mới biết các
cháu chưa từng đượcBộQuốc
phòng lập hồ sơ công nhận
liệt sĩ…” - ông Trọng nói.
Lật từng trang album ảnh
chụp lại toàn bộ lễ tang của
con mình, bà Đặng Thị Mùi,
mẹ của anh Vi Thái Bình,
cho biết: “Bình ra đi để lại
hai người con, con đầu mới
sáu tuổi, đứa út mới sinh vài
tháng, cuộc sống gia đình vốn
đã khó khăn lại càng cơ cực”.
Đau đớn hơn, vụ nổ hôm
đó đã khiến ông Hoàng Văn
Chương không còn nhận ra
con rể mình là Chương Hải
Hà, mà phải chờ đến xét
nghiệm ADN. Công ty nói
trường hợp của anh Hà muốn
công nhận liệt sĩ phải đến Sở
LĐ-TB&XH xin lập hồ sơ để
xem xét theo hướng căn cứ
Nghị định 54/2006 về hướng
dẫn pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng. Trong
đó, anh Hà là người “dũng
cảm cứu người, cứu tài sản
của Nhà nước và nhân dân”.
“Tuy nhiên, tôi không đồng
ý và cho rằng Hà phục vụ
trong quân đội, không phải dân
thường nên việc xác lập hồ sơ
công nhận liệt sĩ phải là quân
đội. Hơn nữa, vụ nổ diễn ra
nhanh, con tôi không thể gọi
là “dũng cảm cứu người, cứu
tài sản của Nhà nước được”
bởi vì chỉ trong tích tắc vài
giây sau vụ nổ thì tất cả đều
tử vong, sao còn thời gian
cứu gì…” - ông Hoàng Văn
Chương băn khoăn.
Cùng chung sự trăn trở, bà
Nguyễn Thị Thu khẳng định
con dâu bà là Đoàn Thị Hải
Yến trước khi mất mang cấp
bậc đại úy nhưng đến nay
cũng không được công nhận
là liệt sĩ.
“Tôi rất mong Bộ Quốc
phòng sớm xem xét, công
nhận liệt sĩ để bù đắp những
mất mát của gia đình…” - bà
Thu nói và đưa tay lên quệt
những giọt nước mắt lăn dài
trên má.•
Nỗi đau chưa vơi sau 7 năm
vụ nổ kho pháo hoa
Vụ nổ xảy ra
tại kho pháo
hoa thuộc
Nhàmáy
Z121 ở Phú
Thọ đã cướp
đi sinhmạng
của 27 người
và làm75
người khác bị
thương. Bảy
năm sau ngày
tang thương
đó, người ở
lại vẫn chưa
vơi nỗi đau.
“Không phải ai chết
cũng được công nhận
liệt sĩ”
Vụ tai nạn xảy ra không ai
mong muốn. Giải quyết vụ
việc, kể cả chính sách phải căn
cứ quy định của Nhà nước và
pháp luật.Vềbất cứ lý dogì, liệt
sĩ vẫn là danh hiệu cao quý để
tônvinh,chứkhôngphảiaichết
cũng được công nhận liệt sĩ.
Thiếu tướng
TRẦN QUỐC DŨNG
,
Cục trưởng Cục Chính sách
Họ đã nói
Điểm phát cháy nổ đầu tiên tại nhà 616
Biên bản điều tra vụ cháy nổ pháo hoa tại Xí nghiệp 4,
Nhà máy Z121 ghi: “Căn cứ vào diễn biến vụ cháy nổ, kết
quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám
định pháp y và lời khai của các nhân chứng, đoàn điều tra
có đủ cơ sở để khẳng định điểm phát cháy nổ đầu tiên tại
nhà 616, nhiều khả năng do công nhân sơ suất khi bốc xếp,
giao nhận làm rơi đồ hoặc va đập mạnh thùng (túi) chứa
bán thành phẩm pháo hoa. Từ điểm phát cháy nổ đầu tiên
đã làm lây lan cháy nổ sang các nhà xung quanh và toàn
bộ hiện trường”.
Đại diện các gia đình có người thânmất trong vụ nổ pháo hoa chia sẻ với PV
Pháp Luật TP.HCM
.
Ảnh: V.THỊNH
km đã được yêu cầu đi di tản,
người ta chạy xa nhà máy
còn tôi lại đi về đó để nghe
ngóng thông tin về con dâu
của mình” - ông Huy kể lại.
Vụ nổ đã cướp đi sinhmạng
của 27 người, trong đó có
26 người là cán bộ, chiến sĩ,
công nhân đang làm việc tại
nhà máy, có người còn đang
mang thai, một người dân bị
mảnh vỡ cứa qua cổ khi đang
ở trên đồng.
Khắc khoải mong
người thân được
công nhận liệt sĩ
Bảy năm kể từ ngày vụ nổ
kinh hoàng đó, nỗi đau vẫn
chưa vơi trong lòng người
mẹ Vũ Thị Minh, bà nói:
Vụ cháy nổ nhà máy
đã làm cho 1.512
ngôi nhà bị hư
hỏng, tổng thiệt hại
do vụ nổ gây ra là
100 tỉ đồng.
“Con mất đi, suốt mấy năm
qua vợ chồng tôi không còn
nước mắt để khóc con nữa”.
Ngồi bên cạnh vợ mình,
ông Hà Đình Trọng hướng
về di ảnh con trai. Ông nói
cả gia đình ông đều phục vụ
trong lực lượng vũ trang nên
hiểu được sự mất mát này.
Nhưng điều ông băn khoăn,
trăn trở nhất là đến nay đứa
con trai duy nhất của ông vẫn
chưa được công nhận liệt sĩ
sau sự ra đi.
“Ngày đó, nhiều cấp lãnh
đạo đã lần lượt đến thắp hương
và hứa sẽ xem xét công nhận
liệt sĩ cho con tôi. Những lời
động viên đó khiến hai vợ
chồng cảm thấy được an ủi
phần nào. Tuy nhiên, cuối năm
Đời sống xã hội -
ThứHai 12-10-2020
Tái hiện Hà Nội xưa bên bờ Hồ Gươm
Sáng 11-10, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức triển lãm
ảnh, ký họa quanh bờ Hồ Gươm mang chủ đề “Ấn tượng Hà
Nội”. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ kỷ
niệm 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Đảng bộ
TP lần thứ XVII (diễn ra từ ngày 11 đến 13-10)…
Những bức ký họa và ảnh khổ lớn đã đưa người xem
trở về với Hà Nội xưa với những công trình kiến trúc độc
đáo, cuộc sống của người dân thủ đô qua nhiều thời kỳ và
đặc biệt là hình ảnh hào hùng đoàn quân giải phóng bước
về thủ đô…
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn
Kiếm, cho biết các tác phẩm xuất sắc tại triển lãm được
tập hợp in trong tập ảnh
Ấn tượng Hà Nội
để giới thiệu
với người dân, bạn bè quốc tế về những khoảnh khắc đáng
nhớ của thủ đô...
TRỌNG PHÚ
Đưa gần 180 công dân Việt Nam
từ Brunei về nước an toàn
Ngày 11-10, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ
quán Việt Nam tại Brunei, Công ty Lilama và hãng hàng
không VietJet đã phối hợp với các cơ quan chức năng
Brunei đưa gần 180 công dân Việt Nam từ Brunei về
nước, trong đó chủ yếu là lao động Việt Nam hết hạn hợp
đồng của Công ty Lilama và các trường hợp đặc biệt khó
khăn khác.
Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã tích cực hỗ trợ công
dân, cử các cán bộ trực tiếp tới sân bay để hỗ trợ công
dân hoàn tất các thủ tục và quá trình lên máy bay diễn ra
nhanh chóng, an toàn.
Ngay sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế
Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được
kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung theo đúng
quy định.
HT
Lễ tang anh Lưu Thanh Tùng, nạn nhân trong vụ nổ.
Ảnh: Gia đình cung cấp
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook