234-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 12-10-2020
TUYẾNPHAN
B
ộ Công an đang lấy ý kiến
rộng rãi đối với dự thảo thông
tư quy định trách nhiệm của
lực lượng Công an nhân dân trong
việc thực hiện một số trình tự, thủ
tục tố tụng hình sự thân thiện trong
quá trình điều tra vụ án xâm hại
người dưới 18 tuổi.
Hành vi xâm hại người dưới 18
tuổi trong phạm vi thông tư này bao
gồm việc xâm phạm tính mạng, sức
khỏe; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ tham
gia vào các hành vi liên quan đến
tình dục. Ngoài ra còn là hành vi
mua bán, chiếm đoạt người; hành
hạ, ngược đãi, bắt lao động trái quy
định đối với người dưới 18 tuổi.
Không nhất thiết phải
mặc đồ công an
Theo dự thảo, Bộ Công an nhấn
mạnh một trong những nguyên tắc
tiếp nhận tin báo là ưu tiên giải quyết
nhanh chóng, chính xác, kịp thời các
vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi.
Cùng với đó, điều tra viên, cán bộ
điều tra được phân công thụ lý giải
quyết cần được đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn hoặc có kinh nghiệm về
khởi tố, điều tra đối với những vụ
việc, vụ án hình sự xâm hại người
dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần
thiết về tâm lý học, khoa học giáo
dục người dưới 18 tuổi.
Đối với việc lấy lời khai người
bị hại dưới 18 tuổi, điều tra viên có
thể thực hiện tại nơi tiến hành điều
tra, nơi cư trú hoặc nơi học tập, nơi
làm việc của người đó, trên cơ sở
Côngan sẽmặc
thườngphục
lấy lời khai bị hại
dưới 18 tuổi
Dự thảo thông tư của Bộ Công an quy định nhiều
nội dung theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi của
người bị hại dưới 18 tuổi.
Sau phiên tòa thân thiện, sắp tới đây khi điều tra, công an sẽmặc thường phục và tạo tâm lý thoải mái
cho người dưới 18 tuổi. Ảnh: HOÀNG GIANG
Trợ giúp bị hại dưới 18 tuổi lang thang, cơ nhỡ
Theo dự thảo thông tư, ngoài các cá nhân tham gia tố tụng với tư cách
là người giámhộ, người đại diện hợp pháp, cơ quan điều tra có thể đề nghị
đại diện cơ quan LĐ-TB&XH, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, nhà trường trợ
giúp cho người bị hại là người dưới 18 tuổi. Các cơ quan trên cần chú ý
giúp đỡ người dưới 18 tuổi không có gia đình, lang thang cơ nhỡ, không
nơi nương tựa, bị buôn bán, đánh tráo, chiếm đoạt khi họ hoặc gia đình
họ có yêu cầu hỗ trợ về chỗ ở, tham vấn, chăm sóc y tế, sức khỏe, trợ giúp
về mặt pháp lý, tâm lý…
Cơ quan điều tra cần
dựa trên độ tuổi, tình
trạng tâm lý, sức khỏe,
mức độ trưởng thành
của người bị hại dưới 18
tuổi để áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ phù hợp.
VKSND Tối cao vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội nghị triển
khai xây dựng Thông tư liên tịch về phối hợp tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc
VKSND Tối cao, đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
TAND Tối cao, Bộ LĐ-TB&XH.
Tại hội nghị, ông Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ 2
VKSND Tối cao, cho biết những năm gần đây, tội phạm
xâm hại tình dục trẻ em trở thành vấn đề nhức nhối trong
xã hội. Loại tội phạm này ảnh hưởng nghiêm trọng cả về
thể chất và tinh thần đối với trẻ em, ảnh hưởng xấu đến an
toàn, trật tự công cộng. Loại tội phạm này có chiều hướng
tăng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng đa dạng.
Ngày 19-6-2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả
việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm
hại trẻ em. Nghị quyết có nội dung giao VKSND Tối cao
chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, ban hành
thông tư liên tịch. Tháng 9-2020, lãnh đạo VKSND Tối
cao đã thành lập tổ soạn thảo, bộ phận giúp việc xây dựng
thông tư liên tịch.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu, tham luận các
chuyên đề. Theo đó có chuyên đề Một số vấn đề triển khai
xây dựng chế định về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan
tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ
án xâm hại tình dục trẻ em; chuyên đề Một số vấn đề về
việc triển khai xây dựng các chế định mối quan hệ phối
hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét
xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Ngoài ra là chuyên đề Thực trạng và giải pháp trong
hoạt động điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trong
lực lượng quân đội và công tác bảo vệ, hỗ trợ trẻ em bị
xâm hại tình dục.
Trên cơ sở tham luận của các bộ, ngành liên quan, tổ
soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến để đề ra một số nội dung, định
hướng lớn để xây dựng và sớm hoàn thiện thông tư...
SONG NGUYỄN
Xâydựng thông tư liên tịchvề giải quyết ánxâmhại trẻ em
để họ cảm thấy an toàn, thoải mái.
Nơi nào đã bố trí phòng điều tra
thân thiện thì có thể lấy lời khai ở
phòng điều tra thân thiện.
Đáng chú ý, điều tra viên phải có
thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử
dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi,
giới tính, khả năng nhận thức, mức
độ trưởng thành của người được lấy
lời khai. “Điều tra viên, cán bộ điều
tra mặc trang phục phù hợp, không
nhất thiết phải mặc trang phục công
an nhân dân” - Bộ Công an đề xuất.
Cũng theo dự thảo, quá trình lấy
lời khai của người bị hại dưới 18
tuổi phải có mặt của người giám
hộ, người bảo vệ quyền lợi, người
đại diện hợp pháp khác hoặc thầy
cô giáo của người đó. Ngoài ra, cơ
quan điều tra có thể mời đại diện
cơ quan LĐ-TB&XH, hội phụ nữ,
đoàn thanh niên, nhà trường… để
hỗ trợ cho họ.
Cơ quan điều tra cần dựa trên độ
tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, khả
năng nhận thức, mức độ trưởng thành
của người bị hại dưới 18 tuổi để áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ phù
hợp. Mục đích là nhằm giảm thấp
nhất số lần phải lấy lời khai cũng
như xác định thời lượng các lần lấy
lời khai đối với họ. Việc lấy lời khai
người bị hại, người làm chứng là
người dưới 18 tuổi phải tạm dừng
ngay khi họ có biểu hiện mệt mỏi,
ảnh hưởng đến khả năng khai báo
chính xác, đầy đủ.
“Phải hạn chế đến mức thấp nhất
việc tiến hành đối chất giữa người
bị hại là người dưới 18 tuổi với bị
can, bị cáo để không làm tổn thương
tâm lý, tinh thần của họ. Đối với các
vụ án xâm phạm tình dục, hành hạ,
mua bán, chiếm đoạt người dưới
18 tuổi thì chỉ tiến hành đối chất
khi thấy việc đó là cần thiết để làm
sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà
nếu không đối chất thì không thể
giải quyết được vụ án” - Bộ Công
an lưu ý.
Đề nghị báo chí gỡ bài về
nhân thân bị hại
Một nội dung đáng chú ý khác
của dự thảo là các biện pháp bảo
vệ người bị hại dưới 18 tuổi. Bộ
Công an đề xuất khi có căn cứ xác
định tính mạng, sức khỏe, tài sản,
danh dự, nhân phẩm của người bị
hại dưới 18 tuổi hoặc người thân
thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe
dọa xâm hại thì cơ quan điều tra
phải áp dụng ngay các biện pháp
theo quy định tại khoản 1 Điều 486
của BLTTHS để bảo vệ họ.
Ngoài ra, tùy tình hình thực tế, cơ
quan điều tra có thể áp dụng thêm
nhiều biện pháp đặc biệt khác. Trong
đó, cơ quan điều tra đề nghị các cơ
quan thông tin, truyền thông gỡ các
bài báo, thông tin trên mạng xã hội
về nhân thân của người dưới 18 tuổi
là bị hại khi họ có yêu cầu hoặc xét
thấy cần thiết phải bảo vệ thông tin
nhân thân của họ.
Cơ quan điều tra cũng có thể áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ hoặc
đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo
vệ thông tin nhân thân, danh dự,
nhân phẩm người dưới 18 tuổi là
bị hại. Ngoài ra cần bảo vệ người
tố giác tội phạm, người làm chứng
bị xâm hại hoặc người làm chứng
bị phát tán trên mạng Internet hoặc
các mạng xã hội.
Trong trường hợp cấp bách, cần
ngăn chặn ngay các hành vi đe dọa
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản
của người được bảo vệ, cơ quan có
trách nhiệm bảo vệ phải áp dụng
ngay các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Chẳng hạn, cử ngay lực lượng bảo
vệ đến nơi ở, nơi làm việc, học tập
của người được bảo vệ hoặc tạm
thời đưa họ đến nơi an toàn.
Đặc biệt, cơ quan điều tra phải giữ
bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật
chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp
đến hành vi phạm tội, người phạm
tội của người được bảo vệ khi họ
yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị
nguy hiểm do việc cung cấp chứng
cứ, vật chứng, tài liệu đó.
Đối với người bào chữa, khi được
tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác,
lời khai hoặc các tài liệu khác trong
hồ sơ vụ án có liên quan đến người
đang được áp dụng các biện pháp
bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng
văn bản và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về cam kết đó.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook