234-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai 12-10-2020
Các chiến sĩ đặc công nước của Bộ Quốc phòng đã bơi ra biển cùng trực thăng cứu hộ phối hợp giải cứu
các thuyền viên trên tàu chìm.
NGUYỄNDO-ANHIỀN
S
áng 11-10, các chiến sĩ đặc
công nước của BộQuốc phòng
bơi ra giữa dòng nước cùng
với trực thăng cứu hộ đã có cuộc
giải cứu nghẹt thở. Bảy thuyền
viên tàu Vietship 01 và một ngư
dân được đưa vào bờ an toàn trong
niềm vui mừng của mọi người.
Ngóng trông đất liền
Sau khi được cứu vào bờ, tám
người dân đang được điều trị tại BV
đa khoa tỉnhQuảngTrị.Một người bị
gãy một xương sườn, còn sức khỏe
các thuyền viên đang dần ổn định.
Vẫn chưa hết bàng hoàng, anh
Đặng Văn Nghị (sinh năm 1987, ở
huyệnHậuLộc, ThanhHóa), thuyền
viên trên chiếc tàu, kể lại: Khoảng
4 giờ sáng 8-10, khi tàu đang neo
đậu thì bị nước cuốn trôi ra bãi biển
xã Triệu An, huyện Triệu Phong. 
Sóng rất lớn khiến dây neo bị đứt
và con tàu chìm dần vào khoảng 8
giờ sáng cùng ngày. Ban đầu, trên
tàu Vietship 01 có tám người, sau
tàu Vietship 12 cũng bị chìm nên
có bốn người khác bơi sang. Tổng
cộng trên tàu có 12 người.
“Trước đó, tôi có gọi điện thoại
về cho vợ nói tình hình có vẻ không
ổn rồi. Sau đó tàu bị chìm thì tất
cả điện thoại của anh em trên tàu
bị ngâm trong nước tắt máy, từ đó
kết thúc mọi liên lạc với đất liền.
Trong lòng rất lo sợ nhưng mình
luôn phải giữ bình tĩnh để động
viên anh em cùng cố gắng” - anh
Nghị nhớ lại.
Anh Nghị cho biết khi tàu chìm,
các thuyền viên mặc áo phao vào
người rồi ngồi ở ống khói và một
phần còn nổi của chiếc tàu để chờ
lực lượng cứu hộ. Khi thấy lực
Tiêu điểm
Đến tối 10-10, chiếc
trực thăng xuất hiện,
các thuyền viên rất vui
mừng và xem đó như
một lần được sống lại.
Lời kể của người 4 ngày ôm
ống khói tàu chìm trên biển
lượng cứu hộ và người dân xuất
hiện trên bờ thì mọi người như
được tiếp thêm sức mạnh.
“Nhưng do dòng nước xoáy, thấy
anh em trong bờ rất vất vả nhưng
không tiếp cận được. Mỗi lúc như
vậy, anh em nói với nhau là “Hôm
nay sóng gió, trên bờ chưa ra cứu
được thì tin tưởng ngày mai sóng
gió sẽ giảm”” - anh Nghị nói.
Cũng theo anh Nghị, ở trên tàu
không có thức ăn, nước uống, nhiều
khi anh em khát quá đành uống
nước biển để cầm chừng. “Nỗi
sợ lớn nhất lúc đó là khi đêm về,
trời tối om như mực, sóng biển vỗ
ầm ầm, cảm thấy rất lạc lõng, chỉ
mong trời mau sáng để nhìn vào
đất liền, nhìn thấy mọi người để
hy vọng” - anh Nghị nói.
Được hồi sinh nhờ
lực lượng cứu hộ
Sau nhiều giải pháp được triển
khai nhưng không khả thi, vào sáng
9-10, đội ngư dân “cảm tử” gồm
bốn người lên chiếc tàu đánh cá,
cố gắng vượt sóng đến ứng cứu
những thuyền viên.
Một hy vọng nữa tiếp tục được
nhen lên nhưng sau đó sớm dập tắt
vì tàu chìm, bốn ngư dân này đều
rơi xuống biển. Ba người sau đó bơi
trở lại vào bờ an toàn. Còn mỗi anh
Trần Xuân Cường (sinh năm 1993,
ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh) ở
lại trên con tàu Vietship 01 đến lúc
được giải cứu.
“Khi ở trên bờ thì tinh thần bình
thường vì tôi cũng thamgia ứng cứu
nhiều vụ, giúp được nhiều người
rồi nên tiến được bước mô thì sẽ
tiến. Nhưng khi mới đáp xuống
biển thì trong đầu đã xác định 50/50
rồi” - anh Cường nói.
“Đêm lạnh, gió to, hai anh em
ngồi trên mũi. Sóng gió hôm qua
to, nước chảy mạnh hơn, mình với
anh thuyền viên ngồi đầu mũi động
viên nhau, tôi nói: “Giờ vào hoàn
cảnh thế này rồi thì cố gắng thôi,
ông đó xin bơi vào mà em không
cho vì rất nguy hiểm nên đợi đến
sáng”” - anh Cường kể lại.
“Lúc trước ra ứng cứu có mang
phao, khi chìm thuyền thì phao đó
nổi nên mắc lại ở con tàu. Anh em
cố gắng với lấy cái phao đó để dự
phòng, ngồi đầu tàu lỡ anh em có
rớt xuống thì vứt xuống cho anh
em” - anh Cường nói.
Anh Nghị nhớ lại, đến tối 10-10,
chiếc trực thăng xuất hiện, các
thuyền viên rất vui mừng và xem
đó như một lần được sống lại. “Sau
khi cung cấp áo phao và thức ăn
cho các thuyền viên, trực thăng
bay đi, tôi nói với anh em: “Chắc
các anh vào lấy phương tiện ra cứu
hộ”. Nhưng sau không thấy đâu,
anh em cũng xác định thêm một
đêm rất dài” - anh Nghị kể.
Theo anh Nghị, đến sáng 11-
10, một số anh em nóng ruột nên
nhiều lần tính chuyện nhảy xuống
biển để bơi vào. Và trực thăng lại
xuất hiện trên bầu trời, bên trong
các đặc công nước đang cố gắng
vươn ra biển…
“Anh em lúc này coi như được
sống lần nữa, từng người, từng
người được đưa vào bờ” - anh
Cường xúc động.•
17 người chết,
13 người mất tích
Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo
trung ương về phòng, chống thiên
tai cho biết tính đến 18 giờ ngày
11-10 đã có 17 người chết, trong đó
tỉnh Quảng Bình 1, Quảng Trị 6, Thừa
Thiên-Huế 3, Quảng Nam 3, Quảng
Ngãi1,GiaLai1,ĐắkLắk1,LâmĐồng1.
Ngoài ra, sốngườimất tích cũng tăng
lên13người,cụthểtỉnhQuảngBình1,
QuảngTrị6,Huế1,ĐàNẵng4,GiaLai1.
Ảnh 1:
Lực lượng trực thăng cứu hộ.
Ảnh: N.DO
Ảnh 2:
AnhĐặngVănNghị. Ảnh: N.DO
Ảnh3:
AnhTrầnXuânCường.Ảnh:N.DO
1
2
3
Thủ tướnggửi côngđiệnkhen lực lượng cứuhộ
Ngày 11-10, Thủ tướng Chính phủ có công điện khen
ngợi các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ các
thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt
(Quảng Trị).
Công điện nêu rõ: Dù sóng to, gió lớn, công tác cứu hộ,
cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn nhưng các lực lượng và
nhân dân đã không quản ngại nguy hiểm. Các lực lượng
tích cực, chủ động, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, triển
khai kịp thời các phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và
đã cứu nạn thành công các thuyền viên bị nạn trên vùng
biển cảng Cửa Việt.
Đến sáng 11-10, các lực lượng đặc công nước và tổ
bay trực thăng của Bộ Quốc phòng đã cứu hộ thành công
toàn bộ thuyền viên bị kẹt trên tàu Vietship 01 và đưa về
bờ an toàn. Thủ tướng biểu dương, khen ngợi tinh thần
dũng cảm, không quản ngại hiểm nguy của các lực lượng
tìm kiếm cứu nạn và nhân dân địa phương, bảo đảm an
toàn tính mạng cho người dân khi gặp sự cố trên biển.
Hiện nay trên vùng biển cảng Cửa Việt vẫn còn hai
thuyền viên và một số người khác của các tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên đang bị mất tích trong đợt mưa lớn
vừa qua, Thủ tướng đề nghị các tỉnh và bộ, ngành liên
quan tiếp tục chỉ đạo, tập trung lực lượng, phương tiện để
tìm kiếm, cứu hộ kịp thời, có hiệu quả những trường hợp
còn đang mất tích...
• Trưa 11-10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt
đới (ATNĐ), sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết
từ hôm nay đến ngày 13-10, các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến
khoảng 300-500 mm, có nơi trên 500 mm; các tỉnh/thành
Quảng Bình, Đà Nẵng khoảng 150-250 mm; các tỉnh Hà
Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi 100-200 mm.
Đáng chú ý, trong khi hoàn lưu sau bão số 6 vẫn đang
gây mưa lớn cho khu vực Trung Trung bộ thì chiều 11-10,
trên khu vực đông bắc Biển Đông đã lại hình thành một
ATNĐ mới. Vào 13 giờ, tâm ATNĐ cách quần đảo Hoàng
Sa khoảng 770 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng
gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng
80 km tính từ tâm ATNĐ.
Đến 13 giờ ngày 12-10, vị trí tâmATNĐ ở khoảng 18 độ
vĩ Bắc; 116 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng
450 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng
gần tâmATNĐ mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.
PV
Bão số 6 vừa tan đã có thêmđợt áp thấpmới ngoài biểnĐông.
Áp thấp nhiệt đới mới hình thành ở BiểnĐông. Ảnh: kttv.gov.vn
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook