234-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 12-10-2020
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
VŨHỘI
T
hông tin từCơ quanCSĐTCông
an tỉnh Bình Dương cho biết cơ
quan này đã ra quyết định phục
hồi điều tra đối với bị can Nguyễn
Hoàng Khanh (ngụ Bình Dương) để
điều tra làm rõ về hành vi vu khống.
Bị khởi tố vì tố cáo
sếp công an
Đâylàvụánkéodàigầnbanămqua,
bị can Khanh bị khởi tố vì có đơn tố
cáo gia đình ông phó giám đốc Công
an tỉnhBìnhDươngcan thiệpvàoviệc
thi hành án (THA) của người thân.
Theohồsơ,năm2011,giữabàNguyễn
Thị Thủy (ngụ thị xãTânUyên, Bình
Dương) và ông Trần Minh (ngụ TP
Thủ Dầu Một, Bình Dương) có quan
hệ vay mượn tiền. Sau đó, bà Thủy
khởi kiện ôngMinh ra tòa để đòi tiền.
TANDTPThủ Dầu Một ban hành
quyết định thỏa thuận giữa các đương
sự có nội dung ông Minh có trách
nhiệm hoàn trả cho bà Thủy 13,5 tỉ
đồng và quyền yêu cầu cơ quanTHA
thi hành quyết định.
BàThủy làmgiấyủyquyềnchoông
Nguyễn Hoàng Khanh thực hiện tất
cả công việc THA. Sau đó, cơ quan
THAcho rằng ôngMinh không có tài
sản để thi hành thỏa thuận trên. Cho
rằng gia đình ông D. (phó giám đốc
Công an tỉnhBìnhDương, emvợông
Minh)đãcan thiệpkhiếncơquanTHA
nể nang, không tích cực xác minh tài
sản để tổ chức THA nên ông Khanh
đã làm đơn tố cáo gửi nhiều cơ quan
chức năng của tỉnh.
Diễnbiếnmới vụ tố
phógiámđốc côngan
Vụ án kéo dài gần ba năm, sau hai lần tạmđình chỉ điều tra, mới
đây công an lại phục hồi điều tra đối với bị can có hành vi tố cáo
phó giámđốc công an.
Gần ba nămqua, ông Khanhmang thân phận bị can vì đã tố cáo phó giámđốc
Công an tỉnh BìnhDương. Ảnh: VH
Ngày 12-1-2018, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnhBìnhDương đã ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự và khởi
tố bị can về tội lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
Ba năm mang thân phận
bị can
Đến ngày 9-5-2018, VKSND tỉnh
BìnhDương ra quyết định hủy quyết
địnhkhởi tốbị cancủaCơquanCSĐT
Công an tỉnh Bình Dương. Lúc này,
ông D. mới có đơn yêu cầu làm rõ
nội dung đơn tố cáo của ông Khanh.
Vì vậy, cơ quan công an tiếp tục điều
tra lại vụ án.
Hơn một năm sau, công an có kết
luận bổ sung cho rằng ôngKhanh lợi
dụng sự ủy quyền của bà Thủy trong
giải quyết vụ án đã soạn đơn và gửi
nhiều nơi, xúc phạm nghiêm trọng
danh dự, uy tín của ông D. Hành vi
của ông Khanh không gây thiệt hại
về vật chất nhưng gây sự hiểu lầm,
ảnh hưởng xấu đến danh dự của ông
D. Hành vi trên của ông Khanh đủ
dấu hiệu cấu thành tội vu khống. Tuy
nhiên, kết luận lần này bị VKS trả lại
để điều tra bổ sung.
Đếnngày20-2-2020,cơquanCSĐT
ra quyết định tạm đình chỉ điều tra
vụ án hình sự với lý do cần trưng cầu
chữ ký, chữ viết của Nguyễn Hoàng
Khanh. Saubảy tháng, cơquanCSĐT
đã ra quyết định hủy bỏ quyết định
tạmđình chỉ điều tra vụ án, đồng thời
ra quyết định điều tra vụ án.
Trao đổi với PV, ông Khanh cho
biết: “Trong suốt gần ba nămbị khởi
tố, tôi không hề nhận được các quyết
định hay thông báo của cơ quan tố
tụng. Vụ án kéo dài quá lâu đã vi
phạmtố tụngnên tôi đã làmđơnkhiếu
nại gửi cơ quan chức năng. Đến khi
VKSNDTối cao, Thanh traBộCông
an có phiếu chuyển đơn thì cơ quan
Công an tỉnh Bình Dương lại phục
hồi điều tra”.•
TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Ngô Phương Trung (sinh năm 1987) ba năm sáu
tháng tù về tội cướp giật tài sản.
Trung hành nghề chạy xe ôm, tuy không đăng
ký nhưng lại mặc trang phục GrabBike. Tối 1-3,
Trung chạy xe trên đường Thái Văn Lung (quận
1, TP.HCM) tìm khách thì thấy anh Takagi Hiroki
(quốc tịch Nhật Bản) đang đứng trên lề đường.
Trung dừng xe hỏi thì người này đưa điện thoại
có địa chỉ cần đến trên đường Nguyễn Trãi, phường
Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Trung chạy xe chở anh
Takagi qua nhiều tuyến đường. Khi đến đuờng Chu
Mạnh Trinh (phường Bến Nghé), Trung vờ đánh rơi
chiếc dép bên trái của mình và dừng xe.
Lúc này, anh Takagi thấy Trung đi không đúng
nên đã đưa điện thoại cho xem lại địa chỉ. Khi cầm
được điện thoại, Trung chỉ vào chân trái và chiếc
dép rơi để anh Takagi cúi xuống nhặt giúp. Khi anh
này xuống xe, Trung tăng ga xe bỏ chạy cùng với
chiếc điện thoại. Cùng lúc, tổ tuần tra của công an
phường phát hiện sự việc liền đuổi theo và bắt được
Trung cùng tang vật.
Tại tòa, bị cáo cho rằng hành vi của mình là lừa
đảo, không phải cướp. Trước đó, tại cơ quan điều
tra, ban đầu Trung khai nhận hành vi phạm tội. Tuy
nhiên, sau đó Trung thay đổi lời khai, không thừa
nhận hành vi cướp giật. Trung khai quen biết bị hại
từ trước và thường xuyên đưa đón đi làm. Do anh
này còn nợ tiền nên Trung lấy điện thoại để bị hại
trả tiền.
HOÀNG YẾN
Xeômvờrớtdépđể cướpgiậtđiệnthoại củakhách
Theo Pháp lệnh Dân số 2003 đã được sửa đổi thì mỗi cặp vợ
chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ sinh một hoặc hai con (trừ
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định). Trên cơ sở đó, Nghị
định 114/2006 (quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và
trẻ em) có quy định việc xử lý vi phạm về số con. Với nghị định này,
đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định
của Đảng; cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên thì
bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ…
Về mặt đảng, Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW dựa theo số lần sinh
con (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) để quy định
mức kỷ luật nhẹ, nặng đối với đảng viên vi phạm. Theo đó, đảng
viên sinh con thứ ba sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách (khoản
1); đảng viên sinh con thứ tư sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo
hoặc cách chức nếu có chức vụ (khoản 2)…
Điều đáng nói là các nghị định quy định việc kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức lại không có sự rõ ràng như quy định nêu trên của
Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW.
Đơn cử, theo Nghị định 34/2011 thì mức khiển trách dành cho
công chức vi phạm “quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí… và các quy định khác
của pháp luật liên quan đến công tác” (khoản 7 Điều 9)…
Cùng với đó, mức cảnh cáo dành cho công chức “vi phạm ở mức
độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; kỷ luật lao động; bình đẳng giới… và các quy định khác của
pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm
trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật” (khoản 8 Điều 10).
Tương tự, việc kỷ luật “khiển trách”, “cảnh cáo” đối với viên
chức cũng được quy định tựa như vậy.
Như thế, có phải là nếu sinh con thứ ba thì công chức, viên chức
sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách; sinh con thứ tư thì bị cảnh cáo?
Không thể gật đầu ngay được do sự mơ hồ của các quy định
nêu trên.
Bởi lẽ không thể cho rằng Pháp lệnh Dân số chính là “các quy
định khác của pháp luật liên quan đến công tác” của tất cả công
chức, viên chức nên hễ sinh con thứ ba thì mọi công chức, viên
chức đều bị kỷ luật khiển trách. Tiếp nữa, khi không có văn bản giải
thích vi phạm như thế nào thì bị xem là ở mức độ nghiêm trọng thì
không có căn cứ pháp lý nào để quy kết công chức, viên chức sinh
con thứ tư là vi phạm ở mức độ nghiêm trọng để phải bị kỷ luật
cảnh cáo.
Thêm một lưu ý khác, Nghị định 114/2006 có đề ra yêu cầu phải
chế tài pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ
ba trở lên đã hết hiệu lực thi hành từ lâu (cuối năm 2013). Các nghị
định thay thế để quy định việc xử phạt về y tế (trong đó có quy định
việc xử lý các vi phạm về dân số) không xác định việc sinh con thứ
ba trở lên là hành vi vi phạm pháp luật và cũng không còn đề cập
đến việc xử lý các trường hợp này.
Hiện tại, Nghị định 112/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức (thay thế Nghị định 34/2011 và nghị định cũ xử lý kỷ luật
viên chức) đã có thay đổi cho rõ hơn chút nhưng nếu có xảy ra
trường hợp giống như người đội phó nêu trên thì xem chừng không
thể xử lý một cách thuyết phục. Theo nghị định này, hình thức xử
lý kỷ luật được dựa theo loại vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Chẳng hạn, hình thức cảnh cáo áp dụng đối với trường hợp đã bị
xử lý khiển trách mà còn tái phạm; vi phạm lần đầu, gây hậu quả
nghiêm trọng. Như thế, nếu sinh con thứ tư khi việc kỷ luật khiển
trách do sinh con thứ ba trước đó đã được xóa nên không bị xem là
tái phạm thì e là không có cơ sở để xử lý cảnh cáo. Còn như ghép
trường hợp sinh con thứ tư đó là “vi phạm lần đầu, gây hậu quả
nghiêm trọng” với cách định nghĩa của Nghị định 112/2020 “là vi
phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội
bộ, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác” thì cũng
e là không thuận tai, không thỏa đáng.
Theo Nghị định 112/2020, đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức
kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng. Làm sao dễ
dàng áp dụng nguyên tắc “tương xứng” này được nếu Nghị định
112/2020 không có sự định lượng tựa như Quy định 102/QĐ-TW để
bảo đảm việc xử lý có đủ căn cứ pháp lý? Cùng chờ Bộ Nội vụ có
văn bản tính toán phù hợp để tạo được sự thống nhất trong thực thi,
tránh gây oan sai.
Trở lại trường hợp của người đội phó sinh con thứ tư, khi điều
khoản xử lý kỷ luật người này còn nhiều nội dung chưa rõ (nhất là
không có cơ sở để xác định đó là vi phạm có mức độ nghiêm trọng
theo yêu cầu của khoản 8 Điều 10 Nghị định 34/2011) thì sở chủ
quản có nên xử lý cảnh cáo? Theo chúng tôi thì rất không nên. Hãy
cùng chờ thêm một điều chỉnh hợp lý hơn từ sở này vậy.
NGUYÊN THY
Mơhồmột quyđịnhkỷ luật
công chức
Hành vi của ông Khanh
không gây thiệt hại về
vật chất nhưng gây sự
hiểu lầm, ảnh hưởng
xấu đến danh dự của
ông D.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook