235-2020 - page 12

12
Ngày 12-10, thay vì đến trường thì cô giáo Trần Thị
Hương (34 tuổi, Trường Mầm non Bắc Thành, xã Bắc
Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đang phải nằm viện.
Tiên lượng cô bị bệnh nặng nên sáng cùng ngày, BV đa
khoa huyện Yên Thành cho cô chuyển lên tuyến trên là
BV Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An tiếp tục điều trị.
Căn nhà cấp bốn của gia đình cô Hương giờ đây trống
vắng bởi cả gia đình cô có bốn người thì ba người (hai vợ
chồng và con đầu) đang phải nằm viện ở Hà Nội và Nghệ
An. Con trai thứ hai của vợ chồng cô Hương là bé Đặng
Trọng Long (tám tuổi, đang học lớp 2) vừa xuất viện về
nhà, đang được bà con lối xóm cưu mang.
Cách đây chừng hai tháng, cha chồng cô Hương trút hơi
thở cuối cùng sau một thời gian bị bệnh. Sau đám tang,
hai con cô mắc “bệnh lạ”. Con đầu là cháu Đặng Trọng
Hoàng (11 tuổi, đang học lớp 6) và con thứ hai (bé Long)
bỗng nhiên sinh chứng co giật, nói năng lắp bắp. Sau bốn
lần nhập viện từ huyện tới tỉnh nhưng vẫn chưa phát hiện
các bé mắc bệnh gì.
Trong lúc hai con đang bệnh, anh Đặng Trọng Trường
(35 tuổi, chồng cô Hương) bỗng ngã quỵ, được đưa đến
BV Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An cấp cứu. Do có triệu
chứng phù não nên ngày 10-10, anh Trường được chuyển
ra BV Bạch Mai (Hà Nội) tiếp tục chữa trị. Gia đình nhỏ
vốn đã khó khăn giờ thêm chồng chất thiếu thốn. Bi kịch
là cô Hương cũng mắc bệnh giống hai con.
Ông Lê Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Bắc Thành, cho
biết gia đình cô Hương rất khó khăn. Hiện chính quyền xã và
người dân đang cố gắng giúp gia đình cô cả về vật chất lẫn
tinh thần. “Qua đây, chúng tôi cũng mong các mạnh thường
quân tạo điều kiện cùng chúng tôi giúp gia đình cô Hương
vượt qua cơn hoạn nạn này” - ông Thùy nói.
Đ.LAM
Đời sống xã hội -
ThứBa13-10-2020
BV Việt Đức thực hiện thành công
ca ghép thận thứ 1.000
Ngày 12-10, thông tin từ BV Hữu nghị Việt Đức
(BV Việt Đức, Hà Nội) cho biết vừa qua ca ghép thận
thứ 1.000 được thực hiện tại đây đã thành công, xác
lập kỷ lục mới của bệnh viện. Ca ghép thận thứ 1.000
được thực hiện vào ngày 28-9, các bác sĩ phẫu thuật
thay thận cho bệnh nhân ĐXT, 49 tuổi, ở Hà Nội.
PGS-TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung
tâm Ghép tạng, BV Việt Đức, cho biết bệnh nhân T.
có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối độ II từ năm
2017, điều trị bảo tồn (dùng thuốc, lọc máu, chưa cần
thay thế thận). Tuy nhiên, đến tháng 1-2020, bệnh
nhân chuyển sang bệnh thận mạn giai đoạn cuối, phải
chạy thận nhân tạo chu kỳ ba lần/tuần tại BV Việt
Đức. Nếu không được thay thận, bệnh nhân phải lọc
máu, chạy thận nhân tạo suốt đời, nguy cơ ảnh hưởng
đến chức năng tim, nhiễm trùng, suy tim, bệnh lý cơ
xương khớp… Ngoài ra, việc chạy thận nhân tạo lâu
ngày cũng ảnh hưởng đến kinh tế của người bệnh.
Ngày 28-9, bệnh nhân được ghép thận từ người cho
sống. Ca ghép thận được tiến hành trong 3 giờ đồng hồ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hồi sức tích cực, theo
dõi và điều trị. Hiện tại sau 10 ngày ghép thận, bệnh
nhân hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường
và có thể xuất viện, sớm trở lại cuộc sống thường ngày.
Trường hợp ghép thận đầu tiên tại BV Việt Đức là
vào năm 2002. Đến thời điểm hiện tại đã có tới 122 ca
ghép thận từ người cho chết não (tỉ lệ 12%).
BÁCH AN
Thêm 1 ca mắc COVID-19 là
chuyên gia Ấn Độ
Ngày 12-10, thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19 cho biết Việt Nam
vừa ghi nhận thêm một ca mắc mới COVID-19
(BN1.110), được cách ly ngay khi nhập cảnh.
BN1.110 có giới tính nam, là chuyên gia người Ấn
Độ, vào Việt Nam làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày
6-10, bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh sân bay Tân
Sơn Nhất (TP.HCM) trên chuyến bay 6E9471, được
chuyển đến cách ly tập trung tại TP.HCM.
Ngày 7-10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần
một, kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày
10-10, bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu chứng sốt,
đau đầu.
Ngày 11-10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm
lần hai, kết quả xét nghiệm dương tính với virus
SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly,
điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Như vậy, tính đến hôm nay, Việt Nam đã bước sang
ngày thứ 40 không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài
cộng đồng. Còn tại TP.HCM đã 72 ngày không ghi nhận
thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.
HX
NhiếpảnhViệtNamđã tạonênmột pho sửbằngảnh
vô cùngquý giá
Gần 500 đại biểu là các nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ các
chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh trong cả nước đã tham dự Đại
hội Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-
2025) diễn ra tại Hà Nội, ngày 12-10.
Đến dự và phát biểu tại đại hội, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vũ Đức Đam trân trọng ghi nhận và cám ơn những
thành tựu, đóng góp quan trọng của Hội Nghệ sĩ nhiếp
ảnh Việt Nam, nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam trong suốt quá
trình phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Từ khi có
Sắc lệnh 147 ngày 15-3-1953 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về việc thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và
chụp ảnh Việt Nam” đến nay, nhiếp ảnh Việt Nam đã có
bước phát triển rất ấn tượng và có nhiều đóng góp quan
trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt
Nam, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khoảng 30 nhà nhiếp ảnh thời chống Pháp ở Đồi Cọ
năm xưa, đến nay đội ngũ nhiếp ảnh Việt Nam đã có hàng
vạn người, hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực ở khắp mọi
miền đất nước. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiếp
ảnh cách mạng Việt Nam đã tạo nên một pho sử bằng
ảnh vô cùng quý giá về đất nước, con người Việt Nam
trong chiến đấu, trong lao động sản xuất; góp phần lan tỏa
những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc
Việt Nam trong nước và ra toàn thế giới.
Những năm gần đây, nhiếp ảnh Việt Nam có nhiều khởi
sắc, với nhiều khuynh hướng sáng tạo, hình thành một
bức tranh đa dạng, phong phú về một chuyên ngành nghệ
thuật độc đáo, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính
trị, nâng cao nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của nhân dân
và là một nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới, góp phần
quảng bá hình ảnh, văn hóa của đất nước, con người Việt
Nam với bạn bè quốc tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý: Tự hào, phấn khởi
trước những ưu điểm, kết quả đã đạt được nhưng Hội Nghệ
sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cũng cần nghiêm túc nhìn nhận
những hạn chế, yếu kém của nhiếp ảnh trong nhiệm kỳ vừa
qua, từ đó xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và đưa ra các
giải pháp hoạt động phù hợp cho nhiệm kỳ mới.
Trong nhiệm kỳ mới, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam
chú trọng bồi dưỡng tri thức văn hóa, kiến thức nhiếp
ảnh, công nghệ kỹ thuật mới cho hội viên; tư vấn, khuyến
khích nghệ sĩ xây dựng ý tưởng, dự án nhiếp ảnh, đầu tư
cho đề tài chuyên sâu nâng tầm quy mô, giá trị cao của
sản phẩm ảnh. Bên cạnh đó, hội đổi mới cách thức tổ chức
các cuộc thi, triển lãm ảnh; đa dạng hóa đề tài, thể loại
ảnh; triển khai, áp dụng hiệu quả công nghệ 4.0 vào các
hoạt động nhiếp ảnh; đưa “nhiếp ảnh điện tử” vào hoạt
động hành chính của hội…
Đại hội đã bầu ban chấp hành Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh
Việt Nam nhiệm kỳ khóa IX, gồm 13 thành viên. Bà Trần
Thị Thu Đông, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh
và triển lãm thuộc Bộ VH-TT&DL, được bầu làm chủ
tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ khóa IX
(2020-2025).
TN
Phó Thủ tướng Chính phủ VũĐức Đamchúcmừng tân chủ tịch
và ban chấp hànhmới Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Namnhiệmkỳ
2020-2025. Ảnh: THANHTÙNG/TTXVN
Ca ghép
thận thứ
1.000
vừa được
thực hiện
thành
công tại
BVHữu
nghị Việt
Đức.
Ảnh: KO
Cả nhà côHươngmắc bệnh phải nhập viện, kinh tế kiệt quệ.
Ảnh: ĐẮC LAM
Cơ sở 2
BVUng
bướu
TP.HCM
được
trang
bị máy
móc
hiện đại.
Ảnh:
TRẦN
NGỌC
Tai họa dồn dập ập đến gia đình cô giáo mầm non
Khánh thành Cơ sở 2 BV Ung bướu TP.HCM
Sáng 12-10, UBND TP.HCM tổ chức lễ khánh thành Cơ
sở 2 BV Ung bướu TP.HCM tại đường D400, khu phố 3,
phường Tân Phú, quận 9.
GS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho biết BV Ung bướu TP.HCM hằng năm tiếp
nhận khoảng 1 triệu lượt bệnh nhân khám nội trú và điều
trị trên dưới 100.000 lượt bệnh nhân nội trú. “Mặc dù BV
triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng quá tải bệnh
nhân ung bướu vẫn còn, ảnh hưởng tới chất lượng điều
trị” - ông Bỉnh cho biết thêm.
Theo ông Bỉnh, giải pháp căn cơ để giảm tải bệnh nhân,
nâng cao chất lượng điều trị là phải đầu tư trang thiết bị hiện
đại và xây dựng thêm cơ sở mới của BV Ung bướu TP.HCM.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM,
cho rằng Cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM đi vào
hoạt động sẽ giúp bệnh nhân trong và ngoài TP được thụ
hưởng những điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Được biết, Cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM được
xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 5.800 tỉ đồng. Cơ sở
có quy mô 1.000 giường bệnh, được thiết kế với đầy đủ
các khu khám chữa bệnh ngoại trú, khu cận lâm sàng và
chẩn đoán y khoa… Đây còn là BV chuyên khoa về ung
bướu chất lượng cao, hiện đại, ứng dụng các phương pháp
kỹ thuật, công nghệ khám và chữa bệnh tiến bộ trong lĩnh
vực y học trên thế giới.
TRẦN NGỌC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook