235-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa13-10-2020
Họ có đem máy soi giấy tờ thật -
giả đi theo không cô? Rồi chi phí
họ tính sao?” - bà Thủy (một tiểu
thương chợ Bà Chiểu, TP.HCM)
gọi điện thoại cho phóng viên hỏi
thông tin.
Ông Nguyễn Văn Phước (ngụ
quận Bình Thạnh, TP.HCM) là
người từng gọi điện thoại tới
đường dây nóng báo
Pháp Luật
TP.HCM
hỏi về thủ tục tặng nhà
cho con ruột.
Ông Phước được chúng tôi hướng
dẫn là phải trực tiếp ra phòng công
chứng hoặc văn phòng công chứng
để công chứng hợp đồng tặng cho.
Tuy nhiên, mới đây ông Phước liên
lạc lại cho rằng ông tìm thấy trang
web congchungtainha.com có rao
dịch vụ công chứng tặng cho nhà,
đất làm tại nhà.
Ngoài ra, nhiều bạn đọc báo
Pháp
Luật TP.HCM
còn phản ánh có thấy
dịch vụ công chứng trực tuyến trên
mạng. Nhiều người thắc mắc dịch
vụ này có an toàn không, có bị lộ
thông tin cá nhân, có phát hiện được
giấy tờ giả không. Đặc biệt, nhiều
bạn đọc thắc mắc công chứng việc
mua bán nhà trên mạng thì làm sao
họ lấy được hồ sơ để đi đến cơ quan
nhà nước sang tên, đăng bộ…
Qua tìm hiểu của phóng viên,
website công chứng trực tuyến
thuộc sở hữu của Công ty cổ phần
Dịch vụ công chứng trực tuyến có
địa chỉ tại quận 1, TP.HCM. Công
ty này được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
do Sở KH&ĐT TP.HCM cấp ngày
7-1-2020.
Thanh tra Sở Tư pháp
nói gì?
Ngày 9-10, trao đổi với chúng tôi,
ôngTrầnQuốc Bảo, Giámđốc Công
ty cổ phần Dịch vụ công chứng trực
tuyến, cho biết hiện nay trang web
đang trong quá trình hoàn thiện và
chưa hoạt động.
Theo ông Bảo, thực tế đây là mô
hình dịch vụ, vận hành giải quyết hồ
sơ công chứng, chứng thực tương tự
như cách làm của các doanh nghiệp
vận tải như Grab, GoViet…
Công ty chỉ làm trung gian tiếp
nhận và chuyển hồ sơ của khách
hàng tới các tổ chức hành nghề
công chứng, công chứng viên, chứ
công ty không giải quyết hồ sơ công
chứng, chứng thực.
Theo ông Bảo, khách hàng sẽ
tạo tài khoản và gửi hồ sơ đến
công ty qua app và lựa chọn công
chứng viên. Bấy giờ, công ty sẽ
liên hệ và cung cấp hồ sơ cho
công chứng viên, tổ chức hành
nghề công chứng theo yêu cầu.
Sau đó, khách hàng đem đầy đủ
KIMPHỤNG
G
ần đây xuất hiện những lời
quảng cáo “lạ” trên mạng
Internet liên quan đến hoạt
động công chứng. Sau khi nhận
được thông tin và phản ánh của
người dân và báo chí, Thanh tra
Sở Tư pháp TP.HCM đã vào cuộc
tìm hiểu, xác minh thực hư.
Từ chuyện rao trên mạng
“Cô phóng viên ơi, trên mạng có
dịch vụ công chứng, ổn không cô?
Hình ảnh và thông tin trangweb congchungtainha.com. Ảnh: Internet
Thực hư
chuyện
“công chứng
trực tuyến”
TheoThanh tra Sở Tư pháp TP.HCM, lời
rao về công chứng trực tuyến có thể là sự
kết nối giữa khách hàng và các tổ chức
hành nghề công chứng.
hồ sơ giấy đến công chứng viên,
tổ chức hành nghề công chứng mà
mình yêu cầu để thực hiện việc
công chứng, chứng thực.
Ông Bảo cho biết mục đích xây
dựng website này là để kết nối
người có nhu cầu sử dụng dịch vụ
công chứng, chứng thực với các
cơ quan, tổ chức cung ứng dịch vụ
sao y - chứng thực, công chứng.
Công ty sẽ hỗ trợ họ tìm phòng
công chứng, văn phòng công chứng
gần nhất và đặt lịch công chứng,
chứng thực.
Nhận thấy trong Luật Công
chứng hiện hành không quy định
hình thức công chứng trực tuyến
nên Thanh tra Sở Tư pháp TP.HCM
đã xác minh sự việc. Theo Thanh
tra sở, cho đến thời điểm này, công
ty này chưa có dấu hiệu vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực công
chứng, chứng thực. Thực tế mô
hình này có thể là sự kết nối giữa
khách hàng và các tổ chức hành
nghề công chứng.
Tuy nhiên, Thanh tra Sở Tư pháp
cũng lưu ý với công ty là trong quá
trình thực hiện cần đặc biệt quan
tâm đến vấn đề bảo mật các thông
tin về tài sản và nhân thân của
khách hàng. •
Kết quả xác minh website
congchungtainha.com
CũngtheoThanhtraSởTưpháp,đốivớitrangwebcongchungtainha.com,
trên trangweb này có để hai địa chỉ liên hệ ởTP.HCM. Một địa chỉ ở quận 9
(TP.HCM) vàmột địa chỉ tại 282NơTrang Long, quận BìnhThanh (TP.HCM).
Khi nhận được phản ánh của người dân về thông tin này, Thanh tra sở
đã tiến hành xác minh. Khi liên hệ với số điện thoại đăng công khai trên
website th có người cho biết dịch vụ công chứng tại nhà đã tạm dừng
hoạt động tại TP.HCM.
Thanh tra sở xác minh địa chỉ liên hệ tại quận 9 th phát hiện không
có thật, địa chỉ ở quận B nh Thạnh cũng là địa chỉ của đơn vị khác.
282 Nơ Trang Long, quận Bình Thanh là điểm đăng ký xe thuộc Đội
Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, không
liên quan g đến lĩnh vực công chứng, chứng thực như trang web
đã giới thiệu…
Công ty chỉ làm trung
gian tiếp nhận và
chuyển hồ sơ của khách
hàng tới các tổ chức
hành nghề công chứng,
chứ không giải quyết
hồ sơ công chứng.
Bị đề nghị truy tố vì vận chuyển
khẩu trang qua biên giới
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh vừa chuyển hồ
sơ sang VKS cùng cấp đề nghị truy tố bị can Lê Minh
Hùng (sinh năm 1955) về tội buôn lậu theo quy định tại
khoản 4 Điều 188 BLHS.
Theo kết luận điều tra, Hùng là người vận chuyển hàng
hóa thuê cho một người Campuchia tên Tô Thường (chưa
rõ lai lịch).
Ngày 8-3, nhận được yêu cầu của Thường, Hùng thuê
một xe tải đến kho hàng tại quận 1, TP.HCM để vận
chuyển một số hàng gia dụng và sáu thùng khẩu trang ra
bãi xe Liên Minh 3 (quận Bình Tân, TP.HCM).
Tại bãi xe, Hùng nhận thêm khẩu trang và thuê xe tải
của anh Nguyễn Hữu Phúc để vận chuyển số hàng này.
Khoảng 20 giờ cùng ngày, Hùng nhận 205 thùng khẩu
trang cùng với tài xế vận chuyển đến cửa khẩu Tân Nam
(Tây Ninh).
Ngày 9-3, khi đến trạm kiểm soát biên phòng Tân
Nam, Hùng xin đi qua trạm thì bị lực lượng chức năng
phát hiện, thu giữ tổng cộng 527.500 chiếc khẩu trang.
Theo kết quả định giá tài sản, lô khẩu trang mà Hùng vận
chuyển trị giá 527,5 triệu đồng.
Kết quả điều tra cho thấy mặc dù biết tình hình dịch bệnh
COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bị can vẫn thực hiện việc
vận chuyển khẩu trang nhằmmục đích đưa qua biên giới.
Hành vi của bị can là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp
xâm phạm lợi ích kinh tế của Nhà nước, cần phải xử lý
nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa. Hành vi của bị can
Hùng đã cấu thành tội buôn lậu theo quy định của BLHS.
MINH VƯƠNG
Trao tiền bồi thường oan cho 6 người
trong 1 gia đình
Sáng 12-10, VKSND tỉnh Tây Ninh đã trao tiền bồi
thường cho các công dân bị oan suốt 40 năm.
Tại buổi làm việc, đại diện VKSND tỉnh Tây Ninh đã
trao tiền bồi thường cho sáu người trong một gia đình bị
oan, mỗi người trên 1 tỉ đồng. Những người này gồm: bà
Võ Thị Thương (sinh năm 1925), ông Hồ Long Chánh
(sinh năm 1952, đã mất), bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (sinh
năm 1944), ông Nguyễn Văn Chiến (sinh năm 1953), bà
Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1953), ông Nguyễn Thành
Nghị (sinh năm 1918, đã mất).
Cùng liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Văn Dũng
(sinh năm 1958, Dũng “lớn”) trước đó đã nhận bồi thường
615 triệu đồng.
Hiện còn một người chưa nhận bồi thường là ông Nguyễn
Văn Dũng (sinh năm 1961, Dũng “nhỏ”). Nguyên nhân do
ông Dũng không đồng ý mức bồi thường và đã khởi kiện ra
TAND tỉnh Bình Dương, hiện tòa đang thụ lý giải quyết.
Theo hồ sơ, năm 1979, ông Dũng “lớn” đang là bộ đội
thuộc C19 - E774 Sư doàn 317 (Quân khu 7), đóng quân
tại chiến trường Campuchia. Ngày 25-7-1979, ông Dũng
“lớn” được đơn vị cử về Việt Nam lấy tài liệu tập huấn
và nhân dịp về thăm gia đình tại ấp Bùng Binh, xã Đôn
Thuận, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.
Khoảng 23 giờ hôm sau, ông Dũng “lớn” bị công an xã
bắt lên huyện Trảng Bàng vì cho rằng liên quan vụ cướp
tài sản của công dân tại một nhà máy xay lúa và bị tạm
giam. Lần lượt sau đó, bảy người trong gia đình ông cũng
bị bắt để điều tra.
Gần bốn năm bị giam nhưng cơ quan điều tra tỉnh Tây
Ninh không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị
can nên quyết định trả tự do cho họ. Tuy vậy, những quyết
định về việc đình chỉ vụ án, dù đã có, vẫn không được trao
cho những người bị oan. Riêng ông Dũng “lớn” là người
duy nhất nhận được quyết định đình chỉ.
Mãi tới ngày 4-4-2019, VKSND tỉnh Tây Ninh mới trao
quyết định đình chỉ điều tra cho bảy người còn lại. Và cuối
tháng 10-2019, VKSND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức buổi
xin lỗi công khai bảy người này tại UBND xã Đôn Thuận,
huyện Trảng Bàng, là nơi vụ án xảy ra.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook