235-2020 - page 9

9
Đoàn tàu tuyến metro
Nhổn - ga Hà Nội sắp
cập cảng Hải Phòng
Đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sắp cập
cảng Hải Phòng trong vài ngày tới, dự kiến về Hà Nội vào cuối tháng này.
TRỌNGPHÚ
T
rao đổi với PVchiều 12-10,
ông Nguyễn Trung Hiếu,
Phó Trưởng Ban quản lý
(BQL) dự án đường sắt đô
thị Hà Nội, cho biết đoàn tàu
đầu tiên của dự án đường sắt
đô thị Nhổn - ga Hà Nội sắp
cập cảng Hải Phòng trong vài
ngày tới.
Lộ diện đoàn tàu
của tuyến metro Nhổn
- ga Hà Nội
“Hiện đoàn tàu trên đang
trên lộ trình di chuyển từ cảng
Klang (Malaysia) để về Việt
Nam. Theo lịch trình, đoàn tàu
đang trên khu vực biển miền
Trung, tuy nhiên do ảnh hưởng
của bão số 6 nên tàu biển chở
đoàn tàu phải di chuyển chậm
lại để tránh bão. Dự kiến cuối
tuần này tàu sẽ cập bến tại
cảng Hải Phòng” - ông Hiếu
cho hay.
Theo ông Hiếu, hiện BQL
dự án đường sắt đô thị Hà
Nội đang phối hợp với Tổng
cục Khí tượng thủy văn để
theo dõi sát sao diễn biến
thời tiết, kịp thời điều chỉnh
lộ trình di chuyển của chuyến
tàu trên để đảm bảo đoàn tàu
cập cảng an toàn. Sau khi cập
cảng Hải Phòng, đoàn tàu sẽ
được vận chuyển bằng đường
bộ về depot, tại Nhổn (Bắc
Từ Liêm). Sau đó, đoàn tàu
được di chuyển lên nhà ga S1
trên đường 32 để người dân
tham quan.
Toàn tuyến đường sắt Nhổn -
ga Hà Nội có 10 đoàn tàu. Hiện
nhà thầu vẫn tiếp tục sản xuất
các đoàn tàu tiếp theo. Mỗi
đoàn tàu này có bốn khoang với
tổng chiều dài 78,27 m, có 94
ghế, có thể chở tổng cộng gần
950 hành khách mỗi chuyến,
khai thác với tốc độ thương
mại 35 km/giờ.
Trước đó, BQL đường sắt
đô thị Hà Nội đã thông tin
vào ngày 2-9, đoàn tàu đầu
tiên của tuyến metro số 3,
đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ bắt
đầu rời cảng Dunkirk (Pháp)
đi cảng Hải Phòng. Theo lịch
trình ngày 5-10, lô hàng trên
sẽ cập cảng Klang (Malaysia).
Tại đây, tàu được chuyển khẩu
để rời cảng Klang ngày 7-10
và tới cảng Hải Phòng dự kiến
vào ngày 24-10.
Tuy nhiên, theo lộ trình mới
nhất được cập nhật thì dù gặp
ảnh hưởng của bão số 6 nhưng
đoàn tàu vẫn sẽ cập cảng Hải
Phòng sớm hơn dự kiến một
vài ngày.
“Quái vật” đào hầm
công nghệ Ý đang về
Việt Nam
Ông Hiếu cũng cho hay:
Cùng với kế hoạch vận chuyển
đoàn tàu thì máy đào hầm
TBM và các thiết bị chuyên
dụng khác để thực hiện dự án
đường sắt đô thị Nhổn - ga
Hà Nội cũng đang được vận
chuyển về Việt Nam.
Theo đó, lô thiết bị đầu tiên
của máy đào hầm TBM sẽ cập
cảng Hải Phòng vào dịp cuối
tháng 10-2020, đợt thứ hai sẽ
được đưa về vào tháng 12-2020.
Được biết, máy đào hầm
TBM là công nghệ của Ý.
Đây là công nghệ đã được
áp dụng cho tuyến metro
1B (Bến Thành - Suối Tiên)
ở TP.HCM. Máy đào hầm
đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
có đường kính 7-17,5 m, với
kích thước như vậy sẽ đủ để
chứa máy móc, công nhân ở
bên trong để vận hành. Sau
khi thi công, hầm sẽ gồm hai
ống hầm rộng 6,3 m.
Đoạn ngầm của tuyến đường
sắt Nhổn - ga Hà Nội nằm ở
độ sâu 21-22 m, dài khoảng 4
km. Dự kiến tháng 3-2021, máy
đào hầm TBM sẽ được lắp đặt
và vận hành, khả năng thi công
được 10 m hầm mỗi ngày.•
Đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn - gaHàNội sắp cập cảngHải Phòng trong vài ngày tới. (Ảnh do ban quản lý dự án cung cấp)
Khai thác, vận hành đoạn trên cao vào
tháng 4-2021
Dự án tuyếnđường sắt Nhổn - gaHàNội đangđược xây dựng
có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.176 triệu euro từ nguồn vốn vay
ODA Ngân hàng Đầu tư châu Âu, chính phủ Pháp, Ngân hàng
Phát triển châu Á và vốn đối ứng trong nước.
Theo tiến độ điều chỉnh mới nhất của UBND TP Hà Nội, thời
gian thực hiện dự án từ năm 2009 đến 2022, trong đó đưa vào
khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 4-2021, còn đoạn
đi ngầm vào tháng 12-2022.
Đến nay, toàn tuyến trên cao của dự án dài 8,5 km từ Nhổn
- Kim Mã đã hoàn thành khoảng 80%. Đoạn ngầm từ Kim Mã
đến ga Hà Nội dài 4 km đã hoàn thành khoảng 20%.
Mỗi đoàn tàu có
bốn khoang với tổng
chiều dài 78,27 m,
có 94 ghế, có thể chở
tổng cộng gần 950
hành khách mỗi
chuyến, khai thác với
tốc độ thương mại 35
km/giờ.
Bộ GTVT nêu lý do 5 dự án
đường sắt đô thị chậm, đội vốn
Bộ GTVT vừa thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo
Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết giám sát
chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa 14 và
một số nghị quyết nhiệm kỳ khóa 13. Trong đó nêu
rõ năm dự án đường sắt ở Hà Nội và TP.HCM chậm
tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.
Cụ thể, dự án Nhổn - ga Hà Nội, Bến Thành -
Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương, Cát Linh - Hà
Đông và Yên Viên - Ngọc Hồi.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Bộ GTVT
làm chủ đầu tư) hiện cơ bản hoàn thành công tác xây
dựng. Tuy nhiên, dự án còn một số tồn tại, vướng
mắc liên quan đến thiết bị khu depot, đánh giá an
toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và
thanh quyết toán... Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo giải
quyết những vướng mắc trên.
Khó khăn lớn nhất của dự án này theo Bộ GTVT là
công tác huy động chuyên gia nước ngoài sang Việt
Nam nhằm hoàn thành công tác đánh giá an toàn hệ
thống để nghiệm thu, bàn giao đưa vào vận hành khai
thác. “Bộ GTVT đã gửi văn bản cho Bộ Ngoại giao
để có công hàm đề nghị cấp có thẩm quyền của Pháp
hỗ trợ, tháo gỡ cho các chuyên gia tư vấn ACT (tư
vấn đánh giá an toàn hệ thống) sớm sang Việt Nam
thực hiện dự án…” - Bộ GTVT cho hay.
Với đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (UBND TP Hà
Nội làm chủ đầu tư), hiện nay sản lượng thực hiện đạt
64,27%. Khó khăn của dự án là vướng mắc về mặt
bằng tại các ga S5, S7, ga ngầm S10. Cạnh đó, chủ đầu
tư đang làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về thủ
tục vay lại khoản vay bổ sung 20 triệu euro cho dự án.
Riêng dự án Yên Viên - Ngọc Hồi, Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến về việc xử lý các
vướng mắc liên quan đến kế hoạch thực hiện và
thủ tục điều chỉnh dự án. Hiện nay Bộ GTVT đang
chỉ đạo các cơ quan tham mưu, Ban quản lý dự án
đường sắt triển khai thực hiện.
Về nguyên nhân chậm tiến độ của dự án, Bộ
GTVT cho rằng đây là dự án lần đầu được xây dựng
tại Việt Nam, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản
lý, thực hiện. Năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự
án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa
thực sự chuyên nghiệp... Trách nhiệm trên, trước
tiên thuộc về các chủ đầu tư. Còn chậm về bàn giao
mặt bằng, trách nhiệm thuộc về địa phương.
Về nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư, Bộ GTVT
cho biết do chưa có kinh nghiệm với loại hình mới này
nên tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa
xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội
dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban
đầu... “Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực
hiện dự án…” - Bộ GTVT chỉ rõ.
VIẾT LONG
Khởi công tuyến đường nối
Bình Dương và Tây Ninh
Ngày 12-10, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức
lễ khởi công tuyến đường và cầu kết nối tỉnh Bình
Dương với tỉnh Tây Ninh.
Theo ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Dương, tuyến đường hoàn thành sẽ thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế và du lịch của cả hai
tỉnh, đồng thời tạo trục kết nối giữa Tây Ninh, Bình
Dương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
Tuyến đường, cầu dài hơn 800 m (phần cầu dài
hơn 330 m, phần đường dẫn phía Bình Dương dài
hơn 377 m, phần đường dẫn phía Tây Ninh dài hơn
92 m). Tổng vốn đầu tư của công trình này là hơn
369 tỉ đồng. Phần đường và phần cầu rộng hơn 25 m
với sáu làn xe. Thời gian xây dựng dự kiến 15 tháng.
Đây là một trong hai công trình đường, cầu kết nối
giữa hai tuyến đường ĐT 744 của huyện Dầu Tiếng
(Bình Dương) và đường ĐT 784 của huyện Dương
Minh Châu (Tây Ninh).
Dịp này, UBND huyện Bắc Tân Uyên (Bình
Dương) cũng khởi công dự án xây dựng đường từ
Tân Thành đến cầu Tam Lập (xã Tân Định), thuộc
tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu
Bàng. Dự án có quy mô sáu làn xe, chiều dài 9,5 km
với tổng vốn đầu tư là 617 tỉ đồng. 
LÊ ÁNH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook