235-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa13-10-2020
Giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu
Án lệ số 39 nêu t nh huống người thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước (bên
bán) cam kết sau khi mua nhà hóa giá sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu cho
bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà
nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Trường hợp này
phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân
sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
Án lệ này dựa trên quyết định giámđốc thẩm tháng 11-2019 của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao về tranh chấp hợp đồng ở nhờ nhà ở tại TP.HCM
giữa nguyên đơn là cụ Trần Văn C. và bị đơn là ông Nguyễn Công H., bà Trần
Thị C1 và Công ty TNHH MTV Du lịch T.
sơ thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao đã chấp nhận kháng nghị, hủy
quyết định giải quyết kháng cáo
của TAND Cấp cao tại TP.HCM,
giữ nguyên quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự sơ thẩm và trả
lại đơn khởi kiện.
Bởi lẽ, bản án hôn nhân và gia đình
phúc thẩm năm 2002 của TAND tỉnh
Lâm Đồng đã tuyên bà H. và cụ Đ.
mỗi người được quyền sở hữu 1/2 căn
nhà trên. Như vậy, nội dung khởi kiện
của bà M. là về căn nhà đã có bản án
xác định quyền sở hữu trước đó. Với
nội dung quyết định của bản án hôn
nhân và gia đình phúc thẩm trên, bà
M. không có quyền đòi cụ Đ. và bà
H. trả lại căn nhà số 12A đường G,
phường 5, thành phố T.
Nội dung yêu cầu khởi kiện của
bà M. thuộc trường hợp sự việc đã
được giải quyết bằng bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của tòa
án. Nếu bà M. không đồng tình với
bản án hôn nhân và gia đình phúc
thẩm thì đề nghị tòa án có thẩm
quyền xem xét lại bản án đó theo
thủ tục giám đốc thẩm khi thời hiệu
còn hoặc tái thẩm khi có căn cứ.
Do đó, TAND tỉnh Lâm Đồng ban
hành quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án và trả lại đơn khởi kiện của bà
M. là phù hợp với quy định.
Quyết định của TAND Cấp cao tại
TP.HCM hủy toàn bộ quyết định trên
vì cho rằng quan hệ tranh chấp trong
vụ án này là đòi tài sản, có nguyên
đơn, bị đơn khác với nguyên đơn, bị
đơn trong vụ án hôn nhân và gia đình
đã được TAND tỉnh Lâm Đồng xét
xử phúc thẩm là không đúng.
Theo đó, giải pháp Án lệ số 38
đưa ra là tòa sẽ không thụ lý vụ án
mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở
hữu nhà, quyền sử dụng đất thông
báo bằng văn bản cho người có thẩm
quyền xem xét lại bản án, quyết định
đã có hiệu lực của tòa theo thủ tục
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.•
HOÀNGYẾN
C
hánh án TAND Tối cao Nguyễn
Hòa Bình vừa ký quyết định về
việc công bố hai án lệ đã được
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao thông qua. Các TAND và tòa án
quân sự có trách nhiệm nghiên cứu,
áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ
ngày 15-11 tới.
Trong đó, Án lệ số 38 liên quan
đến việc không thụ lý yêu cầu đòi
tài sản đã được phân chia bằng bản
án, quyết định có hiệu lực. Nguồn án
lệ này dựa trên quyết định giám đốc
thẩm tháng 11-2019 của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao về vụ
kiện đòi tài sản tại tỉnh Lâm Đồng
giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M. và
bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ., bà Phạm
Thị H., người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan gồm chín người.
Tháng 7-2011, bà M. khởi kiện ra
tòa yêu cầu cụ Đ. và bà H. phải hoàn
trả cho gia đình bà nhà, đất đã chiếm
dụng tại số 12A đường G, phường 5,
thành phố T.
TAND tỉnh Lâm Đồng ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án và
trả lại đơn khởi kiện. Phía nguyên
đơn kháng cáo. TAND Cấp cao tại
TP.HCM chấp nhận hủy quyết định
sơ thẩm, giao về cho TAND tỉnh tiếp
tục giải quyết.
Ngày 1-9-2017, thẩm phán, chủ
tọa phiên tòa sơ thẩm có đơn đề nghị
TANDTối cao xem xét lại quyết định
phúc thẩm. Kết quả, chánh án TAND
Tối cao có kháng nghị đề nghị Hội
đồngThẩmphánTANDTối cao xét xử
giám đốc thẩm, hủy quyết định phúc
thẩm nêu trên và giữ nguyên quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Từ đề nghị của
thẩm phán sơ thẩm
đến Án lệ số 38
Từ đề nghị của thẩmphán cấp sơ thẩm, Hội đồngThẩmphán
TANDTối cao đã hủy quyết định của tòa cấp phúc thẩmvà sau đó
quyết định sơ thẩm trở thành nguồnÁn lệ số 38.
Nội dung yêu cầu khởi
kiện của bà M. thuộc
trường hợp sự việc đã
được giải quyết bằng bản
án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của tòa
án. Trường hợp này, tòa
không thụ lý vụ án mới.
Khôngđeokhẩu trang,
phạt đến3 triệuđồng
Nghị định 117/2020 cũng quy định xử phạt hành
vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý đối
với thuốc, trang thiết bị y tế với mức phạt 20-30
triệu đồng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020 xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15-11.
Tuy nhiên, một số quy định liên quan đến phòng, chống
dịch bệnh sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Đặc biệt, các hành
vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng đều có mức phạt
tăng cao, từ gấp hai đến 10 lần so với mức phạt cũ.
Không thực hiện biện pháp bảo vệ:
Phạt nặng
Cụ thể, mức phạt cũ đối với hành vi trốn tránh cách ly
y tế là 5-10 triệu đồng. Mức phạt mới tăng gấp đôi, 15-20
triệu đồng. Hành vi không khai hoặc khai báo không trung
thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy
thuốc, nhân viên y tế bị phạt gấp 10 lần mức phạt cũ. Cụ
thể, mức phạt cũ là 100.000-300.000 đồng được thay bằng
mức 1-3 triệu đồng.
Thời gian qua, hành vi không đeo khẩu trang nơi công
cộng bị xem là hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện
pháp chống dịch. Cụ thể là vi phạm điểm a khoản 1 Điều
11 Nghị định 176/2013: “Không thực hiện biện pháp bảo
vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người
có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y
tế”. Hành vi này bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-
300.000 đồng. Như vậy, mức phạt trung bình được áp
dụng là 200.000 đồng. Cụ thể, tại TP.HCM, trong tháng 8
đã phạt 3.769 người với tổng số tiền hơn 756 triệu đồng,
trung bình 200.000 đồng/người.
Mức phạt mới tăng gấp 10 lần, 1-3 triệu đồng; mức phạt
trung bình được áp dụng nếu không đeo khẩu trang là 2
triệu đồng. Ngoài đeo khẩu trang thì các biện pháp bảo
vệ cá nhân theo hướng dẫn của cơ quan y tế nhằm phòng,
chống dịch COVID-19 còn bao gồm cả rửa tay, giữ
khoảng cách, che miệng khi hắt hơi…
Tăng giá khẩu trang sẽ bị phạt đến
30 triệu đồng
Hành vi không thực hiện biện pháp hạn chế tập trung
đông người, không tạm ngừng hoạt động tại nơi công
cộng sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt cũ, từ 5-10 triệu đồng
tăng lên 10-20 triệu đồng. Thực tiễn thời gian chống dịch
COVID-19 cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh vẫn lén lút
hoạt động dù có lệnh giãn cách, tạm ngừng kinh doanh.
Đặc biệt, Nghị định 117/2020 cũng bổ sung quy định
xử phạt đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá
mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế.
Mức phạt 20-30 triệu đồng. Đây là nội dung hoàn toàn
mới, không có trong Nghị định 176/2013 về xử phạt trong
lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, qua thực tiễn về sốt khẩu trang y
tế trong dịch COVID-19 nên quy định này được cơ quan
soạn thảo nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.
Ngoài ra, với hành vi trên còn có hình thức xử phạt bổ sung
là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động
đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 12-24 tháng.
Đồng thời, buộc hoàn trả cho người mua hoặc người
bán toàn bộ số tiền chênh lệch. Trường hợp không hoàn
trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Đ.N.QUỲNH NHƯ
Lực lượng trật tự đô thị phường BếnNghé (quận 1, TP.HCM) ra
quân nhắc nhở, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang
trên phố đi bộNguyễnHuệ. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook