13
BÁCHAN-NGUYỄNQUYÊN
T
rước nhiều xôn xao của dư luận
về những “hạt sạn” của sách
giáo khoa (SGK) lớp 1
Cánh
Diều
những ngày qua, trả lời báo
chí chiều 12-10, ông Mai Ngọc
Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm
định (HĐTĐ) SGK Tiếng Việt 1,
cho biết HĐTĐ đã nhận được yêu
cầu báo cáo của Bộ GD&ĐT. Sắp
tới, hội đồng này sẽ họp một cách
nghiêm túc, rà soát lại những điều
dư luận đặt ra.
Đ được khuyến cáo
nhưng nhóm tác giả
không nghe
Đối với những “hạt sạn” được
dư luận phản ánh, trước đó, HĐTĐ
không chỉ khuyến cáo nhóm tác giả
mà còn khuyến cáo cả nhà xuất bản
bởi hai bên cùng có trách nhiệm về
việc xuất bản SGK.
Về quá trình khắc phục các “hạt
sạn” này, ông Chừ cho rằng cần
thêm nhiều thời gian, có thể là hết
năm học này để nghe ý kiến từ các
giáo viên, những người trực tiếp
giảng dạy, ý kiến của phụ huynh
có con học lớp 1. Bên cạnh đó,
Bộ GD&ĐT nên cho thực nghiệm
giảng dạy SGK lớp 1 nhưng không
giao cho nhóm tác giả chủ trì mà
để cho Bộ GD&ĐT làm đầu mối.
“Chúng tôi với tư cách HĐTĐ sẽ
báo cáo chi tiết cho Bộ GD&ĐT”
- ông Chừ nói.
Phó chủ tịch HĐTĐ cũng khẳng
định quá trình thẩmđịnh SGK
Cánh
Diều
nói riêng và cả năm bộ sách
nói chung, hội đồng đều làm việc
rất nghiêm túc và cẩn trọng.
“Tất cả vấn đề bạn đọc, dư luận
quan tâm những ngày qua chúng tôi
đều đã đề cập đến trong quá trình
thẩm định. HĐTĐ có vai trò xem
xét, những cái gì sai bắt sửa, cái gì
không đúng bắt sửa nhưng nhiều
khi hội đồng cũng phải tôn trọng
ý kiến của nhóm tác giả.
Ví dụ như từ “nhá”, HĐTĐ đã
đề nghị thay từ nhưng nhóm tác
giả họ cho rằng “nhai” là vần “ai”,
vần này chưa được học nên dùng
từ “nhá”. Quan điểm của nhóm tác
giả sách Tiếng Việt là để dạy âm và
vần, nên rất khó cho việc sử dụng
từ ngữ và đảm bảo sử dụng nhiều
yếu tố. Nhóm tác giả đã thuyết
minh như vậy nên hội đồng thấy
phù hợp” - ông Chừ cho biết.
Về trách nhiệm, nếu để ra những
“hạt sạn” trên, đại diện HĐTĐ cho
rằng nhóm tác giả phải chịu trách
nhiệmhoàn toàn về những “hạt sạn”
trong cuốn sách đó vì hội đồng đã
khuyến cáo nhưng nhóm tác giả vẫn
giữ quan điểm của mình.
Nhà trường và giáo viên
lớp 1 phải… soạn lại
chương trình
Về phía nhà trường, thực tế dạy
và học tại Trường Tiểu học Triệu
Thị Trinh (quận 10, TP.HCM) năm
nay, trường chọn SGK lớp 1 các
môn toán, tiếng Việt, đạo đức của
bộ sách
Cánh Diều
.
Hiệu trưởng trường này cho biết
giáo viên lớp 1 có quyền chủ động
về việc phân bổ chương trình, phân
phối nội dung và có thể điều chỉnh
ngữ liệu sao cho phù hợp với điều
kiện thực tế của lớp.
Trong quá trình dạy, nếu giáo
viên thấy ngữ liệu sử dụng không
phù hợp thì có quyền thay đổi, miễn
là vẫn giữ lại nội dung, mạch kiến
thức của hệ thống bài học.
Vị này cho biết thêm từ đầu năm
học đến nay, ban giám hiệu tăng
cường dự giờ để xem giáo viên
đang gặp khó khăn gì khi triển khai
chương trình, từ đó có hướng hỗ trợ.
Trường cũng tăng cường thời
gian sinh hoạt chuyên môn của
khối lớp 1 để các giáo viên cùng
trao đổi những vướng mắc nhằm
tìm giải pháp tháo gỡ.
“Bình thường một tháng chỉ
họp hai lần nhưng nếu giáo viên
thấy cần thiết có thể đề xuất họp
chuyên môn lên ba lần/tháng” - vị
này nói thêm.
Tại Trường Tiểu học Mê Linh
(quận 3, TP.HCM), ông Nguyễn
Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường,
cho biết nămhọc 2020-2021 trường
chọn lựa SGK môn Tiếng Việt 1,
Toán 1, Đạo Đức 1, Tự nhiên xã
hội 1, Hoạt động trải nghiệm thuộc
bộ sách
Cánh Diều
.
Ông Hùng cho hay trước phản
ánh của phụ huynh học sinh lớp 1,
ban giám hiệu nhà trường đã cùng
với giáo viên soạn lại chương trình
theo thực tế của học sinh. Một tháng
đã trôi qua, nếu học sinh học không
kịp thì giáo viên có thể dạy chậm
lại, nếu bài yêu cầu dạy hai âm thì
giáo viên chỉ dạy một âm và dạy
thêm vào tiết ôn tập.
Học sinh
lớp 1
Trường
Tiểu học
Triệu Thị
Trinh
(quận 10,
TP.HCM)
trong
một tiết
học. Ảnh:
NGUYỄN
QUYÊN
Cơ cấu hội đồng thẩm định sách giáo khoa
Theo Điều 32 Luật Giáo dục mới năm 2019 vừa có hiệu lực, Hội đ ng
quốc gia thẩm định SGK do bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập theo từng
mônhọc, hoạt độnggiáodục ở từng cấphọc để thẩmđịnh SGK. Hội đ ng
g m nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm,
uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ ch c có liên quan. Hội đ ng
phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp
học tương ng. Hội đ ng và thành viên hội đ ng phải chịu trách nhiệm
về nội dung và chất lượng thẩm định.
Họ đã nói
Sổ tay
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - GS Trần Hồng Quân
cho rằng giáo dục tiểu học là bậc học khó nhất về mặt
khoa học giáo dục trong các bậc học. Do vậy, biên soạn
sách giáo khoa (SGK) cho bậc tiểu học đừng tưởng là dễ.
Và cũng đừng tưởng cứ giáo sư, tiến sĩ biên soạn SGK
cho học trò lớp 1 thì ắt sẽ chuẩn, sẽ hay.
Cùng nhìn lại những lần cải cách giáo dục và đổi mới
SGK để thấy lời nói của GS Trần Hồng Quân rất có giá
trị trong thực tiễn.
Đó là cải cách giáo dục lớp 1 vào năm 1980. Tác giả
biên soạn sách học vần dạy bài đầu tiên là nguyên âm
O. Đọc tiếng thì đọc vần trước rồi phụ âm đầu và thành
tiếng. Chữ viết thì bỏ bớt nét cong, nét hất... Dư luận thời
đó dậy sóng với bước cải tiến này. Thông tin đầy trên báo
chí, trong các hội thảo. Thậm chí trên sân khấu, người ta
còn cười cợt bằng cách cắp hai tay vào thân mình rồi cất
tiếng “ò ó o…”. Bộ GD&ĐT và các nhà biên soạn sách
sau đó phải lắng nghe, nghiên cứu và điều chỉnh cho hợp
lý hơn.
Đến lần đổi mới giáo dục vào năm 2000. Sách học vần
lớp 1, bài đầu tiên là nguyên âm E. Nhà biên soạn lúc đó
là TS ngôn ngữ học Đặng Thị Lanh. Tác giả cho là âm
e gắn với các tiếng nói gần gũi học sinh như “mẹ, bé,
me...” giúp trẻ dễ học. Nhưng sau đó, từ một bài báo của
nhà thơ TMH, người ta bắt đầu soi lại bài học và làn sóng
phản đối nổi lên, thành chế giễu: Chào nhau “be be be”,
chạy “te te te”, vui mừng “he he he”... Cố Thủ tướng Võ
Văn Kiệt lúc đó nghỉ hưu có mời giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, Hội Ngôn ngữ của TP đến để lắng nghe và trao
đổi ý kiến. Ông cũng sẵn sàng giúp đỡ và kiến nghị lên
Chính phủ hỗ trợ cho TP được viết sách học vần lớp 1
mới. Buổi họp tranh luận rất sôi nổi, các nhà ngôn ngữ
học chê bai và kiên quyết kiến nghị xin được viết sách lớp
1 khác. Giám đốc Sở GD&ĐT lúc đó là anh Trương Song
Đức phát biểu rằng TP sẽ dạy theo sách học vần lớp 1 dù
còn nhiều điều phải bàn bạc và sẽ kiến nghị lên bộ cùng
tác giả biên soạn về sách lớp 1 vào cuối năm học.
Qua đó để thấy viết SGK nếu không chuyên nghiệp thì
sẽ thành tùy tiện, cẩu thả với quyển sách mà hàng triệu
học sinh phải học, cũng là phụ lại niềm tin của toàn xã
hội. Đối với cấp tiểu học, dạy chữ càng cần được chú
trọng đến văn hóa truyền thống của Việt Nam, dạy trẻ làm
người Việt Nam. Biên soạn SGK lớp 1 làm sao để mỗi lần
đổi sách, người dân đón nhận với sự vui mừng vì con em
được dạy dỗ về đạo đức, nhân cách, được tiếp thu cái hay,
cái mới. Mà để làm được như vậy, thật không dễ chút nào.
Ông
LÊ NGỌC ĐIỆP
, nguyên Trưởng phòng Giáo dục
tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM
Phản ánh của những người liên
quan trực tiếpđếnchương trình - SGK
là giáo viên, học sinh, phụ huynh học
sinh rất quan trọng. Cơ quan quản lý
nhà nước có trách nhiệm lắng nghe
thông tinnhiều chiều, traođổi với các
nhà chuyênmônđể phân tích, làmr
vấn đề. Nếu có nảy sinh những bất
cập trong quá trình sử dụng cần điều
chỉnh thì phải đề nghị các tác giả và
nhà xuất bản điều chỉnh, hoàn thiện.
Ông
PHẠMTẤT THẮNG
,
Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Đời sống xã hội -
ThứBa13-10-2020
SGK lớp 1 có “sạn”, chủ biên
phải chịu trách nhiệm
Đại diện hội đồng thẩmđịnh cho rằng nhóm tác giả phải chịu trách nhiệmhoàn toàn về những “hạt sạn”
trong sách giáo khoa lớp 1 vì hội đồng đã khuyến cáo nhưng nhóm tác giả vẫn giữ quan điểm củamình.
Liên quan đến việc dư luận cho
rằng có nhiều “sạn” trong bộ sách,
ông Hùng nêu quan điểm: Vì hiện
nay SGK không còn là pháp lệnh
nên giáo viên không cần thiết phải
dạy y nguyên như trong SGK.
“Những nội dung nào chưa phù
hợp, cần thay đổi, giáo viên sẽ sinh
hoạt cùng tổ chuyên môn thống
nhất, cuối cùng ban giám hiệu sẽ
duyệt” - ông Hùng nói.•
Sáchgiáokhoa lớp1:Đừng tưởngdễ biênsoạn!
“Tất cả vấn đề bạn đọc,
dư luận quan tâmnhững
ngày qua chúng tôi đều
đã đề cập đến trong quá
trình thẩmđịnh.”
Đại diện HĐTĐ SGK