237-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm15-10-2020
Hàng xách tay Mỹ, Nhật…
chính thức bị khai tử
ANHIỀN
T
ừ hôm nay (15-10), Nghị
định 98/2020 quy định xử
phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng chính
thức có hiệu lực. Điểm đáng
chú ý tại nghị định này là xử
phạt nặng hơn so với các quy
định trước đây, nhất là với
hoạt động kinh doanh hàng
xách tay.
Đau đầu vì
hàng xách tay
Vài năm trở lại đây, hoạt
động kinh doanh hàng xách
tay diễn ra rầm rộ, đặc biệt
là thông qua mạng xã hội.
Đơn cử như trên Google,
Facebook... chỉ cần gõ cụm
từ tìm kiếm “hàng xách tay”
sẽ hiện ra rất nhiều nhóm
như: Hội buôn hàng xách
tay từ châu Âu, Hàng xách
tay Mỹ, Hàng xách tay Hàn
Quốc, Hàng xách tay Thái
Lan... Các mặt hàng xách
tay cũng rất đa dạng, từ mỹ
phẩm, thực phẩm, bia, rượu
cho đến máy tính, đồng hồ.
Việc hàng xách tay tràn vào
khiến các công ty nhập khẩu
chính ngạch lẫn sản xuất trong
nước đau đầu. Ông Nguyễn
Như Ngọc, Giám đốc Công
ty TNHH Thương mại DNT,
chuyên nhập khẩu rượu vang,
đánh giá: Hàng xách tay ảnh
hưởng đến hoạt động nhập
khẩu chính ngạch. Tuy nhiên,
mức độ ảnh hưởng còn phụ
thuộc đó là mặt hàng gì, giá
trị thế nào.
“Với các dòng rượu vang
nhập khẩu thì mức độ ảnh
hưởng không lớn. Bởi đối
tượng khách hàng của chúng
tôi là những nhà hàng, khách
sạn 4-5 sao. Những nhà hàng
này bắt buộc phải có hóa đơn
nên hàng xách tay rất khó chen
được vào. Không có nguồn
gốc rõ ràng, họ không tin
tưởng vào chất lượng” - ông
Ngọc nói.
Tuy nhiên, theo ông Ngọc,
mặt hàng bị ảnh hưởng rõ rệt
nhất là các loại rượu mạnh
và các sản phẩm có giá trị
cao như máy tính. “Chúng
tôi là những đơn vị làm ăn
chân chính nên rất ủng hộ
khi Nghị định 98/2020 đi vào
thực thi, siết chặt hoạt động
kinh doanh hàng hóa xách
tay, nhập lậu” - ông Ngọc
nhấn mạnh.
Đại diệnmột công ty chuyên
nhập khẩu rượu, bia, thuốc lá
và thực phẩm về kinh doanh
trong nước cũng cho biết:
Trước đây công ty không để
tâm nhiều đến hoạt động kinh
doanh hàng xách tay. Đơn
giản vì số lượng hàng xách
tay so với hàng nhập khẩu
chính ngạch rất ít. Tuy nhiên,
gần đây, một số mặt hàng
xách tay như rượu mạnh đã
ảnh hưởng không nhỏ khiến
công ty đứng ngồi không yên.
“Các nhà nhập khẩu chính
ngạch phải bỏ ra rất nhiều tiền
để quảng cáo thương hiệu.
Cạnh đó, họ còn phải chịu
nhiều loại thuế, chi phí khác
nhau. Trong khi đó, hàng xách
tay không mất đồng nào để
quảng cáo vì các đơn vị nhập
khẩu chính ngạch đã quảng
cáo rồi. Người bán hàng xách
tay cũng không phải chịu các
loại chi phí như các công ty
nhập khẩu chính ngạch nên
nghiễmnhiên bán giá rẻ, giành
được lợi thế cạnh tranh” - vị
đại diện công ty này bức xúc.
Khảo sát thực tế, chúng
tôi ghi nhận nhiều mặt hàng
xách tay không có nhãn phụ
hay hướng dẫn sử dụng bằng
tiếng Việt. Đáng chú ý, hàng
Việc nâng mức xử
phạt với hàng xách
tay theo nghị định
mới là cần thiết,
nhằm tăng cường
tính răn đe đối với
các hành vi vi phạm
pháp luật.
Nguyên nhân khiến giá vàng rớt mạnh
Mở đầu phiên giao dịch sáng 14-10, giá vàng giao
ngay tại thị trường châu Á ở mức 1.892,1 USD/ounce. So
với vùng giá cao nhất trong phiên giao dịch trước đó thì
giá vàng thế giới đã giảm khoảng 38 USD/ounce, tương
đương giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỉ
giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới hiện
tương đương khoảng 53,15 triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân giá vàng lao dốc là do các nhà đầu tư đồng
loạt bán tháo khi nhận thấy xác suất Thượng viện và Hạ
viện Mỹ đạt được thỏa thuận về gói hỗ trợ kinh tế đang
xuống thấp và khó có khả năng xảy ra trước khi cuộc bầu
cử tổng thống nước này kết thúc. Bên cạnh đó, đồng USD
bất ngờ tăng vọt so với các đồng tiền mạnh khác trong rổ
tiền tệ. Nền kinh tế Mỹ được dự báo diễn biến tích cực hơn
trong năm 2020 cũng khiến kim loại quý kém hấp dẫn.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC cũng
điều chỉnh giảm mạnh. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn
(SJC) sáng qua niêm yết giá mua - bán ở mức 55,7 - 56,2
triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với chiều
qua. Một hệ thống cửa hàng vàng bạc tư nhân lớn giảm tới
700.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 500.000 đồng/
lượng ở chiều bán ra, niêm yết giá mua - bán hiện ở mức
55-56 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng miếng
SJC và giá vàng thế giới nới rộng lên đến 3 triệu đồng/
lượng.
THÙY LINH
Heineken thu về ngàn tỉ từ bia Sài Gòn
Sáng 14-10, thị trường chứng khoán chứng kiến khối
lượng giao dịch thỏa thuận khủng cổ phiếu của Tổng
Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco). Cụ thể, hơn 26 triệu cổ phiếu SAB của Sabeco
đã được mua bán thỏa thuận ở mức giá 184.000 đồng/
cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch vào khoảng
4.600 tỉ đồng.
Nhiều khả năng bên bán là hãng bia Heineken, bởi trước
đó Bloomberg cho hay ông lớn ngành bia này muốn bán 25,2
triệu cổ phần Sabeco với mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, vào cuối năm 2019, Heineken cũng đã bán 5,2
triệu cổ phiếu Sabeco với mức giá 234.400 đồng/cổ phiếu,
thu về hơn 1.200 tỉ đồng. Như vậy, nhiều khả năng đến thời
điểm này Heineken đã hoàn tất toàn bộ quá trình thoái vốn
tại Sabeco.
Ở thời điểm hiện tại, hai cổ đông lớn đang sở hữu
Sabeco là Tập đoàn ThaiBev (Thái Lan) với tỉ lệ sở hữu
53,59%, tiếp sau là Bộ Công Thương với 36% cổ phần.
PHƯƠNG MINH
nhập chính ngạch nhập về sẽ
phải lấy mẫu sản phẩm để
đi kiểm tra, đạt tiêu chuẩn
mới được tiêu thụ vào thị
trường.
Trong khi đó, hàng xách tay
cứ xách được về là tiêu thụ
được luôn nên tạo ra sự cạnh
tranh không công bằng. Đáng
lo nhất là với hàng xách tay,
khi đến tay người tiêu dùng,
do không được kiểm định về
chất lượng nên không rõ có
đảm bảo an toàn hay không.
Mạnh tay xử lý
hàng xách tay
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Đức
Lê, Phó Cục trưởng Cục
Nghiệp vụ quản lý thị trường,
Tổng cục Quản lý thị trường
(Bộ Công Thương), đánh giá:
Thời gian qua, hoạt động kinh
doanh hàng xách tay ở Việt
Nam diễn biến vô cùng phức
tạp. Cùng với sự bùng nổ của
thương mại điện tử, các tổ
chức và cá nhân kinh doanh
hàng xách tay đã thông qua
các công cụ website, Zalo,
Facebook…chào bán các sản
phẩmdo nước ngoài sản xuất.
Thông qua các đơn đặt
hàng, các tổ chức, cá nhân
nói trên thu gom hàng hóa
rồi thuê người vận chuyển
dưới hình thức xách tay từ
các nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ, Pháp, Đức… về
Việt Namđể tiêu thụ. Các loại
hàng hóa này có giá rẻ hơn
hàng hóa nhập khẩu chính
ngạch, do không phải đóng
thuế cho Nhà nước.
Ông Lê cũng cho hay: Thật
ra, không phải đến Nghị định
98/2020 thì hành vi nhập khẩu
hàng hóa không qua các cửa
khẩu quốc tế (hàng xách tay)
mới bị coi là hành vi kinh
doanh hàng hóa nhập lậu, mà
trước đó Nghị định 185/2013
của Chính phủ cũng đã có quy
định để xử lý hàng xách tay.
Tuy nhiên, trong Nghị định
98, mức xử phạt đã tăng nặng
lên rất nhiều. Ví dụ, nếu hàng
hóa nhập lậu có giá trị từ 3
triệu đến dưới 5 triệu đồng sẽ
bị phạt 1-2 triệu đồng. Mức
phạt đối với hoạt động kinh
doanh hàng xách tay không có
hóa đơn, chứng từ kèm theo,
không khai báo hải quan…có
giá trị 100 triệu đồng bị phạt
đến 200 triệu đồng.
Việc nâng khung xử phạt
theo nghị định mới là cần
thiết, nhằm tăng cường tính
răn đe đối với các hành vi vi
phạm pháp luật. “Chúng tôi
cho rằng với những quy định
của Nghị định 98 thì việc kinh
doanh hàng hóa nhập lậu nói
chung và kinh doanh hàng
xách tay nói riêng sẽ dần dần
bị kiểm soát, tiến tới hạn chế
tối đa. Qua đó dần xóa bỏ triệt
để hành vi vận chuyển, tàng
trữ, giao nhận và kinh doanh
hàng hóa nhập lậu” - ông Lê
nhấn mạnh.•
Tiêu điểm
Tung chiêu đối phó
quy định mới
Từhômnay(15-10),Nghịđịnh
98 chính thức có hiệu lực, siết
chặt quy định về quản lý hàng
xách tay. Mấy ngày qua, nhiều
người bán hàng xách tay trên
mạng xã hội tranh thủ thanh
lý, giảm giá, khuyến mãi để xả
hàng. Thậm chí có nơi giảm
giá một số mặt hàng lên đến
60%-70%. Bên cạnh đó, giới
bán hàng xách tay cũng mách
nước cho nhau chuyển sang
bán online thay vì bán ở cửa
hàng như trước đây.
Thời gian gần đây,
lực lượng quản lý thị trường xử lý nhiều vụ hàng
nhập lậu, hàng giả, hàng xách tay... Trong ảnh: Quản lý thị trường
phát hiện nhiều hàng hóa tại một cơ sở không có nguồn gốc, xuất
xứ,códấuhiệulàmnhái,làmgiảcácthươnghiệuquốctế.Ảnh:QLTT
TheoNghị định98/2020, hànghóa xách tay
(từ nước ngoài về Việt Nam) nếu thuộc các
trường hợp dưới đây thì bị coi là hàng hóa
nhập lậu: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh
mụchànghóacấmnhậpkhẩuhoặctạmngừng
nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết
định cho phép nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà
không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng
hóa nhập khẩu theo điều kiệnmà không đáp
ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hànghóanhậpkhẩukhôngđi quacửakhẩu
quy định, không làm thủ tục hải quan theo
quyđịnhcủapháp luật hoặcgian lận số lượng,
chủng loại hànghóa khi làmthủ tục hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị
trường không có hóa đơn, chứng từ kèm
theo theo quy định của pháp luật hoặc có
hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ
là không hợp pháp theo quy định của pháp
luật về quản lý hóa đơn…
Hàng xách tay bị coi là hàng nhập lậu
Nhập khẩu hàng hóa không qua các cửa khẩu quốc tế (hàng xách tay) bị coi là hành vi kinh doanh
hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt rất nặng.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook