237-2020 - page 14

14
BÙI TOÀN-NGUYỄNDO
N
gày14-10, đườngvàohồ
thủy điện Rào Trăng 3
(ThừaThiên-Huế) được
chặn lại, đây là khu vực cách
hồ thủy điện 30 km, nhiều
người đứng ngồi không yên,
ngồi ôm mặt khóc nức nở.
Họ là người thân của những
công nhân thủy điện và đoàn
cán bộ mất tích trên đường
tiếp cận địa điểm sạt lở trên.
Trông ngóng tin con
Nhiều người nhận được tin
từ lực lượng chức năng là “đến
nhận dạng” đã khóc nghẹn hai
bên đường. Những cuộc điện
thoại dồn dập đổ về của người
thân hỏi diễn biến mới.
Tang thương bao phủ đoạn
đường tỉnh lộ 11B, đoạn qua
thôn Bình An.
“Họ đã gọi tới nhận dạng
rồi thì còn gì cơ hội nữa. Trời
ơi!” - bà Phan Thị Lương (TP
Huế) gào khóc trước lời động
viên của mọi người.
Con bà là Phạm Chí Thanh
(24 tuổi), công tác tại một bộ
phận kỹ thuật ở thủy điện Rào
Trăng 3, hơn bốn ngày nay
không liên lạc được.
Từ khi không liên lạc điện
thoại được với con, với cảm
tính của người mẹ, bà Lương
thấynóng ruột vàhoài nghimột
điều không tốt xảy ra.
Nhữngcuộcgọivẫnbấmliên
tục.Rồibàgọichonhữngngười
có con cùng làm với con bà,
mọi người đều trong tình cảnh
vậy, không ai liên lạc được.
Nước sông Hương những
ngày này dâng cao, mọi người
đã dọnđồđạc lên caonhưngbà
mặc kệ vì “có con là có tất cả”.
Đến khi báo chí đưa tin về
vụ sạt lở nghiêm trọng ở thủy
điện, nơi Phạm Chí Thanh,
người con trai duy nhất trong
nhà đang làm việc, thì nỗi lo
mỗi lúcmột lớn dần. Khi nhận
được thông tin phải đến thôn
Bình An, xã Phong Xuân để
nhận dạng người thân, bầu trời
như sập xuống trước mắt bà.
“Tháng vừa qua, tiến độ thi
công tại công trình thủy điện
cần được đẩy nhanh nên nó
gọi điện thoại báo với tôi chỉ
về nhà hai tuần một lần. Cái
lần về nhà gần đây nhất, nó
chỉ kịp uống vội ly cà phê rồi
đi.Ai ngờ đây là lần cuối cùng
tôi gặp con…” - bà Lương nói,
hai tay nắm chặt vào nhau.
Bà Lương cho biết thời
điểmThanh chia tay gia đình
để trở lại với công việc, cha
của Thanh còn gói cho Thanh
nhiều đồ dùng, lương thực
dự trữ.
Theo yêu cầu của Thanh,
bà Lương cũng mua cho con
một cái bơm xe dự phòng
trong lúc dọc đường vì sợ xe
bị xì lốp trên đoạn đường gồ
ghề đất đá.
Từng tiếng nấc, giọt nước
mắt không ngừng rơi khi bà
Lươngnghĩ về conmình: “Lúc
nó lên xe, tôi đứng ngoài cổng
nhìn con cho đến khi bóng nó
khuất đi thì tôi mới vào nhà.
Nhưng đến bây giờ sao tôi
vẫn chưa thể thấy conmình?”.
“Trời ơi! Sao tôi không kéo
con ở lại. Thanh ơi, Thanh ơi,
con ở đâu về với mẹ!” - bà
Lương hét lớn.
Xung quanh bà, rất nhiều
bà mẹ, ông bố cũng chắp tay
và nướcmắt đầmđìa nhìn vào
conđườngnhỏsâuhút vàkhuất
dần trong dãy núi cao hiểmtrở.
Nơi đó có những người con,
chồng của họ mỗi lần về nhà
đều phải chạy xe máy đi qua
nhưng lần này có thể khác.
Mới vào một tuần
thì gặp nạn
Ông Lê Văn Hoan (62 tuổi,
ở huyện Lộc Hà, HàTĩnh) sau
khi nhận tin báo con trai là Lê
Văn Sáng mất tích thì 4 giờ
sáng nay đã vào đến xã Phong
Xuân để ngóng trông tin con.
Ông Hoan cho biết con trai
ông vừa vào làm công trình
được khoảng ba năm. Trước
đây khoảng một tuần thì bắt
đầu chuyển đến đây làm việc,
chưa kịp làm thì xảy ra tai nạn.
“Khi cháu về nói sẽ đem
cái máy xúc lên chỗ làm rồi
con về. Tuy nhiên, khôngmay
vào đây được vài ngày thì mưa
lũ, không về được và mất tích
luôn”- ôngHoan khóc nức nở.
Theo ôngHoan thì anhSáng
có vợ và hai con. Nghe tin dữ,
vợ của anh Sáng ngất xỉu, bác
sĩ phải đến cấp cứu.
Ngoài ông Hoan, bà Lương
thì từ sáng đến chiều hômqua
có rất nhiều người thân của
những người mất tích đến hiện
trường vụ tìm kiếm cứu nạn.
Mỗi chiếc xe cứu thương đi
ra vào, mọi người đều ngóng
theo và chạy đến xem bên
Hỗ trợ đón các công nhân về
Sáng 14-10, đoàn công tác của huyện Lộc Hà và UBND
xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) tiếp tục đi đến các gia
đình có con làm công nhân ở công trình thủy điện Rào
Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-
Huế) để thăm hỏi, động viên.
Ông Trương Bá Khanh, Chủ tịch UBND xã Hộ Độ, cho
biết:“Xã Hộ Độ chúng tôi có tổng cộng 17 người làmviệc
ở công trình thủy điện Rào Trăng 3 gặp nạn. Trong đó có
ba người bị tử vong và đã tìm thấy thi thể.
14 người còn lại đã gọi điện thoại về nhà thông báo còn
sống và đã đi bộ lên đến Nhà máy thủy điện Rào Trăng
4 trú ẩn. Hiện các công nhân may mắn sống sót đã nhận
được thực phẩm tiếp tế. Danh sách những công nhân bị
thương thì đang được thống kê…”.
Sau khi đến thăm và động viên các gia đình, ông Đậu
Xuân Tùng, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Lộc Hà và ông
Nguyễn Việt Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà,
đã họp và chỉ đạo UBND xã Hộ Độ chuẩn bị chu tất công
tác đón thi thể các công nhân, tổ chức lễ tang, hỗ trợ đón
các công nhân trở về.
ĐẮC LAM
Báo
Pháp Luật TP.HCM
kêu gọi
hỗ trợ đồng bào miền Trung bị lũ
Sau khi phát động, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã nhận được
sự hỗ trợ của rất nhiều bạn đọc hảo tâm, mạnh thường
quân dành cho đồng bàomiềnTrung. Danh sách bạn đọc
hỗ trợ chúng tôi đã đăng tải trên Plo.vn.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ, chia sẻ
của người dân, quý doanh nghiệp và bạn đọc với những
đồng bào đang trong cơn hoạn nạn do thiên tai.
Mọi hỗ trợ xin gửi về:
- Trực tiếp tại tòa soạn: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận
Tân Bình, TP.HCM. Điện thoại: (028) 39910101.
Qua tài khoản:
117000007990. Chủ tài khoản: Báo
Pháp Luật TP.HCM
,
Ngân hàngCôngThươngViệt Nam- Chi nhánh 10TP.HCM
(VietinBank). Khi chuyển khoản xin ghi tên người gửi và
nội dung: “Giúp đồng bào miền Trung”.
1607201005173. Chủ tài khoản: Báo
Pháp Luật TP.HCM
,
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phan Đình
Phùng. Khi chuyển khoản xin ghi tên người gửi và nội
dung: “Giúp đồng bào miền Trung”.
- Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: Lầu ba, 107 Trần Văn
Hoài, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Email:
.
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng ba, số 6 Trần
Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Điện thoại: (0236) 3751378.
- Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng hai, tòa nhà Á
Châu, 24 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP
Hà Nội. Điện thoại: (024) 37623009.
Xin trân trọng cám ơn tấm lòng của quý vị.
Bạn đọc -
ThứNăm15-10-2020
Mỗi chiếc xe cứu
thương đi ra vào,
mọi người đều
ngóng theo và chạy
đến xem bên trong có
phải người thân của
mình hay không.
Tiếng khóc xé lòng ở Rào Trăng
Người thân gào khóc khi nhận được tin, đến hiện trường để nhận diện người thân bị mất tích tại thủy điện
Rào Trăng 3…
Cơ quan trả lời
Phản ánh đến
Pháp Luật TP.HCM
, một số bạn đọc
thông tin tại Trường Tiểu học Phú Hòa Đông (thuộc xã
Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM) tổ chức cho học
sinh (HS) ở lại thêm tại trường đến 17 giờ 45.
Cụ thể, các em HS đã học cả hai buổi sáng và chiều
rất mệt, nay trường lại tổ chức HS ở lại thêm giờ từ thứ
Hai đến thứ Năm hằng tuần. Việc này sẽ gây áp lực, ảnh
hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các em HS.
Anh NT, một phụ huynh có con đang học tại Trường
Tiểu học Phú Hòa Đông, cho biết: “Con tôi học hai buổi
tại trường, bắt đầu từ 6 giờ đã vào lớp và kết thúc ngày
học là 16 giờ 15. Mới đây, trường thông báo là các em
được học thêm giờ đến 17 giờ 45 tại trường. Dù rằng
trường thông báo việc học tại trường do phụ huynh đăng
ký chứ không bắt buộc nhưng vì tổ chức tại trường nên tôi
sợ con mình không tham gia sẽ không theo kịp kiến thức
của bạn bè. Chính vì thế, nhiều phụ huynh buộc lòng phải
đăng ký cho con học”.
“Dù rằng học phí mỗi HS chỉ 300.000 đồng/tháng
nhưng việc học thêm tại trường liên tục như thế làm
chúng tôi rất lo cho các bé sẽ không chịu nổi về sức khỏe”
- anh NT nói.
Trao đổi với chúng tôi, bà Hồ Thị Bích Tuyền, Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Phú Hòa Đông, cho biết đúng
là trường có tổ chức cho các em HS ở lại thêm giờ tại
trường. Tuy nhiên, việc tổ chức cho các em ở lại tại
trường không phải để dạy thêm, mà trường tổ chức câu
lạc bộ để các em rèn thêm kỹ năng sống. Việc HS ở lại
ngoài giờ trên tinh thần tự nguyện và trường đã xin ý kiến
của Phòng GD&ĐT huyện.
“Phụ huynh của các em HS chủ yếu làm công nhân
tại các khu công nghiệp và thường đón các em trễ. Từ
nguyện vọng của một số phụ huynh, trường tổ chức giữ
thêm giờ để các em có nơi vui chơi trong thời gian chờ
phụ huynh đến đón. HS ở lại thêm giờ tại trường chỉ vui
chơi là chính, không học thêm chương trình ở lớp. HS
học tại lớp đã đáp ứng đầy đủ kiến thức nên phụ huynh
hãy an tâm, nếu không ở lại thêm giờ cũng không ảnh
hưởng đến việc học của các em. Những phụ huynh nào
không có nhu cầu gửi con thêm giờ tại trường thì không
cần phải gửi” - bà Bích Tuyền khẳng định.
VÕ HÀ
Ởlại thêmngoài giờhọc, phụhuynh lo conbị quá sức
trong có phải người thân của
mình hay không. Họ xin lại
gần ban chỉ huy để tiếp tục
chờ ngóng tin người thân...•
Bà Phan Thị
Lương khóc
nghẹn trên
đường vào
thủy điện
Rào Trăng.
Ảnh: N.DO
Ngườiđànôngkhócnứcnởkhinghetin“đếnnhậndạngngườithân”.
Ảnh: BÙI TOÀN
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook