3
bộ, còn văn bản chứng chỉ khác chỉ phục vụ trong quá
trình đào tạo tiếp theo” - Bộ trưởng Tân nói.
ĐỨC MINH - CHÂN LUẬN
Thời sự -
ThứBa10-11-2020
Cán bộ gây khó, cung cấp thông tin
cho bộ trưởng
Đến giờ này, mọi giao dịch đối với khách hàng bên ngoài,
chúng tôi thực hiện các mô hình một cửa của Bộ Nội vụ. Tất
cả vị ĐB nếu phát hiện cán bộ, công chức của ngành nội vụ
vi phạm đạo đức công vụ hoặc là gây khó khăn trong thực
hiện công vụ đối với các bộ, ngành, địa phương, tôi đề nghị
các ĐB cung cấp thông tin cho bộ trưởng. Chúng tôi sẽ cương
quyết và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
LÊ VĨNH TÂN
Đềxuất xửhìnhsự cánbộdùngbằnggiả
Hiệntìnhtrạngcácđốitượnggiảmạocáctrangwebrồiquảng
bá các dịch vụ làmgiấy tờ giả, chứng chỉ giả với nhiềumức giá
diễn ra một cách công khai trên hệ thống mạng Internet. Bộ
Công an đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triệt phá nhiều tổ
chức, băng nhóm làm, sản xuất, những đường dây làmgiấy tờ
giả, chứng chỉ giả, thậm chí có những tổ chức quy mô rất lớn.
Những người này làm giấy tờ giả để hoạt động lừa đảo và
để phục vụ cho tuyển dụng cán bộ, đánh giá cán bộ, năng
lực cán bộ.
... Trước đây, với một số người mà sử dụng giấy tờ giả hầu
như nặng nhiều về xử lý hành chính, ít khi xử lý về hình sự.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy đã đến mức phải xử lý hình sự.
Bộ trưởng Bộ Công an
TÔ LÂM
Họ đã nói
văn bản
Giải quyết cán bộ dôi dư
khi sáp nhập xã, huyện
Liên quan đến việc xử lý, sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi
sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, Bộ trưởng
Lê Vĩnh Tân cho hay Bộ Nội vụ đã có công văn hướng dẫn
nội dung này.
“Bây giờ, một là chúng ta thực hiện giải quyết theo Nghị
định 26/2015 của Chính phủ đối với trường hợp không
tái cử. Hai là chúng ta thực hiện chính sách tinh giản biên
chế theo Nghị định 113/2018 và Nghị định 108/2014. Ba
là chúng ta thực hiện chế độ thôi việc một lần theo Luật
Công chức, viên chức.
Có thể chúng ta xemxét những trườnghợpđủ tiêu chuẩn,
điều kiện mà chuyển được từ công chức xã lên công chức
huyện, thực hiện chuyển theo luật định và điều chuyển giữa
xã thiếu với xã thừa” - Bộ trưởng Tân cho hay.
Đồng tình với Bộ trưởng
Long, Bộ trưởng - Chủ nhiệm
VănphòngChínhphủMaiTiến
Dũng cho biết: Thời gian qua,
dưới sự chỉ đạo củaThủ tướng
thì việc quyết liệt cắt giảmcác
thủ tục hành chính làmột bước
đi rất đúng và rất thực chất.
“Chúng ta đã cắt giảm
3.893/6.191 điều kiện kinh
doanh,đơngiảnhóa6.776/9.926
thủ tục hành chính và đã cắt
bỏ 30/120 bộ thủ tục hành
chính, đang xử lý tiếp 1.501
sự chồng chéo của các bộ, các
ngành hàng” - Bộ trưởngMai
Tiến Dũng thông tin.
“Có những trường hợp cắt
điềukiệnkinhdoanhnàynhưng
lại mọc các thủ tục khác, cắt
điều kiện kinh doanh này lại
chuyển sang thành tiêu chuẩn
và quy chuẩn, từ đó vẫn gây
khó khăn cho doanh nghiệp,
người dân” - ông tiếp.
Để hạn chế tình trạng này,
Bộ trưởng Dũng nêu các giải
pháp như: Phải kiểm soát
ngay từ khâu dự thảo và nâng
cao chất lượng của cơ quan
thẩm tra; phải đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin để
công khai hóa trong việc để
các doanh nghiệp giám sát,
người dân giám sát và thực
hiện quy trình.
“Quan trọng là phải thực
hiện được quy trình về thủ
tục hành chính, làm sao thực
sự cắt giảm những gì chi phí
chodoanhnghiệp” -Bộ trưởng
Dũng nói.•
Phó Thủ tướng cho hay trước
hết cần phải duy trì, tăng tỉ
lệ bao phủ BHYT, hiện là
90,7% và phải tăng mệnh giá
đóng BHYT.
“Muốn vậy, thu nhập người
dân phải tăng lên, phần ngân
sách nhà nước hỗ trợ cũng phải
có nguồn thu nhiều hơn. Đây
là một quá trình dài hơi, liên
tục, chúng ta phải tiếp tục cố
gắng” - ông nói.
Về tiêu cực, móc nối giữa
bác sĩ điều trị và các trình
dược viên, các công ty thuốc,
nhà thuốc, kê đơn để ăn hoa
hồng..., ông cho hay nhiều
năm qua ngành y tế đã chỉ
đạo rất quyết liệt. “Có thể nói
rằng có hiện tượng đó nhưng
không phải là tất cả” - ông nói.
“Đểkhắcphục tình trạngnày
thì cần công khai, minh bạch
hết bằng công nghệ thông tin.
Chúng ta có đến hơn 20.000
loại thuốc và dịch vụ, hàng
triệu lượt khám chữa bệnh
một năm thì không thể nào
kiểm soát được nếu không
tin học hóa. Chính phủ đã chỉ
đạo Bộ Y tế, những năm vừa
rồi đã làm rất tốt” - ông nói.
Ông cho hay tới đây Bộ
Y tế sẽ kết nối toàn bộ hệ
thống quản lý của các cơ sở
y tế, nhà thuốc, làm hóa đơn
điện tử, bệnh án điện tử; liên
thông xét nghiệm…
Tiếp tục chất vấn vụ
ĐH Tôn Đức Thắng
Liên quan vụ việc tại ĐH
Tôn Đức Thắng, đại biểu
Dương Minh Ánh (Hà Nội)
tiếp tục chất vấn: Qua câu
chuyện của Trường ĐH Tôn
Đức Thắng, nhiều ý kiến cử
tri cho rằng nên bỏ bộ chủ
quản thì việc tự chủ đại học
của nước ta mới có thể tiến tới
thành công như mong muốn.
“Đề nghị Phó Thủ tướng nêu
quan điểm về vấn đề này?” -
đại biểu nêu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam trả lời: “Thực ra trong
luật pháp nước ta không còn
bộ chủ quản”.
Theo Phó Thủ tướng, hiện
các cơ quan quản lý trực tiếp
chủ yếu sẽ tiến tới chỉ quản
lý cơ bản về công tác cán bộ
do còn có quy định của Đảng.
Tới đây cần phải sửa luật vì
vẫn còn vướng mắc về kinh
tế, công tác cán bộ, điều kiện
mở ngành mới theo quy định
của Bộ GD&ĐT...
Phó Thủ tướng nói trước
mắt có hai việc quan trọng
phải thực hiện tự chủ theo
đúng hướng và đúng quy luật.
Đó là các trường kiện toàn,
thành lập hội đồng trường
với cơ quan thực quyền chứ
không phải hình thức; tất cả
trường đều phải xây dựng
quy chế điều hành, tài chính
nội bộ chi tiết, tỉ mỉ theo quy
định pháp luật và công khai
cho toàn dân biết, giám sát.
“Đây là quá trình, trong
quá trình chuyển đổi có nhiều
điểm mà chúng ta chưa quy
định rõ, chưa có tiền lệ thì khi
xử lý chúng ta hết sức bình
tĩnh, xu hướng là ủng hộ tự
chủ”- Phó Thủ tướng nói.
“Tôi nghĩ không nói thêm
nhiều. Trong phát biểu của
tôi hôm trước đã rất cụ thể
(về Trường Tôn Đức Thắng
- PV). Đây là việc không chỉ
đơn giản liên quan đến một
câu, một chữ, một từ, một
điều, mà là quyết định có ý
kiến khác nhau” - Phó Thủ
tướng cho hay.
“Chính phủ, Thủ tướng lập
một đoàn công tác có Bộ Tư
pháp vào xem xét, phân tích,
báo cáo. Chắc chắn sau báo
cáo này, chúng tôi họp lại,
có cả Bộ Tư pháp và sau đó
sẽ công khai, minh bạch cho
toàn dân biết. Tuy nhiên, tinh
thần Chính phủ sẽ rất công
minh, ủng hộ tự chủ, tạo điều
kiện ủng hộ cho trường phát
triển” - ông kết luận về việc
ở ĐH Tôn Đức Thắng.•
NHÓMPV
N
gày 9-11, PhóThủ tướng
Vũ Đức Đam đăng đàn
trả lời chất vấn của
các đại biểu về việc “người
chữa bệnh bằng bảo hiểm y
tế (BHYT) nhưng vẫn phải
ra hiệu thuốc mua theo đơn
của bác sĩ điều trị” và trở
lại câu chuyện “cơ chế chủ
quản” ở đại học.
BHYT thanh toán
khoảng 43.000 tỉ
đồng
Về chất vấn “nhiều người
chữa bệnh bằngBHYTnhưng
vẫn phải ra hiệu thuốc mua
theo đơn của bác sĩ điều trị”
của đại biểu Nguyễn Thị
Kim Bé (Kiên Giang), Phó
Thủ tướng cho hay: Có hai
nguyên nhân chính dẫn đến
hiện trạng trên.
Thứ nhất, nhiều ý kiến cho
rằng chính sách thanh toán của
BHYT không phù hợp. Điều
đó đúng sự thực nhưng có căn
nguyên. Hiện mệnh giá trung
bình một người đóng BHYT
có tăng lên nhưng mới đạt
1,1 triệu đồng/người/năm.
So với các nước trong khu
vực, Việt Nam chỉ bằng 1/3
so với Philippines, chỉ bằng
1/4 so với Thái Lan.
Về giá thuốc, hơn 90%
nguyên liệu vẫn phải nhập
từ nước ngoài nên giá thuốc
theo mặt bằng quốc tế.
Việt Nam đã cố gắng giảm
giá thuốc rẻ hơn các nước
trong ASEAN nhưng cũng
chỉ rẻ hơn 10%-15%, vì vậy
BHYT không thể thanh toán
tất cả loại thuốcmà thường chỉ
thanh toán những loại thuốc
tạm gọi là thông thường, còn
những loại thuốcđắt tiền, thuốc
phát minh (thường gọi là biệt
dược), nhiều loại người bệnh
phải bỏ tiền túi.
“Hằng năm chúng ta chi
khoảng 120.000 tỉ đồng tiền
thuốc thì BHYT thanh toán
khoảng 36%-37% (khoảng
43.000 tỉ đồng - PV) ” - Phó
Thủ tướng nói.
Để khắc phục vấn đề này,
Có đến hơn 20.000
loại thuốc và dịch
vụ, hàng triệu lượt
khám chữa bệnh
một năm thì không
thể nào kiểm soát
được nếu không tin
học hóa.
Phó Thủ tướng VũĐức Đamtại diễn đànQuốc hội. Ảnh: quochoi.vn
PhóThủ tướng trả lời về
BHYT, tự chủ đại học
PhóThủ tướng cho rằng cần cóhàng loạt biệnpháp, trongđó có việc tăng
mệnhgiáđóngbảohiểmytếmớiđảmbảokhámchữabệnhchongườidân.
Tiếp tục kiện toàn cơ quan
chuyên trách tình trạng khẩn cấp
Tại phiên chất vấn, đại biểuNguyễnVănChiến (HàNội) đặt
vấn đề về việc có một bộ chuyên trách về tình trạng khẩn
cấp để đối phó với tình trạng thiên tai, dịch bệnh đang diễn
biến ngày càng phức tạp.
Trả lời, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: Thực
hiệnquy định của Luật Phòng, chống thiên tai,Thủ tướngđã
quyết định thành lập Cơ quan trung ương về phòng, chống
thiên tai và Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố và tìm kiếm
cứu nạn. Ở địa phương cũng có ban chỉ đạo phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ông cũng cho hay là thế giới có nhiềumô hình khác nhau
về phòng, chống thiên tai và nhiều nước thành lập cơ quan
tương tự như mô hình của Việt Nam.
“Chính phủ sẽ tiếp tục tổng kết thực tiễn trong quá trình
chỉ đạo phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ cứu nạn,
các kinh nghiệmquốc tế, nghiên cứumô hình... để báo cáo
cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định” - ông nói.