6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa10-11-2020
TAND huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết ngày 18-
11 tới sẽ đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Anh Trí (sinh năm
1990, ngụ Lâm Đồng) và Nguyễn Ngọc Vy (sinh năm
1984, Phú Yên) về tội vi phạm quy định về PCCC.
Trước đó, phiên tòa đã mở ra hai lần nhưng HĐXX trả
hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm định giá một số tài sản
chưa định giá được.
Theo cáo trạng, Trí là giám đốc Công ty Gia công sắt
thép Chí Tài (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh).
Công ty của Trí tiếp giáp với hộ kinh doanh Song Đất do
ông Nguyễn Hữu Hòa làm chủ. Hai cơ sở được ngăn cách
bởi tường gạch.
Tại khu vực đất trống tiếp giáp hai bức tường chung,
ông Hòa để các đống kiện mút cao su phế liệu. Do Trí đã
bán công ty cho người khác nên chỉ đạo ba công nhân tiến
hành tháo dỡ nhà xưởng cũ để giao mặt bằng.
Sáng 7-3-2018, Trí cùng ba công nhân tiến hành tháo dỡ
khung nhà xưởng. Trí phân công Vy trực tiếp sử dụng đầu
hàn khò cắt khung nhà xưởng và ba lăng. Đồng thời, Trí cũng
trực tiếp sử dụng mỏ hàn hơi cắt khung kim loại nhà xưởng.
Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, Vy sử dụng thiết bị cắt
ray thép kim loại khung nhà xưởng. Vị trí cắt tiếp giáp hộ
kinh doanh Song Đất thì xảy ra cháy lớn, lan quanh qua
phía hai nhà xưởng kinh doanh nhựa phế liệu tiếp giáp
bên cạnh hai nhà dân.
Ông Hòa phát hiện vụ cháy nên đã cùng mọi người
tham gia chữa cháy và thông báo cho cơ quan PCCC. Đến
21 giờ cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Nhận được tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện
Bình Chánh kết hợp với VKSND huyện Bình Chánh,
Sở Cảnh sát PCCC Công an TP.HCM… đến khám
nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng để làm rõ
nguyên nhân vụ việc.
Theo cáo trạng, nguyên nhân cháy là do trong lúc thao
tác hàn cắt kim loại tại khung nhà xưởng, bên Công ty Chí
Tài đã hình thành các hạt kim loại nóng chảy có nhiệt độ
cao liên tục bắn ra xung quanh, rơi xuống đống kiện mút
cao su gây cháy. Các kiện mút cao su sắp xếp sát vách
tường bên hộ kinh doanh Song Đất.
Đám cháy lúc đầu âm ỉ, sau một thời gian bùng phát
cháy lớn và phát triển đi các hướng gây cháy nhà xưởng.
NAMAN
Tối cao Nguyễn Hòa Bình về việc tỉ
lệ giải quyết đơn kháng nghị GĐT,
tái thẩm chưa đạt chỉ tiêu QH giao.
Đại biểu cho rằng chánh án vẫn chưa
đưa ra được giải pháp cho việc này.
Ông Nguyễn Hòa Bình cho hay
thời gian qua, ngành tòa án đã thực
hiện nhiều giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng và tỉ lệ giải quyết
đơn GĐT.
Thứ nhất, tập trung lực lượng,
kể cả các lực lượng có chức năng
giải quyết đơn GĐT, kể cả lực
lượng không có chức năng này ở
địa phương đến TAND Cấp cao để
giải quyết đơn GĐT.
Thứ hai, động viên anh em làm
cả ngày nghỉ và ngoài giờ để giải
quyết đơn. Thứ ba, phân loại đơn
để giải quyết theo thứ tự ưu tiên,
nhất là những đơn sắp hết hạn và
những đơn đã được nhiều cấp trả
lời trước đó.
Thứ tư, tập huấn để nâng cao chất
lượng, kỹ năng giải quyết đơn cho
các thẩm phán và thẩm tra viên.
Thứ năm, tổng kết thực tiễn giải
quyết đơn để đề ra quy trình giải
quyết đơn hợp lý và đề xuất những
bất hợp lý cả trong cơ chế và pháp
luật để kiến nghị giải quyết.
Năm 2020, ngành tòa án nhận
được 16.200 đơn đề nghị GĐT,
giải quyết được gần 9.200 đơn
(58%). “So với yêu cầu của QH
giao là 60% thì không đạt nhưng
so với các năm trước, số đơn được
giải quyết trong năm qua cao hơn
nhiều” - ông Bình nói.
Ông cho hay những năm tới, theo
xu thế này, mỗi năm số đơn tiếp tục
tăng lên khoảng 10%. “Tình hình
đơn sẽ rất căng và nguy cơ có thể
sẽ không hoàn thành chỉ tiêu QH
giao” - chánh án TANDTối cao nói.
Ông Bình cũng nêu vấn đề theo
quy định của hiến pháp, chúng ta
chỉ có hai cấp xét xử (sơ thẩm, phúc
thẩm) nhưng với số lượng đơn nhiều
như hiện nay thì sẽ có nguy cơ trở
thành nhiều cấp xét xử.
“Vấn đề không chỉ có động viên
anh em, huy động lực lượng, mà
cần tổng kết căn cơ hơn để rút ra
những điều gì hợp lý, không hợp
lý của quy trình giải quyết đơn. Có
như vậy chúng ta mới giải quyết căn
cơ được vấn đề này. Nếu không,
đơn GĐT, tái thẩm có nguy cơ trở
thành một số cấp xét xử nữa” - ông
nhấn mạnh.
Đương sự chây ỳ thì
tòa cũng… chịu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
Nguyễn Công Hồng (đại biểu QH
tỉnh Đồng Nai) hỏi người đứng đầu
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
N
gày 9-11, tại phiên chất vấn,
Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Hòa Bình và Viện
trưởng VKSND Tối cao Lê Minh
Trí tiếp tục nhận được các câu hỏi
liên quan đến việc tỉ lệ giải quyết
đơn đề nghị kháng nghị giám đốc
thẩm (GĐT), tái thẩm thấp, không
đạt chỉ tiêu Quốc hội (QH) giao.
GĐT, tái thẩm có nguy cơ
thành một số cấp xét xử
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (TP
Hà Nội) chất vấn Chánh án TAND
ChánhánTANDTối caoNguyễnHòaBình. Ảnh: HOÀNGHẢI
Viện trưởngVKSNDTối caoLêMinhTrí. Ảnh: HOÀNGHẢI
Nóng chất vấn
về án giám
đốc thẩm,
tái thẩm
Chánh án TANDTối cao NguyễnHòa
Bình cho rằng với số lượng đơn nhiều
như hiện nay thì sẽ có nguy cơ trở thành
nhiều cấp xét xử.
hai cơ quan tư pháp: Theo quy định
hiện hành, thời hạn để giải quyết vụ
án dân sự, kinh doanh thương mại
nhanh nhất là 9-10 tháng. Nhưng
thực tế tiến độ không đạt được mà
bị kéo dài hoặc rất dài, ảnh hưởng
lớn đến đời sống dân sự và sự phát
triển của sản xuất, kinh doanh. Ông
Hồng đề nghị cho biết giải pháp cải
thiện tình hình này.
Trả lời, Viện trưởng VKSNDTối
cao Lê Minh Trí thừa nhận việc kéo
dài thời hạn giải quyết các vụ án,
vụ việc dân sự, kinh doanh thương
mại đang là một bức xúc hiện nay.
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết án dân
sự, kinh doanh thương mại khác với
một vụ án hình sự.
Cụ thể, đương sự khởi kiện thì
đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp
tài liệu, chứng cứ để chứng minh
yêu cầu khởi kiện. Trường hợp cần
thiết có thể yêu cầu tòa xácminh, thu
thập các tài liệu, chứng cứ. Nhưng
thực tế, không phải lúc nào các cơ
quan, tổ chức cũng đáp ứng được
thời hạn yêu cầu các tài liệu, chứng
cứ và tòa án cũng “không làm gì
được” trong trường hợp này.
Ông Trí cho rằng cần đặt vấn đề
xem xét chế tài trách nhiệm những
tổ chức, cá nhân chậm cung cấp tài
liệu. Trường hợp tài liệu, chứng cứ
có rồi mà tòa chậm thụ lý… cũng
có chế tài trách nhiệm.
Đồng tình, Chánh án Nguyễn
Hòa Bình nêu thực tế đôi bên kiện
nhau, nếu như một bên cảm thấy
thua cũng thường cố tình kéo dài,
không muốn ra tòa, tìm mọi cách
để trì hoãn. Trường hợp này tòa
cũng chịu, không giải quyết được.•
Trước đó, trong phiên chất vấn ngày 6-11, nhiều đại
biểu cũng chất vấn việc tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị
kháng nghị tái thẩm, GĐT của TAND Tối cao và VKSND
Tối cao còn thấp, không đạt chỉ tiêu QH giao.
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho hay quá
trình thụ lý giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT,
tái thẩm, theo thông tư liên tịch giữa tòa và viện có
ưu tiên cho tòa được rút hồ sơ. “Nếu hồ sơ viện rút
được, chúng tôi có thể đạt tỉ lệ theo yêu cầu của QH.
Nhưng có những hồ sơ chúng tôi đề nghị rút nhiều
lần vẫn không rút được thì chúng tôi cũng phải chấp
nhận” - ông Trí lý giải.
Không đồng tình, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc
phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương)
cho rằng nếu lấy lý do không rút được hồ sơ nên tỉ lệ
giải quyết đơn kháng nghị tái thẩm, GĐT thấp là“chưa
thấy hết trách nhiệm của viện”.
Trả lời, ông Trí nói hồ sơ nằm tại tòa, tòa không cho
rút thì không làm được. “Tôi không có quyền to hơn
chánh án, nên không thể nói trách nhiệm hay không
trách nhiệm chỗ này” - ông Trí nói.
ChánhánNguyễnHòaBìnhchobiết năm2020, ngành
tòa án nhận được 435 đơn yêu cầu chuyển hồ sơ của
VKS. Phần lớn yêu cầu này tòa đã chuyển hồ sơ theo
đúng quy định.Thừa nhận cómột số chưa chuyển được
hồ sơ nhưng ông Bình đặt vấn đề: “Nếu tòa án chuyển
hết 435 yêu cầu này thì tình hình có được cải thiện hay
không, vì 435 yêu cầu so với con số hơn 16.000 đơn yêu
cầu GĐT là con số rất nhỏ, không đáng kể”.
Theo ông Bình, việc không chuyển được hồ sơ không
phải là nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ giải quyết đơn
đề nghị GĐT, tái thẩm cao hay thấp.
Trả lời câu hỏi vì saomột số trường hợp tòa án không
chuyển được hồ sơ theo yêu cầu của VKS, ông Bình
cho biết theo quy định, việc giải quyết đơn của dân
phải trên cơ sở hồ sơ gốc, không được sử dụng hồ sơ
phôtô. Trong khi đó, mỗi bản án chỉ có một bộ hồ sơ
gốc nhưng có tám cơ quan giải quyết đơn GĐT (TAND
Tối cao, VKSND Tối cao; TAND Cấp cao, VKSND Cấp cao
ở ba nơi là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM).
“Nếu hồ sơVKSNDTối cao yêu cầu đang đượcVKSND
Cấp cao thụ lý thì buộc phải chờ VKSND Cấp cao thụ lý
xong mới có hồ sơ chuyển cho VKSND Tối cao. Thực tế
cũng có một số trường hợp các tòa án không chuyển
kịp hồ sơ, chúng tôi sẽ có kiểm điểm và có chấn chỉnh”
- chánh án TAND Tối cao cho hay.
Tỉ lệ thấp do không rút được hồ sơ?
“Tình hình đơn sẽ rất
căng và nguy cơ có thể
sẽ không hoàn thành chỉ
tiêu QH giao” - chánh án
TAND Tối cao nói.
Cháy khu nhà xưởng, 2 người hầu tòa