259-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa10-11-2020
Nhận tiền có ghi biên nhận
Theo hồ sơ, trong vụ chiếm đoạt 200 triệu đồng của ông Ngọc, bị can Đạt
đã hai lần tự tay viết biên nhận khi nhận tiền. Cụ thể, ngày 16-11-2019, tại
quán cà phê, ông Ngọc đưa 50 triệu đồng và Đạt viết biên nhận số tiền này.
Đến ngày 11-12-2019, cũng tại quán cà phê, ông Ngọc đưa tiếp 150 triệu
đồng và Đạt ghi tiếp biên nhận tiền này vào mặt sau tờ biên nhận tiền ngày
16-11-2019. Hiện cơ quan điều tra đã thu giữ được biên nhận tiền nói trên.
Ngoài ra, tòa còn phạt tiền Vũ Ngọc
Phong 50 triệu đồng và Nguyễn Văn
Hoàng 25 triệu đồng.
Sau phiên xử sơ thẩm, các bị cáo
trên đã kháng cáo xin hưởng án treo.
Đầu tháng 1-2020, Đạt chủ động liên
lạc với Vũ Doãn Cương, giới thiệu là
cán bộ TAND Cấp cao tại TP.HCM,
đã đọc đơn kháng cáo, hứa giúp án
treo nhưng mỗi bị cáo phải nộp 150
triệu đồng.
Sau đó, Đạt cho các bị cáo số
tài khoản do chính Đạt đứng tên.
Cương đã trao đổi với các bị cáo
khác và họ đồng ý đưa tiền cho
Cương chuyển cho Đạt gồm: Khanh
90 triệu đồng, Mai 65 triệu đồng,
Hoa 100 triệu đồng, Cương 145
triệu đồng. Tổng số tiền là 400
triệu đồng và Cương đã chuyển
qua tài khoản cho Đạt.
Do chưa đủ tiền theo yêu cầu, Đạt
chủ động gọi điện thoại cho bốn bị cáo
khác yêu cầu chuyển tiếp tiền vào tài
khoản. Tổng số tiền mà Đạt đã nhận
của các bị cáo này là 731 triệu đồng.
Ngày 24-7, TAND Cấp cao tại
TP.HCM xử phúc thẩm, không có
bị cáo nào được giảm nhẹ hình phạt.
Vụ thứ hai, Đạt chiếm đoạt 200
triệu đồng của ông Nguyễn Văn Ngọc
(huyện Krông Nô, Đắk Nông). Theo
đó, tại bản án sơ thẩm ngày 30-10-
2019 của TAND tỉnh Đắk Nông về
tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu
cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã không chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn là ông Ngọc. Vì thế,
ông Ngọc kháng cáo đến TAND Cấp
cao tại TP.HCM.
Đạt nhắn tin cho ông Ngọc giới
thiệu là thư ký tòa và hỏi ông Ngọc
có cần giúp đỡ không. Ông Ngọc
gọi điện thoại lại xin gặp trực tiếp.
Khi ông Ngọc đến TP.HCM, Đạt
hướng dẫn đến quán cà phê thuộc
phường Bình Trưng Tây, quận 2
để nói chuyện. Tại đây, ông Ngọc
cho Đạt xem tài liệu liên quan đến
vụ án và Đạt nói muốn thắng kiện
thì phải đưa 200 triệu đồng. Sau
đó, ông Ngọc đưa đủ số tiền trên
cho Đạt.
Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm
ngày 19-6 của TAND Cấp cao tại
TP.HCM, tòa đã không chấp nhận
kháng cáo của ông Ngọc. Thấy vậy,
ông Ngọc gọi điện thoại đòi tiền.
Đạt hứa trả nhưng sau đó tắt máy
điện thoại.•
NGÂNNGA
T
heo nguồn tin của
Pháp Luật
TP.HCM
, cơquan điều traVKSND
Tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam
bốn tháng đối với nguyên thư ký
TAND Cấp cao tại TP.HCM Huỳnh
Tấn Đạt (sinh năm 1982). Ông Đạt
bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra
về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản với số tiền 931
triệu đồng.
Trao đổi với PV, lãnh đạo TAND
Cấp cao tại TP.HCM cho biết đã
cho ông Đạt nghỉ việc từ tháng
8-2020. Hiện ông Đạt bị khởi tố
theo điểm a khoản 3 Điều 355
BLHS (có khung hình phạt 13-20
năm tù) có tình tiết tăng nặng là
phạm tội nhiều lần.
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra,
Huỳnh Tấn Đạt là thư ký TAND
Cấp cao tại TP.HCM, có nhiệm vụ
thụ lý, phân loại đơn kháng cáo
các vụ án hình sự, dân sự, hành
chính. Qua việc nghiên cứu đơn
kháng cáo thấy có ghi số điện thoại
của các đương sự nên Đạt đã chủ
động liên hệ hứa giúp và yêu cầu
họ đưa tiền.
Vụ thứ nhất, Đạt đã có hành vi chiếm
đoạt 731 triệu đồng của sáu bị cáo. Cụ
thể, ngày 10-7-2010, TAND tỉnh Đắk
Nông xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
đã tuyên phạt Võ Minh Hải hai năm
tù về tội tổ chức đánh bạc. Các bị cáo
Võ Văn Lực, Vũ Doãn Cương, Phạm
VănMinh, Hoàng Đức Thái, Đinh Thị
Hoa, Nguyễn Đỗ Khanh bị phạt một
năm sáu tháng tù.
Cùng vụ này, bị cáo Nguyễn Đỗ
Thanh bị phạt ba năm sáu tháng tù;
Trương Xó một năm chín tháng tù;
Nguyễn ĐìnhMai một năm chín tháng
tù; Nguyễn ĐỗThiện sáu tháng tù treo.
Cựu thưkýTòaCấpcao
tại TP.HCM bị bắt
Trước khi bị bắt về tội lạmdụng chức vụ, quyền hạn chiếmđoạt 931
triệu đồng, Đạt đã bị tòa cho nghỉ việc.
Đạt bị khởi tố theo điểm
a khoản 3 Điều 355
BLHS, có khung hình
phạt 13-20 năm tù với
tình tiết tăng nặng là
phạm tội nhiều lần.
Thông tinvề côngchứng
hợpđồngvay tiền bằng
giấy tờgiả
Pháp Luật TP.HCM
ngày 7-11 có bài
“14 lần
công chứng vay tiền bằng sổ hồng giả”
phản ánh
kiến nghị của VKSND TP.HCM đối với Sở Tư pháp
TP về việc chấn chỉnh hoạt động công chứng trên
địa bàn TP.
Theo đó, bài báo dẫn lại văn bản của VKSND TP
dẫn chứng một số vụ việc công chứng hợp đồng vay
tiền là giấy tờ giả và do người khác đứng tên. Cụ thể,
vụ của Nguyễn Thị Hồng Giang và Nguyễn Minh
Đông cùng vợ là Lê Thị Tiên làm giả nhiều giấy tờ
nhà rồi sử dụng giấy tờ giả để lập hợp đồng công
chứng vay tiền tại các tổ chức hành nghề công chứng,
trong đó có Phòng Công chứng (PCC) số 2, để chiếm
đoạt tiền.
Sau khi báo đăng, trao đổi với PV, lãnh đạo PCC
số 2 cho biết qua kiểm tra hồ sơ lưu thấy rằng tất cả
trường hợp VKSND TP nêu liên quan đến hành vi
bà Giang và vợ chồng ông Đông có công chứng tại
PCC số 2 chỉ là các hợp đồng vay tiền giữa cá nhân
với nhau, không có biện pháp bảo đảm bằng tài sản là
nhà, đất. Các hợp đồng vay tiền này được chứng nhận
vào năm 2017.
Đây là những giao dịch dân sự tự nguyện và hợp
pháp theo quy định pháp luật khi người dân yêu cầu
công chứng. Hồ sơ lưu trữ cũng thể hiện công chứng
viên PCC số 2 chỉ chứng nhận hợp đồng vay tiền giữa
cá nhân với nhau, không có chứng nhận việc vay tiền
và thế chấp tài sản bằng giấy tờ nhà, đất giả.
Theo tìm hiểu của PV, trong các trường hợp trên,
đối tượng lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp
luật của một số người để thực hiện việc vay tiền.
Họ chỉ yêu cầu công chứng hợp đồng vay tiền chứ
không công chứng hợp đồng vay tiền có thế chấp
tài sản để tránh bị công chứng viên phát hiện dùng
giấy tờ giả.
Đồng thời, các bên tự ký thêm với nhau và
không có công chứng một số loại văn bản khác
như hợp đồng cầm cố nhà, hợp đồng cho thuê lại
nhà và đối tượng lừa đảo giao giấy tờ chủ quyền
nhà, đất cho người cho vay để làm tin. Sau đó, đối
tượng vay tiền chiếm đoạt tiền rồi bỏ trốn, người
bị hại tìm hiểu thì mới phát hiện các giấy tờ nhà,
đất mà đối tượng lừa đảo giao cho họ giữ là giấy
tờ giả.
Đây là một dạng lừa đảo có tổ chức phổ biến ở
nhiều địa phương và cơ quan chức năng quyết liệt vào
cuộc khi nhận được thông tin tố giác của người bị hại.
Thời gian qua, PCC số 2 cũng đã tích cực cung cấp
thông tin, tài liệu cho cơ quan chức năng để góp phần
xử lý các đối tượng lừa đảo này.
KIM PHỤNG
Y án 18 năm tù người sát hại
em của bạn gái
Ngày 9-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã bác
kháng cáo, tuyên phạt Nguyễn Nhật Linh (sinh năm
1988 tại Đồng Nai) 18 năm tù về tội giết người.
HĐXX phúc thẩm nhận thấy bị cáo không có tình
tiết giảm nhẹ nào mới để xem xét nên y án sơ thẩm.
Theo hồ sơ, chiều 5-1, Linh đến nhà bạn gái là
chị Đào Thị Liên tại thôn Tân Châu, xã Bàu Chinh,
huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu để chở chị này
đi chơi.
Linh chở chị Liên qua thôn Tân Xuân gần đó thì
gặp em trai của chị Liên là anh Đào Minh Tâm. Lúc
này, anh Tâm hỏi Linh tại sao chở chị đi chơi mà
không vào xin phép cha mẹ dẫn đến hai bên tranh cãi.
Anh Tâm dùng mũ bảo hiểm ném về phía Linh
nhưng không trúng. Sau đó, mọi người can ngăn nên
Linh chở chị Liên bỏ đi. Tuy nhiên, do tức giận bị
anh Tâm chửi và ném mũ bảo hiểm nên đi được một
đoạn thì Linh quay lại tìm anh Tâm.
Khi gặp, Linh đã ẩu đả với anh Tâm và lấy một con
dao bấm trong túi quần tấn công anh này khiến nạn
nhân tử vong tại chỗ. Sau khi gây án, Linh bỏ chạy và
quăng hung khí trong lô cao su. Hai ngày sau, Linh ra
cơ quan công an đầu thú.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook