13
PHẠMANH
Đ
ánh giá cao về tự chủ đại
học (ĐH) tại tọa đàm “Tự
chủ ĐH và những vướng
mắc cần tháo gỡ”, do báo
Người
Lao Động
tổ chức sáng 12-11,
GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT, cho rằng đây
là hướng đi đúng đắn nhưng còn
mới ở Việt Nam.
Tuy nhiên, theo GS Quân, như
hiện nay, dù đã trở thành chủ trương
và được cụ thể hóa vào luật nhưng
việc thực hiện còn nhiều vướng
mắc, vướng tư duy và còn nhiều
ràng buộc pháp lý do luật lệ chưa
sửa đổi đồng bộ.
Loay hoay với tự chủ
đại học
PGS-TS Nguyễn Đức Nghĩa,
nguyên PhóGiámđốc ĐHQuốc gia
TP.HCM, cho biết từ năm 2014, cả
nước có 23 cơ sở giáo dục ĐH bắt
đầu tiến hành thí điểm thực hiện tự
chủ tương đối toàn diện theo Nghị
quyết 77/NQ-CP của Chính phủ.
TSNghĩa cho rằng tự chủ đã được
luật hóa nhưng còn khá mới. Do đó,
tự chủ ĐH còn chịu sự chi phối của
các luật khác như Luật Tài sản công,
Luật Đầu tư công, Luật Công chức,
Luật Viên chức…Do vậy, khi thực
hiện Luật Giáo dụcĐH sửa đổi cũng
phải rà soát, sửa đổi các luật trên và
các quy định dưới luật.
Đồng quan điểm, ThS Đoàn
Xuân Quang, Phó phòng phụ trách
Phòng hành chính - tổng hợp,
Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng
nhận định các quy định pháp luật
về tự chủ của các cơ sở giáo dục
ĐH sau khi được ban hành đã xuất
hiện một số bất cập.
ThS Xuân Quang chỉ ra sự thiếu
đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Đó là trong việc thực hiện quyền
tự chủ về tài chính và tài sản, Luật
Giáo dục ĐH năm 2012, Luật sửa
đổi năm2018 và Nghị định 99/2019
cần phải có sự đồng bộ với Luật
Đầu tư công, Luật Ngân sách... và
các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành. Bởi lẽ vấn đề về tài
chính và tài sản là đối tượng điều
chỉnh chủ yếu của các luật về tài
chính công, đầu tư công, về kiểm
toán, kế toán...
Mặt khác, trong việc thực hiện
quyền tự chủ về tổ chức và nhân
sự thì phải có sự đồng bộ với các
quy định của Luật Công chức, Luật
Viên chức, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức năm 2019.
Cần giao quyền nhiều
hơn cho các trường
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
bên lề buổi tọa đàm, GS Trần Hồng
Quân nói thêm: Tự chủ ĐH sẽ tạo ra
động lực tự thân mạnh mẽ cho các
trường từ áp lực phải tự lực để tồn
tại, từ áp lực phải chịu trách nhiệm
kết quả cuối cùng của hoạt động
nhà trường trước Nhà nước, trước
xã hội và trước sự đánh giá của thị
trường dịch vụ giáo dục. Động lực
đó tạo ra sức sống mới mạnh mẽ
cho lãnh đạo tất cả các cấp và đội
ngũ của nhà trường.
“Để làm được, cơ quan quản lý
phải thay đổi, phải đặt niềm tin
và giao trọng trách cho cấp dưới,
tháo gỡ nhiều ràng buộc trong quản
lý, giao nhiều quyền tự quyết cho
các trường, tạo một không gian tự
do sáng tạo trong hoạt động học
thuật và điều hành nhà trường. Đó
là một bước dân chủ hóa giáo dục
ĐH” - GS Quân nói.
Ông Đàm Quang Minh, Hiệu
trưởngTrườngĐHPhúXuân (Thừa
Thiên-Huế), đề nghị cần phải thay
“chiếc áo” quá chật cho tự chủ ĐH,
phải giải quyết về quản trị, về tư
duy tự chủ…
Lý do là hiện có rất nhiều bộ,
ngành đang là đơn vị chủ quản của
rất nhiều trường. Bên cạnh đào tạo
các ngành thếmạnh theo quản lý của
cơ quan chủ quản, các trường ĐH,
CĐ này cũng giảng dạy rất nhiều
chuyên ngành khác nhau theo nhu
GS TrầnHồngQuân phát biểu ý kiến tại tọa đàm. Ảnh: PA
TS LêTrườngTùng, Chủ tịch Hội đồng trườngTrường
ĐHFPT, kiếnnghị cần cóhướngdẫn thực hiện Luật Giáo
dục nghề nghiệp đã ban hành từ năm 2014. Đã có cơ
chế tự chủ cho các trường ĐH thì trường CĐ cũng cần
được trao cơ chế tự chủ.
Thứ hai, cần cho các trường ĐH được phép tự chủ
cấp giấy phép lao động cho giảng viên là người nước
ngoài. Hiệnmới chỉ có ba trường được tự cấp phép. Bởi
trong tiến trình quốc tế hóa phải cho các trường thêm
phần tự chủ này, tất nhiên là phải tuân thủ các nguyên
tắc, điều kiện nhưng như hiện nay phải thông qua Sở
LĐ-TB&XH rất mất thời gian.
PGS-TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng Trường
ĐH Ngân hàng, kiến nghị: Khi tự chủ ĐH, các trường
được tự chủ trong đóng mở ngành nhưng có những
ngành rất mới, không nằm trong danh mục của Bộ
GD&ĐT nên sẽ rất khó. Bộ GD&ĐT cần hướng dẫn chi
tiết mở ngành; làm rõ khái niệm liên ngành, những
ngành mới không có trong danh sách của bộ.
TSPhanNgọc Sơn, Hiệu trưởngTrườngĐHCôngnghệ
Đồng Nai, cho biết: Cần công nhận lực lượng đào tạo
tay nghề cho sinh viên năm cuối tại các doanh nghiệp
là “giảng viên”. Thực tế hiện nay, sinh viên năm cuối
ở một số trường được thực tập, làm việc trực tiếp tại
doanh nghiệp, đó là thời gian các emđược học tập, trải
nghiệm thực tế, được học hỏi từ chính các kỹ sư lành
nghề, chuyên gia của các doanh nghiệp, thế nhưng họ
không được gọi tên trong danh sách lực lượng giảng
dạy khi nhà trường phối hợp cùng doanh nghiệp đào
tạo cho sinh viên.
Tiêu điểm
Sáng 12-11, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết
đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực
khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” (Đề án 404).
Chia sẻ tại hội nghị, bà Lý Thị Sương, Phó Trưởng
phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết
Ban chỉ đạo Đề án 404 TP đã chỉ đạo 10 quận, huyện có
khu công nghiệp, khu chế xuất tổ chức khảo sát, rà soát
điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, khảo sát việc lắp
đặt camera của các nhóm trẻ trong khu vực.
Với chỉ tiêu 40 nhóm trẻ độc lập được hỗ trợ kiện toàn,
xây dựng và phát triển, đến nay số lượng nhóm trẻ độc
lập và nhóm trẻ được nâng chất lượng từ đề án và nhiều
nguồn lực khác đã tăng vượt bậc. Cụ thể là 151 nhóm so
với chỉ tiêu được giao.
Bên cạnh đó, TP tổ chức thực hiện nhận trẻ từ sáu tháng
tuổi và thực hiện việc giữ trẻ ngoài giờ cho con em của
công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn...
Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án 404
giai đoạn 2015-2020 là hơn 14 tỉ đồng, trong đó ngân sách
nhà nước hơn 9 tỉ đồng, kinh phí từ nguồn lực khác là hơn
1,7 tỉ đồng và kinh phí công đoàn hơn 3 tỉ đồng.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Gái, Chủ tịch Công đoàn
ngành GD&ĐT TP.HCM, đã triển khai kế hoạch thực hiện
Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đề cập đến các mục tiêu
trong giai đoạn tới, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM, nhấn mạnh đảm bảo cuối năm 2025 TP
sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện cần phải chú ý đến các yếu tố bất ngờ và
có kế hoạch dự phòng để đảm bảo đề án được thực hiện
xuyên suốt.
Cũng tại hội nghị, TP.HCM đã trao tặng bằng khen cho
các tập thể và cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc
trong việc thực hiện đề án.
NGUYỄN QUYÊN
Bên cạnh quyền tự chủ của các
trường ĐH là trách nhiệm giải trình
của các cơ sở giáo dục ĐH và vai trò
của cơ quan quản lý nhà nước.
Thời gian tới, BộGD&ĐT sẽ tiếp tục
ban hành các thông tưđể hướngdẫn
các trường và giámsát việc thực hiện
quy định của pháp luật. Đồng thời
cũng sẽ kiến nghị với các bộ ngành,
các bộ chủquản thực hiện theođúng
quy định của pháp luật về tự chủĐH.
PGS-TS
HOÀNG MINH SƠN,
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Đời sống xã hội -
ThứSáu13-11-2020
Nhiều rào cản cho tự chủ đại học
Vướngmắc, thiếu đồng bộ giữa các luật khiến việc thực hiện tự chủ đại học ở các trường gặp nhiều trở ngại.
cầu thị trường lao động. Rõ ràng,
việc phân bổ ngân sách cho các bộ
rồi phân tiếp cho các trường trực
thuộc là việc làm không phù hợp,
khiến cho bộmáy các bộ cồng kềnh,
thiếu tập trung vào nhiệm vụ chính
về quản lý nhà nước.•
TP.HCMchi hơn14 tỉ đồnghỗ trợnhómtrẻ độc lậpkhu côngnghiệp, chế xuất
Cần có sự nhận thức đầy
đủ, đúng đắn, cụ thể,
rõ ràng về các quy định
pháp luật về quyền tự chủ
trong các trường ĐH.
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMDương AnhĐức tặng bằng khen cho
các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện
Đề án 404. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trước tiên