8
Đô thị -
ThứSáu13-11-2020
Phối cảnh nút giao PhạmVănĐồng - vành đai 2. Ảnh: Ban giao thông cung cấp
Thủ tướng
giaoACV làm
nhàga sânbay
LongThành
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành
quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng
dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Theo đó, sân bay Long Thành giai
đoạn 1 có một đường băng (dài 4.000
m, rộng 75 m), một nhà ga hành khách
cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ.
Theo thiết kế, sân bay có công suất 25
triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng
hóa/năm.
Tổng mức đầu tư dự án là hơn
109.000 tỉ đồng, tương đương 4,664 tỉ
USD, thời gian thực hiện dự án từ năm
2020 đến 2025.
Giai đoạn 1 của dự án được chia
thành bốn dự án thành phần. Trong đó,
dự án thành phần 1 gồm các công trình
trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, Thủ
tướng giao hải quan, công an, công an
cửa khẩu... bố trí nguồn vốn thực hiện.
“Trường hợp không có khả năng bố
trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước
lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng -
chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL), hoặc
xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao
(BLT)…” - quyết định của Thủ tướng
nêu rõ.
Dự án thành phần 2 gồm các công
trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư
được Thủ tướng giao cho Tổng công ty
Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 3 là các công trình
thiết yếu trong cảng, bao gồm nhà ga
hành khách, hạ tầng hàng không, hệ
thống cấp nước, xử lý nước thải… sẽ
do Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam (ACV) làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 4 gồm các công
trình khác (hệ thống điện mặt trời,
nhà ga hàng hóa số 2, khu bảo trì máy
bay…), Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ
trì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư…
“Tuy nhiên, dự án thành phần 2, 3, 4
chỉ được sử dụng vốn của nhà đầu tư,
không sử dụng bảo lãnh chính phủ…” -
Thủ tướng yêu cầu.
Cũng theo quyết định này, sau khi
Thủ tướng phê duyệt đầu tư dự án, các
chủ đầu tư triển khai bước tiếp theo
thực hiện quyết định đầu tư các dự án
thành phần theo quy định của pháp luật,
đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện
và hiệu quả đầu tư.
Bộ GTVT chịu trách nhiệm cùng với
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp việc đề xuất với Hội đồng thẩm
định Nhà nước về nội dung giao ACV,
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
thực hiện dự án bằng nguồn vốn doanh
nghiệp.
VIẾT LONG
Công nhân dọnmặt bằng khu vực làmsân
bay Long Thành giai đoạn 1. Ảnh: VŨHỘI
TP.HCM:Mở2nútgiao
“khủng”khépkínvànhđai2
Hai nút giao PhạmVănĐồng và BìnhThái trên tuyến vành đai 2 rất cần thiết
để giải quyết đồng bộ kết nối giao thông theo quy hoạch của TP.HCM.
THUTRINH
T
raođổi với
PhápLuật TP.HCM
,
ôngNguyễnVănToàn, Trưởng
ban điều hành dự án PPP, thuộc
Ban quản lý dự án đầu tư các công
trình giao thông TP.HCM (viết
tắt là Ban giao thông), cho biết:
Ban giao thông đã làm báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và đề xuất
UBND TP xây dựng hoàn chỉnh
hai nút giao thuộc tuyến vành
đai 2 trong giai đoạn 2021-2025
hai nút giao gồm: nút giao Bình
Thái - vành đai 2 và Phạm Văn
Đồng - vành đai 2.
Quy mô ba tầng,
liên thông khác mức
Theo Ban giao thông, xa lộ Hà
Nội và PhạmVăn Đồng là hai trục
giao thông chính, kết nối TP.HCM
với các tỉnh miền Đông như Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng
Tàu… nên có lượng xe cộ lưu
thông rất lớn.
Đặc biệt, hai trục này còn có
vai trò là đầu mối giao thông kết
nối các khu công nghiệp ở Bình
Dương, ĐồngNai với cảng Cát Lái
của TP.HCM. Trong tương lai, hai
trục này còn kết nối từ tuyến cao
tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây đi các tỉnh miền Tây, nhất
là trong bối cảnh lưu lượng xe sẽ
ngày càng tăng sau khi sân bay
Long Thành được xây dựng xong.
Ông Toàn cho biết hai nút giao
Phạm Văn Đồng - vành đai 2
và Bình Thái - vành đai 2 đều
rất lớn, có quy mô ba tầng, liên
thông khác mức và giao cắt giữa
các trục đường huyết mạch của
TP. Do đó, hai nút giao này có
vai trò vô cùng quan trọng trong
việc giảm ùn tắc giao thông khu
vực, góp phần đồng bộ kết nối
đường vành đai 2 với các tuyến
giao thông hướng tâm hiện hữu.
“Ban giao thông đã tổ chức
nghiên cứu phương án tiền khả
thi hai dự án nút giao này và đề
xuất UBND TP xây dựng trong
giai đoạn 2021-2025” - ông Toàn
cho biết.
Đề xuất đầu tư hai đoạn
của vành đai 2
Nói về việc khép kín tuyến vành
đai 2, ông Nguyễn Văn Toàn cho
biết: Song song với việc đề xuất
làm hai nút giao trên, Sở GTVT
TPcũng đã trình SởKH&ĐT thẩm
định báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi và đề xuất chủ trương đầu tư
công hai dự án thuộc tuyến vành
đai 2 gồm đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu
đến xa lộ Hà Nội) và đoạn 2 (từ nút
giao thông Bình Thái đến đường
TheoBangiaothông,nútgiaoBìnhThái-vànhđai2(xây
dựnghoànchỉnhtronggiaiđoạn1)sẽcódạngnútgiaohoa
thị hoàn chỉnh, các nhánh hoa th kết nối với tuyến chính
xalộHàNội.Nútnàysẽbaogồmcầuvượtchínhhaichiều
trênvànhđai2,vượttrênxalộHàNộivàdướituyếnmetro
BếnThành - SuốiTiên với 10 làn xe cóbề rộng2 x 20,5m.
Cácnhánhramp(rẽphải)vàcácnhánhhoath kếtnốivới
xalộHàNội,mỗinhánhcóhailànxe.Đườngsonghànhxalộ
HàNội trongphạmvi nút giaoBìnhThái đi dưới cácnhánh
rampbằngcáchầmchuivớibalànxecóbềrộng12m.
Còn nút giao PhạmVăn Đồng - vành đai 2 có dạng
nut giao khác mức ba tầng với ba cầu vượt.
Cầu vượt số 1 (N1) gồmhai nhánh trên đường vành
đai 2, mỗi nhánh gồm 3-5 làn xe, rộng 12,5-19,5 m.
Cầu này sẽ vượt qua các đường Linh Đông, Phạm
Văn Đồng, Kha Vạn Cân và Rạch Ngang.
Cầu vượt số 2 là nhánh N2 rẽ phải từ đường vành
đai 2 hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất đi về hướng
quốc lộ 1 (khu vực nút giao Gò Dưa) gồm hai làn
xe, rộng 9 m.
Cầu vượt số ba gồm ba nhánh N3-1, N3-2, N3-3 và
đảo tròn trung tâm đường kính 30 m.
Hai nút giao này có vai
trò vô cùng quan trọng,
góp phần đồng bộ kết
nối đường vành đai 2
với các tuyến giao thông
trục chính hướng tâm
hiện hữu.
Thiết kế hai nút giao với vành đai 2
Phạm Văn Đồng).
Theo ông Nguyễn Văn Toàn,
hiện tại khu vực phía đông TP có
lưu lượng xe container rất lớn và
chủ yếu lưu thông qua hai hướng
xa lộ Hà Nội - Công nghệ cao -
vành đai 2 - cảng Cát Lái và xa lộ
Hà Nội - ngã ba Cát Lái - Mai Chí
Thọ - Đồng Văn Cống - cảng Cát
Lái. Do đó, khu vực này thường
xuyên kẹt xe nghiêm trọng, nhất là
tại nút giao D1 - Công nghệ cao,
ngã tư Bình Thái, ngã tư MK, ngã
ba Cát Lái, nút giao An Phú, nút
giao Mỹ Thủy.
“Với lượng xe như vậy, việc
đầu tư xây dựng hai đoạn tuyến
vành đai 2 sẽ phát huy hiệu quả
vận tải vận chuyển hàng hóa ra
vào các cảng ở khu vực này, tránh
gây lãng phí cho xã hội và mất an
toàn giao thông cho khu vực. Mặt
khác, áp lực giao thông tại tuyến
Phạm Văn Đồng, xa lộ Hà Nội là
rất lớn nên sau khi tuyến vành đai
2 hình thành sẽ giải quyết được
tình trạng trên” - ông Toàn lý giải.
Ông Toàn cũng cho rằng tuyến
vành đai 2 khi hoàn thành còn giúp
giải tỏa các xe vận tải đi xuyên qua
trung tâm TP, góp phần giảm ùn
tắc, tai nạn giao thông cũng như
cải thiện ô nhiễm môi trường.
“Khi làm hai đoạn tuyến
vành
đai 2 cùng hai nút giao lớn nói
trên thì ngành chức năng cần có
giải pháp xây dựng, tổ chức giao
thông hoàn chỉnh. Từ đó đáp ứng
được nhu cầu giao thông thông
suốt đi các hướng, không gây ùn
tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông”
- ông Toàn cho hay.
TSVõ KimCương, nguyên Phó
Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cho
rằng: “Vành đai 2 là tuyến đường
có vai trò rất quan trọng đối với
mạng lưới giao thông TP. Bởi lẽ,
tuyến đường này giúp giảm một
lượng lớn xe đi xuyên tâm qua
TP, giải quyết ùn tắc giao thông
nội đô TP”.
Đánh giá về hai dự án nút giao
trên tuyến này, TS Kim Cương
cho rằng đường vành đai 2 có tốc
độ giao thông cao nên rất cần các
nút giao không đồng mức hay còn
gọi là nút giao liên thông. Để làm
những nút giao cắt giữa các đường
vào trung tâmTP và vành đai 2 thì
dứt khoát cần phải ưu tiên làm hai
nút giao Bình Thái và Phạm Văn
Đồng nói trên để đảm bảo tốc độ
vận chuyển vào các tuyến trục.
“Vì tầm quan trọng như vậy
nên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.
Do đó, TP cần làm sớm, bởi nếu
càng để thời gian kéo dài thì vốn
đầu tư sẽ càng tăng” - ông Cương
phân tích.
TS Kim Cương cũng đặt vấn
đề làm sao để nhanh chóng hoàn
thành các nút giao này, nhất là vấn
đề kinh phí.
“Theo tôi, về nguồn vốn, Nhà
nước đầu tư hoặc chủ đầu tư bỏ
tiền đầu tư và Nhà nước thanh toán
lại. Với cách này, Nhà nước cần có
nguồn ngân sách lấy từ nguồn lợi
ích khác như bán đất tại các khu
vực khác, thu lợi tức, kết quả đầu
tư ở đâu đó nhờ giao thông phát
triển mang lại. Hoặc Nhà nước
tính toán đến việc sử dụng vốn
vay” - ông Cương góp ý.•