265-2020 - page 3

3
không thể gánh gồng cùng
với thường trực và HĐND
TP được.
. Vậy chúng ta nên hiểu vấn
đề như thế nào?
+ Tôi nói điều này để anh
chia sẻ. Nguyên lý là: Giả sử
thường trực HĐND có một
chủ tịch và một phó chủ tịch
chuyên trách, nếu tổ chức
giám sát thì sẽ tổ chức được
hai đoàn giám sát. Nếu có
một chủ tịch, hai phó chủ tịch
chuyên trách thì khi cần giám
sát sẽ có thể tổ chức được
ba đoàn giám sát do ba vị ấy
đứng đầu.
Tăng ĐB chuyên trách là
tăng năng lực giám sát của
thường trực HĐND là lý do
như vậy. Hay mỗi ban của
HĐNDcómột trưởng, hai phó
chuyên trách thì cũng có thể
thành lập được ba đoàn giám
sát như vậy trong trường hợp
cần thiết. Tăng ĐB chuyên
trách là tăng năng lực giám sát
của HĐND lên rất, rất nhiều.
Mặt khác, chuyên trách
tức là một ĐB sẽ dành 100%
thời gian cho hoạt động của
HĐND. So với một ĐB kiêm
nhiệm, phó ban, trưởng ban
kiêm nhiệm thì hoạt động của
HĐND khác rất nhiều. Thêm
một hay hai ĐB chuyên trách
tức là tần suất hoạt động của
ĐBchuyên tráchđósẽ tăng lên.
Giải quyết nhanh các
vấn đề của dân
.Vậy chức năng quyết định
các vấn đề quan trọng của
HĐND TP cũng sẽ tăng lên
phải không?
+Đúng vậy, khi tăng cường
ĐB HĐND chuyên trách, có
năng lực, toàn tâm, toàn ý,
toàn thời gian cho hoạt động
đó thì công tác nghiên cứu,
việc đeo bám vấn đề, thẩm
tra tài liệu để trình ra HĐND
thì HĐND sẽ đầy đủ cơ sở
để xem xét, thảo luận quyết
định tốt hơn. Như vậy, ĐB
chuyên trách nhiều thì hoạt
động của HĐND sẽ hiệu quả
hơn. Điều đó cũng có nghĩa
là năng lực hoạt động của
HĐND cả trên ba phương
diện đại diện quyền làm chủ,
giám sát và quyết định các
vấn đề của TP tốt hơn. Tăng
ĐB chuyên trách là tăng cả
quyền lực, tính chuyên nghiệp
cho HĐND TP.
. Với người dân, chính
quyền ở những nơi không còn
tổ chức HĐND nữa thì việc
kiến nghị, đề xuất sẽ diễn ra
như thế nào?
+ Hiện TP có 19 quận, nếu
đề án “thành phố trong thành
phố” được triển khai thì TP
còn 16 quận, năm huyện. ĐB
chuyên trách tăng lên 19 như
nghị quyết thì chúng ta sẽ có
điều kiện để bố trí một ĐB
HĐND chuyên trách ngay tại
các đơn vị không có HĐND.
ĐB chuyên trách này sẽ theo
dõi, “nằm vùng” ở đó. Dân
cần gì, chính quyền cần gì là
tìm ngay đến ĐB này.
Họ nắm vấn đề chắc và
những đề xuất sẽ trực tiếp hơn,
bớt được tầng nấc, không cần
theo trình tự phường đề xuất
lên quận, quận đề xuất lên
TP như trước đây nữa. Dân,
chính quyền cần gì thì ĐB
đó sẽ làm việc trực tiếp với
thường trực HĐND, ĐB đó
có quyền gặp trực tiếp bất kể
ai trong chính quyền, từ chủ
tịch đến phó chủ tịch UBND
TP, quận, phường. Quyền lực
mà anh đề cập hồi nãy là nó
cũng khác, vì đây là ĐB của
cấp HĐND TP chứ không
phải là của HĐND cấp quận,
phường như xưa.
Giám sát cấp thành phố
cũng khác với cấp quận và
sẽ có thể giải quyết nhanh
các vấn đề của dân.
Có người sẽ thiệt thòi
nhưng sẽ đồng lòng
để TP phát triển
. Một thực tế là khi không
tổ chức HĐND cấp quận,
phường thì biên chế sẽ dôi
dư. TP sẽ tính toán vấn đề
này như thế nào?
+Tôi về hưu rồi cũng không
nắm được đầy đủ lắm. Tuy
nhiên, kinh nghiệm thì TP đã
có từ năm2007-2009 khi thực
hiện thí điểm không tổ chức
HĐND ở cấp quận/huyện,
phường. Lần này, trước khi
trình đề án CQĐT ra QH thì
TP cũng đã có một lộ trình
xử lý vấn đề này. TP sẽ thống
kê cán bộ, công chức, viên
chức ở những nơi không tổ
chức HĐND xem dôi dư bao
nhiêu, rà soát các vị trí đang
cần bố trí và có cả chính
sách cụ thể.
Có thể cóngườimongmuốn
được bố trí ở những vị trí có
thể phát huy được chuyên
môn sâu của họ, cũng có thể
có người sẽ ra ngoài làm kinh
tế. Nói chung TP luôn lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng
và có chính sách để anh em
ổn định cuộc sống. Hồi năm
2007, lần đầu tiên thí điểm,
anh em cũng tâm tư, lo lắng
nhưng sau đó TP cũng lắng
nghe để trao đổi, sắp xếp bộ
máy hợp lý và có chính sách
phù hợp thì mọi người ủng
hộ thôi.
Tôi muốn nói điều này,
đồng bào và cán bộ, công
chức, viên chức của TP bao
giờ cũng ủng hộ cái mới đểTP
phát triển. Không thể không
có thiệt thòi cá nhân, không
thể không có chút buồn nhưng
vì việc chung thì mọi người
cũng đồng lòng để TP phát
triển. Điều đó đã là truyền
thống rồi!
. Xin trân trọng cámơn bà. •
Thời sự -
ThứBa17-11-2020
“QH đã tin tưởng,
giao cho TP một
cơ chế, thể chế mới
như vậy thì TP phải
thực hiện CQĐT
một cách hiệu quả.”
ĐBQH
Nguyễn Thị
Quyết Tâm
Sức bật mới cho phát triển
ĐBQH
PHAN
NGUYỄN NHƯ
KHUÊ,
Trưởng ban
Tuyên giáo Thành ủy
TP.HCM:
Phải thực hiện
thật tốt,
vì cả nước, cùng cả nước
Đây không chỉ là một sự tin tưởng
của QH dành cho TP.HCM, mà còn là
việc thực hiện trách nhiệm một cách tốt
nhất của TP đối với cử tri, với nhân dân
TP.HCM thông qua đề án về CQĐT. Đây
không phải là một áp lực gì cả, mà TP đã
có thời gian trải nghiệm hơn tám năm về
vấn đề này.
Trách nhiệm của TP.HCM bây giờ là
phải thực hiện thật tốt mô hình CQĐT
theo tinh thần TP vì cả nước. Đây là lúc
các điều kiện chín muồi và mong mỏi của
người dân, của cử tri, chính quyền TP đã
được đáp ứng.
Nghị quyết sẽ tạo ra sức bật mới cho
TP.HCM, phát huy được lợi thế trong bối
cảnh tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Vị trí, vai
trò đầu tàu kinh tế của cả nước, có những
bước phát triển mới trong quá trình thực
hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về việc
phát triển TP.HCM “đi trước về trước” tạo
thành xung lực để TP.HCM thành hạt nhân
của kinh tế vùng.
Về vấn đề vướng mắc khi triển khai, có
lẽ là công tác cán bộ. Việc sắp xếp, bố trí
lại cán bộ là hết sức quan trọng, mấu chốt.
Do vậy, vấn đề chất lượng cán bộ phải rất
cao để thực hiện đề án một cách tốt đẹp,
thuận lợi. Chính từng cán bộ tự rà soát,
khảo nghiệm mình xem có đáp ứng được
với yêu cầu của CQĐT hay không.
Việc sắp xếp, sàng lọc, bố trí lại cán bộ
là điều tất nhiên nhằm bảo đảm CQĐT vận
hành tốt nhất.
ĐBQH
TRẦN
HOÀNG NGÂN
,
Viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển
TP.HCM:
Phải hành động
ngay
Với 420/428 ĐBQH có mặt tán thành
thông qua nghị quyết, điều đó thể hiện sự
ủng hộ, đồng thuận rất cao của QH đối với
Đề án CQĐT TP.HCM. Nghị quyết này sẽ
giúp cho TP.HCM tổ chức bộ máy tinh gọn,
vận hành tốt hơn nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước để đáp ứng cho
một TP năng động nhưng dân số rất đông.
Việc quan trọng lúc này là tổ chức thực
hiện, đưa nghị quyết đi vào cuộc sống.
TP.HCM phải hành động ngay từ bây
giờ, bởi đến kỳ QH khóa XV và bầu cử
HĐND nhiệm kỳ 2021-2026, chúng ta
phải tổ chức sắp xếp bộ máy cán bộ cho
hợp lý. Việc phân cấp, phân quyền, ủy
quyền của chủ tịch UBND TP cho chủ tịch
UBND các quận, huyện đặt trong bối cảnh
chính quyền địa phương quận, phường
chỉ còn là ủy ban hành chính, phải hết sức
khẩn trương, cụ thể.
Ngoài ra, trong nghị quyết của QH đã đề
cập đến mô hình cấp chính quyền TP trong
TP với chức năng, nhiệm vụ của HĐND,
của chủ tịch UBND TP trong TP. Điều này
cũng cần phải được khẩn trương thực hiện
để đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý.
ĐBQH
BÙI SỸ LỢI
,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Về các vấn đề xã hội:
Thành phố
dám nghĩ,
dám làm,
dám chịu
trách nhiệm
QH cho TP.HCM thực hiện CQĐT là
điều rất đúng đắn, quan trọng là triển khai
thế nào. Chúng ta không giảm biên chế
một cách cơ học mà căn cứ vào tình hình
bố trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ để bộ
máy hoạt động hiệu quả. Nếu bỏ bớt biên
chế mà không hoàn thành nhiệm vụ thì
nguy hiểm hơn.
Thực hiện CQĐT thì khi tổ chức phải
thấy rõ hiệu quả. Cải cách hành chính phải
được đổi mới, không còn câu chuyện dân
tiếp xúc chính quyền khó khăn nữa. Đối
với TP.HCM thì thực hiện CQĐT không
chỉ cho TP phát triển mà còn cho các địa
phương nhìn vào thực hiện cho tốt. Xu
hướng chung là phải giảm bớt bộ máy,
cũng có nghĩa là giảm bớt thủ tục hành
chính.
Khi bỏ HĐND cấp quận, phường, bộ
máy muốn đảm đương được nhiệm vụ
thì năng lực cán bộ phải được nâng lên,
phải tập huấn kỹ năng và sớm có bước
đào tạo cán bộ kế cận cho lớp cán bộ
hiện nay. Gánh nặng sẽ đè lên HĐND TP,
Đoàn ĐBQH TP, cho nên có thể trong
những năm đầu tiên sẽ phải tăng số lượng
ĐB HĐND như đề nghị nâng lên 19 ĐB
chuyên trách. QH đã đồng thuận. Khi năng
lực, trình độ của bộ máy đã trơn tru thì có
thể xem xét lại.
Qua cách thức xây dựng đề án của
TP.HCM, tôi thấy quyết tâm của TP rất
cao, thể hiện quyết tâm dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương
đầu để TP phát triển. Nếu không có các địa
phương đi đầu như TP thì chúng ta không
có những mô hình mới.•
Người dân giải
quyết thủ tục
hành chính tại
UBNDquận Tân
Bình, TP.HCM.
Ảnh: HTD
đẩy mạnh trách nhiệm giải trình, đối thoại,
tiếp dân của người đứng đầu cơ quan chính
quyền các cấp với dân…
Với nghị quyết này, tôi kỳ vọng sẽ có sự
thay đổi không chỉ là việc thay “chiếc áo đã
quá chật” mà sự chuyển động của mô hình
mới sẽ gắn với đổi mới cơ chế, chính sách,
đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Đồng thời,
đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách
chế độ công vụ, công chức, xây dựng chính
quyền điện tử, nâng cao tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng
tạo của chính quyền TP.HCM, bảo đảm sự
ổn định và phát triển.
TÁ LÂM
ghi
Trách nhiệm công vụ của công chức sẽ nâng cao hơn
Theo tôi, để thực hiện nguyên tắc CQĐT chủ yếu là quản lý theo ngành, lĩnh vực, sẽ phải
quy định nhiệmvụ, quyền hạn và điều kiện cần cho giámđốc sở, ngành. Theo đó, cần khuyến
khích, tiến tới áp dụng chế độ thủ trưởng trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Cần quy định rõ và nâng cao trách nhiệm công vụ của công chức ở từng việc, từng khâu
trong quy trình xử lý công việc. Từ đó cũng hạn chế được rủi ro cho cán bộ, công chức khi
thi hành công vụ. Khi có sai sót thì quy được trách nhiệm cụ thể trong từng khâu, từng việc
đó theo cách “mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”.
1,2 4,5,6,7,8-9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook