265-2020 - page 8-9

9
8
Đô thị -
ThứBa17-11-2020
“Từ sáng đến giờ cũng có
nhiều ý kiến ĐBQH không
đồng ý tách hai luật. Chính
vì vậy, tôi đề nghị Ủy ban
Thường vụ QH, chủ tọa kỳ
họp xin ý kiến của ĐBQH
xem có tách hai luật hay
không. Nếu đồng ý tách thì
chiều nay (16-11) chúng ta
mới thảo luận tiếp Luật Bảo
đảm trật tự, an toàn GTĐB.
Nếu không đồng ý thì chiều
nay chúng ta không thảo luận
tiếp” - ĐB Giang đề nghị.
Hàng loạt ĐBQH tại hội
trường đã vỗ tay trước đề
nghị này của ĐB Thái Trường
Giang. Tuy nhiên, sau đó Phó
Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng
đã có ý kiến. Bà bày tỏ ý muốn
phát biểu với tư cách ĐBQH
đứng dưới hội trường. Theo
đó, bà Phóng đề nghị QH tiếp
tục vẫn thảo luận hai luật như
chương trình xây dựng luật và
pháp luật đã được QH thông
qua vào đầu kỳ họp.
“Tuy có tiếngvỗ tay tronghội
trường nhưng nhiều đồng chí
cũng chưa bày tỏ chính kiến.
Do đó, tôi đề nghị chiều nay
vẫn tiếp tục thảo luận Luật Bảo
đảm trật tự, an toàn GTĐB để
hoàn thiện như ý kiến các ĐB
đã nêu liên quan đến việc tổ
chức bộ máy, năng lực quản
lý nhà nước, vấn đề cán bộ,
vấn đề chính sách đối với cán
bộ, yêu cầu nâng cao năng
lực hạ tầng, năng lực quản
lý hạ tầng hiện đại hiện nay
thế nào…” - bà Phóng nói. Bà
cũng khẳng định cuối phiên
thảo luận hội trường chiều
16-11 về Luật Bảo đảm trật
tự, an toàn GTĐB, đại diện
Chính phủ cũng có ý kiến
giải trình tiếp thu.
Chúng ta xây dựng
luật cho ai?
Đóng góp ý kiến tại hội
trường, ĐB Trương Trọng
Nghĩa (TP.HCM) đặt vấn đề
“chúng ta làm luật cho ai và vì
ai?” và khẳng định luôn QH
có chức năng “làm luật cho
dân và vì dân, và ĐBQH
làm luật cũng chính là
dân làm thông qua các
ĐB của mình”.
Theo ông Nghĩa,
Luật GTĐB có hai
đối tượng điều chỉnh
chính là người dân
thamgia giao thông
và doanh nghiệp
kinh doanh trong
lĩnh vực vận tải,
GTĐB . Qu a
thamkhảoýkiến
người dân, doanh
nghiệp, ĐB Nghĩa
cho biết các ý kiến
đều đề nghị không nên
tách luật. Và chỉ để một
luật điều chỉnh sẽ vừa tiện
lợi cho người dân chấp
hành, vừa thuận lợi cho các
cơ quan nhà nước quản lý.
“Tất nhiên Luật GTĐB nên
bổ sung, sửa đổi và đặc biệt
không nên chuyển việc cấp
GPLX sang Bộ Công an vì
sẽ gây ra rất nhiều xáo trộn
và tốn kém không cần thiết.
Tôi cũng đi taxi nhiều, tôi hỏi
mấy ông taxi thì không thấy
ông taxi nào đồng ý chuyện
chuyển cấp GPLX qua cho
Bộ Công an” - ĐB Nghĩa nói.
ĐB Trần Thị Dung (Điện
Biên) cho hay một số chính
sách không được đánh giá tác
động hoặc có đánh giá nhưng
sơ sài. Ví dụ, việc đào tạo, sát
hạch cấp GPLX trong báo cáo
đánh giá tác động, báo cáo
tổng kết 10 năm thực hiện
Luật GTĐB không chỉ ra
những bất cập, cần bổ sung,
sửa đổi, hoặc cần phải chuyển
cho cơ quan khác làm.
“Việc này liên quan rất lớn
đến hơn 2.000 công chức,
viên chức đang thực hiện
nhiệm vụ trong lĩnh vực này.
Rác thải tái
chế có thể đổi
để lấy tiền
hoặc quà.
Ảnh: NC
Nhiều ĐBQH không đồng tình tách
Luật Giao thông đường bộ
TRỌNGPHÚ- CHÂNLUẬN
N
gày 16-11, Quốc hội
(QH) đã thảo luận tại
hội trường về hai dự luật
là Luật Giao thông đường bộ
(GTĐB) sửa đổi và Luật Bảo
đảm trật tự, an toàn GTĐB.
Một trong những nội dung
được đại biểu (ĐB) QH nêu
nhiều ý kiến nhất là không
nên tách Luật GTĐB thành
hai luật. Đồng thời, các ĐB
cũng đề cập đến sự bất cập khi
chuyển giao thẩm quyền đào
tạo, sát hạch, cấp giấy phép
lái xe (GPLX) từ Bộ GTVT
sang Bộ Công an.
Tách làm hai luật là
không hợp lý
ĐBHoàngĐứcThắng(Quảng
Trị) phân tích: GTĐB là một
thể thống nhất, được liên kết
chặt chẽ bởi bốn yếu tố: Kết
cấu hạ tầng, phương tiện giao
thông, người tham gia giao
thông và quy tắc GTĐB. Do
đó, ông cho rằng việc tách
Luật GTĐB là không hợp lý.
Cụ thể như vấn đề đảm
bảo an toàn giao thông có
sự phụ thuộc, chịu tác động
của cả bốn yếu tố trên chứ
không riêng yếu tố nào. Do
đó, nếu quy định tách bạch
lĩnh vực đảm bảo trật tự an
toàn giao thông (do Bộ Công
an quản), lĩnh vực phát triển
kết cấu hạ tầng (do Bộ GTVT
quản) thì khi có sự cố xảy ra
do tổng hợp các yếu tố tác
động thì không ai chịu
trách nhiệm.
“Nếu tách luật ra để hai
bộ quản lý nhà nước thì
sẽ chồng chéo, bất cập.
Các luật khác về đường
sắt, đường thủy nội
địa, hàng hải, hàng
không cũng đang có
kết cấu điều chỉnh
bốn thành tố như
Luật GTĐB, mang
tínhquychuẩn.Tách
Luật GTĐB sẽ phá
vỡ tính logic, đồng
bộ trong hệ thống
pháp luật” - ĐB
Thắng nêu.
Thậm chí, ĐBThắng
nói trong trường hợp tách
thành hai luật thì phải đổi
tên Luật GTĐB thành Luật
Kết cấu hạ tầng và phương
tiện giao thông mới đúng nội
hàm, vì khi đó chỉ còn hai
thành tố là kết cấu hạ tầng
giao thông và phương tiện
giao thông.
Đề nghị xin ý kiến
Quốc hội
Cùngquanđiểm,ĐBNguyễn
Bá Sơn (Đà Nẵng) đề nghị
cần xem lại tính hợp pháp,
hợp lý của việc đưa dự thảo
luật. “Tôi đề nghị QH nên
lấy ý kiến có nên tách luật
hay không, sau đó mới tiến
hành các bước tiếp theo” - ĐB
Sơn bày tỏ. Ông Sơn cho rằng
phải làm rõ lý do tách luật và
những hệ lụy sau khi tách luật,
bởi trong giải trình rất sơ sài,
không đáp ứng yêu cầu.
Còn ĐBThái Trường Giang
(Cà Mau) thì dẫn báo cáo kết
quả phiên thảo luận tổ của
QH về Luật GTĐB và Luật
Bảo đảm trật tự, an toàn
GTĐB vào ngày 11-11 cho
thấy có nhiều ý kiến không
đồng ý tách hai luật.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến
của các đại biểuQuốc hội
bày tỏ sự không đồng tình việc
tách Luật Giao thông đường bộ
thành hai dự luật.
Bộ trưởng Bộ Công an: Không phải
tách luật, chia quyền
Chiều 16-11, giải trình trước QH về Luật Bảo đảm trật tự, an
toàn GTĐB, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết Bộ Công an có
trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, trong
đó có công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Do đó,
Chính phủ và Ủy ban Thường vụ QH và các cơ quan của QH
đồng ý đề xuất xây dựng luật này. Ông cũng khẳng định nếu
QH đồng ý ban hành luật và giao trách nhiệm cho Bộ Công an
thì đảm bảo không tăng biên chế, không lãng phí, không tăng
thủ tục hành chính.
“Chúng tôi thảo luận rất kỹ trong tập thể Đảng ủy Công anTrung
ương và cơ quan chuyên trách là sẵn sàng nhận trách nhiệm trước
Đảng, trước Nhà nước, trước QH và nhân dân về đảmbảo trật tự, an
toàn giao thông”- ôngTô Lâmnói.
ÔngTôLâmcũng cho rằng thực tế khôngphải là tách luật,màquá
trìnhlàmluậtvàsựpháttriểnchungthìcácquyđịnhngàycàngđivào
lĩnh vực cụ thể, quy định chi tiết, nhất là vấn đề liên quan quyền con
người,quyềncôngdân.Thựctếcónhữngluậtbanđầuchỉcómộtluật
nhưngsaupháttriểnlênthànhnhiềuluật,nhưLuậtĐầutưnaycóLuật
Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đối tác công tư; hay Luật Khiếu nại, tố
cáo thành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.“Nhiều luật chuyên ngành đi
vào chi tiết, chứ đây không phải là tách luật, chia quyền”- bộ trưởng
BộCôngannhấnmạnh.
Cũng theo bộ trưởng Công an, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn
GTĐB này cần phải tuyên truyền đến toàn xã hội nên có ý kiến
soạn thảo phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện, vì nếu
dài thì khó học, khó triển khai. Do đó, nếu nội dung bảo đảm
trật tự, an toàn GTĐB để chung với hạ tầng giao thông và các
vấn đề khác nữa thì quá dài.
“Hai luật này được Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, thành
viên Chính phủ, cơ quan thẩm định và đặc biệt Bộ Công an và
Bộ GTVT nhất trí cao, đảm bảo không làm ảnh hưởng lẫn nhau,
không vi phạmLuật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật”- bộ
trưởng Công an nói và khẳng định ban soạn thảo sẽ nghiêm túc
tiếp thu các ý kiến củaĐBQHđể chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật.
Sẽ xin ý kiến ĐBQH về việc giao bộ nào
cấp bằng lái
Chiều 16-11, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ đã kết luận nội dung
phần thảo luận hội trường về hai dự án Luật GTĐB và Luật Bảo
đảm trật tự, an toàn GTĐB. Ông cho biết các ĐBQH cơ bản tán
thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật GTĐB năm 2008.
Về vấn đề tách hay không tách luật, sáng 16-11, nhiều ý kiến
đã phát biểu và tiếp tục được phân tích làm rõ thêm ở buổi
chiều cùng ngày. Một số ý kiến tán thành việc ban hành luật và
cho rằng cần thiết phải có một dự án luật chuyên biệt về bảo
đảm trật tự, an toàn GTĐB, đồng thời rà soát để tránh trùng lặp
với Luật GTĐB.
“Về vấn đề này, trong kết luận phiên họp thứ 48, khi đồng ý
bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật và để trình
QH cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng “việc Chính phủ
tách nội dung GTĐB thành hai luật riêng biệt cần phải cân nhắc
thật kỹ và xin ý kiến QH tại kỳ họp thứ 10”, do đó vấn đề này QH
sẽ quyết định” - ông Tỵ nói.
Liên quan đến vấn đề quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, ông
Tỵ chỉ rõ “bản chất của vấn đề này là xác định bộ nào sẽ quản lý
nội dung này”. Đây là vấn đề còn đang có ý kiến khác nhau, được
nhiều ĐB phát biểu ở cả hai phiên thảo luận về hai dự luật. “Việc
phân công bộ nào quản lý phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,
phải đánh giá một cách khách quan, tổng thể, đánh giá kỹ trên
cơ sở thông tin, số liệu cụ thể, nhất là những vấn đề liên quan
đến tổ chức, bộ máy, chi phí, nghiên cứu thêm kinh nghiệm của
nước ngoài, xu hướng xã hội hóa, ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động này. Vấn đề này Ủy ban Thường vụ QH sẽ xin ý
kiến ĐBQH như đã kết luận”- ông Tỵ nhấn mạnh.
Đổi rác thải tái chế lấy quà hoặc tiền
Bản ký kết hợp tác chiến lược dự án
“Xây dựngmạng lưới
thu gom và xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”
có hiệu lực trong vòng 36
tháng. Nội dung của dự án sẽ tập trung vào việc thiết lập
mạng lưới thu gom chất thải tái chế trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, những chất thải tái chế (nhựa, nylon, giấy, sắt,
chai thủy tinh…) sẽđược thugomtại các trạmtrung chuyển,
các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh lớn và tại các
cơ quan, đoàn thể trên địa bànTP. Hoạt động thu gom chất
thải tái chế cũng sẽ được thông qua hình thức đổi quà hoặc
đổi thành tiền.
Bảng giá thu đổi chất thải tái chế theo giá thị trường. Định
kỳ hằng tuần, CITENCO sẽ công bố công khai bảng giá trên
website của công ty và các điểm thu gom.
Tìm giá trị “kho báu”
từ rác thải tái chế
Việc phân loại rác tại nguồn tốt sẽ giúp các nhà quản lý và các đơn vị
xử lý có nhiều giải pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải.
NGUYỄNCHÂU
S
áng 16-11, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị
TP.HCM (CITENCO) và Liên minh tái chế bao bì
Việt Nam (VN) (PRO VN) phối hợp tổ chức ký kết
hợp tác chiến lược qua dự án
“Xây dựng mạng lưới thu
gom và xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”
.
Nguyên nhân rác thải nhựa ít được tái chế
Theo các đơn vị xử lý chất thải tái chế: Hiện công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý rác thải còn dàn trải, chưa được tập
trung. Các thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử
lý chưa đồng bộ, hiện đại. Hiện nay tỉ trọng chất thải rắn
do lực lượng dân lập thu gom cao, chiếm tỉ lệ 60% cùng
với việc thu gom chưa triệt để.
Những tình trạng trên là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu
đồng bộ trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải, làm
ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
Bên cạnh đó, công tác xử lý rác thải hiện nay chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển. Cụ thể, công tác này chưa chú trọng
đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi
năng lượng từ chất thải, dẫn đến khối lượng chất thải rắn xử
lý bằng công nghệ chôn lấp cao. Điều này gây lãng phí tài
nguyên, quỹ đất, ngân sách và ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài ra, việc phân loại rác tại nguồn cũng chưa đạt hiệu
quả cao. Trong khi đó, việc phân loại rác tại nguồn là một
giải pháp rất cần thiết, tạo nền tảng cho các hoạt động tái
chế, tái sử dụng chất thải. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư
có nhiều lựa chọn về giải pháp xử lý chất thải rắn tối ưu.
Mặt khác, hiện nay TP.HCM vẫn chưa có khu xử lý chất
thải tái chế tập trung, đây cũng là nguyên nhân gây ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý và xử lý chất thải tái chế.
Trước thực trạng trên, ông Cao Văn Tuấn, Trưởng Phòng
công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng, Công ty
CITENCO, cho biết: Để thu hồi, tái chế rác thải nhựa hiệu
quả, TP.HCM phải xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý
chất thải tái chế từ chương trình phân loại rác tại nguồn.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả trong triển khai,
thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn, công ty đã nghiên cứu và xây dựng dự án
“Xây dựng
mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ chương
trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”.
“Ngoài mục đích quản lý, thu hồi, tái chế và sử dụng
chất thải tái chế một cách có hiệu quả, dự án còn giúp nâng
cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản
xuất xanh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công
tác bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn
gắn với mục tiêu phát triển bền vững” - ông Tuấn chia sẻ.
Phấn đấu tái chế rác thải nhựa
Để giảm thiểu rác từ đồ nhựa sử dụng một lần, giảm
phát sinh chất thải nhựa ra môi trường, đồng thời nâng
cao nhận thức của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả
trong công tác bảo vệ môi trường, nhiều đơn vị đã đặt ra
mục tiêu để thực hiện tái chế rác thải nhựa.
Cụ thể, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch PRO VN,
cho biết: “Liên minh tái chế bao bì VN hiện nay bao gồm
18 thành viên. Với tầm nhìn đến năm 2030, tất cả bao bì
do chúng tôi sản xuất, phân phối và kinh doanh đều được
thu gom và tái chế”. Theo ông Ngọc Trai, PRO VN tập
trung vào các chiến lược ưu tiên như giáo dục hành vi sử
dụng và xử lý bao bì. Theo đó, công ty xây dựng nội dung
thông điệp tuyên truyền “thu gom và xử lý rác thải” thông
qua logo PRO VN.
“Logo này được đưa vào tất cả loại bao bì do chúng tôi
đưa ra thị trường, như là một nguyên tắc trong kinh doanh”
- ông Ngọc Trai cho hay.
PRO VN còn đưa ra chiến lược xây dựng năng lực thu
gom rác thải bao bì hiệu quả. Bên cạnh đó, đơn vị cũng
xây dựng và hỗ trợ phát triển năng lực xử lý tái chế bao bì.
Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc CITENCO, đánh giá:
Việc xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái
chế từ chương trình phân loại rác tại nguồn đã được đơn
vị tìm hiểu kỹ. Công ty cam kết thực hiện đúng vai trò của
mình là tổ chức thu gom tất cả chất thải tái chế, khai thác
triệt để giá trị “kho báu” từ những chất thải tái chế này.
“Hiện nay các quận, huyện đều tổ chức tuyên truyền, vận
động người dân phân loại rác tại nguồn. Các địa phương
hiện cũng đang thực hiện việc phân loại rác một cách hiệu
quả. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để công ty thu gom
chất thải tái chế, biến các chất thải này thành những sản
phẩm có lợi cho xã hội” - ông Nhựt cho hay.•
Hay như lực lượng thanh tra
giao thông đang gắn liền với
GTĐB. Như vậy, lực lượng
này có tiếp tục tồn tại và hoạt
động thực hiện chức năng
của mình nữa hay không?
Và nếu không thì trong dự án
luật này, trong báo cáo đánh
giá tác động cũng không thể
hiện rằng sẽ chuyển lực lượng
này làm nhiệm vụ gì” - ĐB
Dung nói.
ĐB Nguyễn Quốc Hận (Cà
Mau) cho rằng thực tiễn công
tác đào tạo, sát hạch, cấp
GPLXdo BộGTVTđang thực
hiện khá tốt, được nhân dân
ủng hộ, quốc tế công nhận.
Vì hiện nay Việt Nam đã ký
hiệp ước với 85 quốc gia, nếu
thay đổi sẽ tốn kém kinh phí
cho Nhà nước và nhân dân
khi phải hiệp thương lại với
các nước đã ký kết, thay đổi
GPLX.
“Ai dám bảo đảm, khẳng
định và chịu trách nhiệm cá
nhân khi chuyển nhiệm vụ
sang Bộ Công an thì không
có GPLX giả, tai nạn giao
thông giảm trong khi giấy
tờ của ngành công an cấp
cũng có trường hợp giả như
hộ chiếu, chứng minh nhân
dân…” - ĐB Hận nói.
Cũng theoĐBđoànCàMau,
không nên hình sự hóa các
vấn đề dân sự, không nên tập
trung quá nhiều quyền lực vào
một số cơ quan, đơn vị vì như
thế dễ sinh ra lạm quyền, đặc
quyền, đặc lợi. Thực tế thời
gian qua có nhiều đối tượng
giả danh cán bộ ngành này,
ngành khác để lừa đảo gây
bức xúc trong xã hội hoặc lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của
mình để che giấu.
“Tôi rất hoan nghênh, cảm
kích ngành công an, dù các
đồng chí bận trăm công ngàn
việc mà toàn là những việc
quan trọng nhưng không ngại
khó khăn mà vẫn gánh vác
thêm nhiều trọng trách trong
xã hội” - ĐB Hận nói. •
“Nếu tách
luật ra để hai bộ
quản lý nhà nước thì sẽ
chồng chéo, bất cập…”
-
đại biểu
Hoàng Đức
Thắng
(Quảng Trị).
“Nhiều luật
chuyên ngành đi vào chi
tiết, chứ đây không phải là
tách luật, chia quyền” -
Bộ
trưởng Bộ Công an
Tô Lâm
nhấn mạnh.
Tôi đề nghị
Ủy ban Thường vụ
QH, chủ tọa kỳ họp
xin ý kiến của ĐBQH
xem có tách hai luật
hay không.
ĐB
Thái Trường Giang
Tiêu điểm
ChoýkiếnLuậtBảođảmtrậttự,
an toàn GTĐB, ĐBTạVăn Hạ (Bạc
Liêu) cho biết hiện nay ông chưa
quantâmnhiềulắmđếnviệctách
luật hay không tách luật. Vấn đề
ĐBquantâmnhấthiệnnaylàmỗi
ngàycógần30ngườibịchếtvìtai
nạn giao thông.
“Vấnđề cần kípnhất hiệnnay
là làmsaogiảmđược con sốnày.
Và ai phải chịu trách nhiệm khi
tai nạn chết người gia tăng. Bộ
Công an có cam kết khi tách
luật ra thì có giảm được tai nạn
giao thông không?”- ĐBHạ nói.
1,2,3,4,5,6,7 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook