277-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa1-12-2020
tin quảng cáo đưa ra là CĐT
sẽ mua lại với lợi nhuận 6%
sau 12 tháng đầu tư, sau 24
tháng mức lợi nhuận là 15%,
và sau 36 tháng lợi nhuận lên
tới 25%.
Một dự án khác tại Bình
Dương thì được môi giới
quảng cáo là đầu tư chỉ sau
một năm khách hàng có thể
bán lại cho đơn vị phát triển
dự án với lợi nhuận 20%, cao
hơn nhiều lần so với gửi tiết
kiệm hay những kênh khác.
CĐT sẽ có phụ lục ghi quy
định về cam kết này kèm
theo hợp đồng. Khi chúng
tôi hỏi đất đã có sổ chưa thì
nhân viên môi giới thông tin
đến quý III năm sau mới có.
Thực tế, không ít trường
hợp CĐT vẽ dự án ma bán
đất ảo với chiêu trò cam kết
lợi nhuận cao để dụ khách
hàng. Sau khi thu tiền 80%-
90% giá trị sản phẩm, CĐT
sẽ viện mọi lý do để kéo dài
thời gian giao giấy tờ.
Mới đây, Cơ quan CSĐT
Công an TP.HCM đã bắt tạm
giam Huỳnh Thị Hạnh Phúc,
tổng giám đốc Công ty cổ
phần Xây dựng địa ốc BĐS
Thiên Ân Phát (quận Thủ
Đức, TP.HCM), về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra cho thấy
bà Phúc mua ba thửa đất
trồng cây lâu năm tại phường
Phú Hữu, quận 9. Bà không
chuyểnmục đích sử dụng đất,
chưa thực hiện các thủ tục
đồng nhưng CĐT không có
tiền trả thì cũng không làm gì
được vì đây chỉ là hợp đồng
dân sự. Việc cam kết này chỉ
có thể đảm bảo nếu có ngân
hàng bảo lãnh, trường hợp
CĐT không thực hiện đúng
thỏa thuận thì ngân hàng phải
chi tiền, như vậy cam kết mới
có độ tin cậy.
“Khách hàng chỉ nên mua
những dự án pháp lý đầy đủ.
Với cam kết lợi nhuận, nếu
CĐT không thực hiện thì
người mua chỉ có thể kiện ra
tòa để đòi quyền lợi” - ông
Hiển nói.
Theo ông Trần Khánh
Quang, Tổng giám đốc
Công ty CP Đầu tư BĐS
Việt An Hòa, dù cam kết
nhưng doanh nghiệp không
mua lại hoặc chưa mua thì
khách hàng không thể làm
gì được. Hợp đồng mua bán
thường chỉ soạn thảo hướng
giải quyết, còn thực hiện hay
không tùy thuộc vào CĐT,
khách hàng vẫn là người
chịu thiệt.
“Về lợi nhuận thực tế tính
bình quân 20 năm nay thì lợi
nhuận căn hộ cho thuê chỉ
khoảng 4%-5%/năm, văn
phòng 8%-9%, mỗi nămBĐS
có thể tăng giá từ 7%đến 8%/
năm.Vì vậy, camkết lợi nhuận
cao thì phải xem xét lại, đó có
thể chỉ là chiêu trò bán hàng.
Nhiều khả năng những dự án
ấy có pháp lý không rõ ràng.
Dù CĐT cam kết gì thì rủi ro
vẫn thuộc về ngườimua” - ông
Quang lưu ý.
Người mua đất nền nên ưu
tiên lựa chọn đất đã có sổ hoặc
đất dự án của những CĐT có
uy tín, năng lực tài chínhmạnh
để giảm thiểu những vấn đề
phát sinh sau này.•
lập dự án nhưng đã tự lập sơ
đồ phân lô, bán “dự án” khu
dân cư Bưng Ông Thoàn 2
với 77 nền đất. 
Sau đó, thông quamột công
ty BĐS, bà Phúc bán 77 nền
đất này cho 65 khách hàng,
thu về hơn 77,5 tỉ đồng. Bà
Phúc cam kết mua nền đất
cộng với lợi nhuận nhưng
khi khách hàng muốn thanh
lý hợp đồng thì bà không trả
tiền hoặc trả nhỏ giọt. Đến hạn
phải giao nền đất, công chứng
hợp đồng chuyển nhượng nền
đất cho khách hàng, bà Phúc
viện ra nhiều lý do để kéo dài
thời gian giao đất, ký hợp
đồng chuyển nhượng.
Chưa hết, bà Phúc còn tự
lập các dự án khu dân cư
Nguyễn Xiển 1, Nguyễn
Xiển 2, Nguyễn Xiển 3, Long
Thuận, LongThạnhMỹ (quận
9) và dự án khu dân cư Linh
Xuân (thuộc quận Thủ Đức)
khi chưa có quyền định đoạt
đối với các thửa đất lập phân
Việc cam kết này
chỉ có thể đảm bảo
nếu có ngân hàng
bảo lãnh, trường
hợp chủ đầu tư
không thực hiện
đúng thỏa thuận
thì ngân hàng phải
chi tiền.
lô. Sau đó, bà sử dụng pháp
nhân công ty của mình hoặc
thông qua các công ty môi
giới ký hợp đồng với hơn
200 cá nhân để chiếm đoạt
hàng trăm tỉ đồng.
Người mua nắm dao
đằng lưỡi
TS Đinh Thế Hiển, chuyên
gia tài chính, cho biết việc
cam kết lợi nhuận của nhiều
CĐT trên thị trường địa ốc
thực chất là cam kết chữ tín
của doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh. Việc này đôi
khi không có bất cứ ràng buộc
nào về mặt pháp lý.
Theo ông Hiển, dù có hợp
QUANGHUY
Đ
ể thu hút khách hàng
cuối năm, nhiều dự
án đất nền vùng ven
lại tiếp tục tung chiêu cam
kết lợi nhuận, cam kết mua
lại. Tuy nhiên, các chuyên
gia cảnh báo người mua cần
xem xét tính pháp lý của đất
dự án hơn là những cam kết
mật ngọt của doanh nghiệp.
Dẫn dụ với chiêu
mua lại lợi nhuận cao
Ông Nguyễn Thông (quận
12, TP.HCM) cho biết thời
gian này liên tục nhận được
những thông tin chào bán dự
án đất nền ở Bình Dương với
cam kết lợi nhuận 12%-15%
trong vòng sáu tháng. Thậm
chí, chủ đầu tư (CĐT) cam
kết sẽ mua lại đất của khách
hàng với lợi nhuận trên.
“Nhân viên môi giới liên
tục thuyết phục rằng CĐT
sẽ ghi rõ cam kết trên trong
hợp đồng đặt cọc. Nghe hấp
dẫn lắm nhưng thấy dự án
vẫn chưa có sổ từng nền nên
tôi vẫn e ngại, chưa quyết
định” - ông Thông chia sẻ.
Trong vai khách hàng,
chúng tôi dễ dàng tìm thấy
những thông tin quảng cáo
bất động sản (BĐS) trên các
trang web, mạng xã hội với
cam kết lợi nhuận và cam
kết CĐT mua lại. Như một
dự án BĐS ở PhúYên, thông
Khách hàng cần xemxét cẩn trọng
khi mua đất dự án được chủ
đầu tư camkết lợi nhuận cao và
hứa sẽ mua lại…giá hời.
Nở rộ bán đất cam kết
mua lại lợi nhuận cao
Nhiều thông tin raobánBĐS với chính sách
bán hàng cam kết lợi nhuận cao từ 15% đến
25%/năm và đặc biệt CĐT cam kết mua lại.
Tuy nhiên, khi chúng tôi gọi điện thoại liên
hệ thì nhân viênmôi giới cho biết hiện đã hết
chính sách bán hàng trên. Chính sách này chỉ
áp dụng cho những khách mua đợt đầu. Khi
chúng tôi nói thông tinnày vừa được đăng tải
thì nhân viênmôi giới chỉ…cười trừ cho biết
đăng vậy để thu hút người hỏi mua.
Quảng cáo nhưng báo đã hết chính sách
Hải Phòngmạnh tay với dựán treo
UBND TP Hải Phòng cho biết vừa ra quyết định chấm
dứt chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm
thương mại và văn phòng cho thuê cao 72 tầng tại số 4
Trần Phú, quận Ngô Quyền, do Công ty cổ phần Tập đoàn
FLC làm nhà đầu tư.
Dự án này mang tên FLC Diamond 72 Tower, có tổng
mức đầu tư dự kiến khoảng 3.400 tỉ đồng, được triển khai
xây dựng trên khu đất hơn 13.000 m
2
. Vị trí dự án là khu
đất vàng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, giao giữa
đường Trần Phú với đường Lê Thánh Tông ngay trung
tâm TP Hải Phòng. FLC Diamond 72 Tower được UBND
TP và FLC tổ chức động thổ xây dựng từ ngày 8-5-2020,
dự kiến thời gian xây dựng 36 tháng.
Trước đó, hồi tháng 3-2019, UBND quận Ngô Quyền
phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 để chỉnh trang
đô thị, xây dựng công trình thương mại, dịch vụ tại đây.
Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP đã ủng hộ cho FLC
triển khai dự án theo quy hoạch.
Tuy nhiên, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, đến
nay FLC chưa thực hiện các thủ tục cần thiết như ký quỹ,
thuê đất, thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng. Sau hơn
nửa năm động thổ, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống với cỏ
dại mọc um tùm.
Động thái chấm dứt chủ trương đầu tư đối với dự án
mà FLC làm nhà đầu tư đã thể hiện thái độ cứng rắn của
Thành ủy, UBND TP đối với những nhà đầu tư ôm đất bỏ
hoang.
Từ năm 2016 tới nay, Hải Phòng là địa phương đi đầu
trong giải phóng mặt bằng, nhiều dự án được triển khai
nhanh, đồng thời Hải Phòng cũng cương quyết với những
dự án chậm triển khai. 
Mặc dù khá cứng rắn nhưng Hải Phòng vẫn còn không
ít dự án treo kéo dài, trong đó nhiều dự án tập trung tại
quận Đồ Sơn. Theo báo cáo của TP, tại quận Đồ Sơn, dự
án nhà nghỉ tại Vụng Hương diện tích 6,2 ha do Công ty
cổ phần Vinaconex 15 đầu tư đã được giao đất từ năm
2003 tới nay mới xây dựng xong các hạng mục công trình
hạ tầng và xây dựng được 7/90 căn nhà theo quy hoạch
được duyệt.
Tương tự, dự án làng biệt thự cao cấp Vạn Hương rộng
hơn 53 ha là dự án lấn biển tại quận Đồ Sơn, do Công ty
cổ phần Daso làm chủ đầu tư, đã triển khai hơn chục năm
nay cũng chưa hoàn thành. Gần đó là dự án khu du lịch
quốc tế Hòn Dấu do Công ty cổ phần Du lịch quốc tế Hòn
Dấu làm chủ đầu tư. Được giao đất từ năm 2005-2006
nhưng nay chủ đầu tư vẫn phải xin gia hạn thêm thời gian
thực hiện.
Công ty Him Lam cũng đầu tư hai dự án tại đây là dự
án khu hậu cần du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu
(tại Vụng Xéc) và dự án khu du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp
Hòn Dấu (tại đảo Hòn Dấu). Các dự án này được giao đất
từ năm 2016-2017 nhưng đến nay vẫn ách tắc giải phóng
mặt bằng.
ĐỖ HOÀNG
Một dự án đất nền đang được triển khai ở vùng ven TP.HCM. Ảnhminh họa: QUANGHUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook