277-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa1-12-2020
Nhiều doanh nghiệp Việt mua
công ty ngoại
PHƯƠNGMINH
N
hiều công ty đã gặt hái
thành công từchiến lược
thâm nhập thị trường
nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc
chơi này chỉ dành cho những
đơn vị vốn mạnh, có năng lực
và khả năng sáng tạo.
Khôngsợđối thủngoại
Không chỉ là một đại gia
trong ngành sữa trong nước
mà Vinamilk còn là người
chơi lớn trong lĩnh vực mua
bán và sáp nhập (M&A). Sau
nhiều nămhướng ra thị trường
nước ngoài, giờ đây đã đến
lúc Vinamilk hái quả ngọt.
Cách đây bảy năm, sau khi
thâu tómDriftwood - một nhà
máy sữa có lịch sử tồn tại cả
thế kỷ tại Mỹ với trị giá đầu
tư 10 triệu USD, Vinamilk đã
tiến hành cải tổ, tái cấu trúc
và có chiến lược về quản lý,
đầu tư công nghệ hiện đại. Kết
quả là những năm gần đây,
Vinamilk đã kiếm lợi hơn 100
triệuUSD từDriftwood. Chưa
kể là Driftwood còn là bước
đệm để Vinamilk đưa các sản
phẩm sữa từ Việt Nam (VN)
thâm nhập thị trường Mỹ.
Ngoài ra, các khoản đầu tư
xây dựng các nhà máy sữa,
trang trại bò hữu cơ tại thị
trường Campuchia và Lào
cũng đang đem lại nhiều lợi
thế từ tăng trưởng doanh thu
và nguồn nguyên liệu sữa dồi
dào cho công ty này.
Tương tự, nghiên cứu rất
kỹ thị trường Campuchia và
đưa mô hình Điện Máy Xanh
từVN sang từ năm 2017, đến
nay Thế Giới Di Động đạt cột
mốc gần 50 cửa hàng tại đất
nước chùa tháp. Thế Giới Di
Động đã bắt đầu có hiệu quả
kinh doanh khi vươn lên nắm
50% thị phần với doanh số
tăng mạnh.
“Chúng tôi không ngán ngại
bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào
tại thị trường Campuchia. Lý
do là chúng tôi am hiểu thị
trường, có chiến lược kinh
doanh linh hoạt và quy mô
chuỗi lớn. Thực tế hiện đối thủ
lớn nhất cũng chỉ mới đạt hơn
10 cửa hàng một chút” - ông
Đoàn Văn Hiểu Em, Giám
đốc điều hành Thế Giới Di
Động, cho biết.
Đángchúý là saukhi thương
mại hóa một loạt dòng xe
mang thương hiệu Việt khá
thành công, hãng xe VinFast
thuộc Tập đoàn Vingroup
đã chuyển dịch trục sang thị
trường quốc tế. Đơn cử, trong
tháng 7 vừa qua, VinFast đã
thiết lậpmột trung tâmnghiên
cứu và phát triển ô tô đặt tại
Melbourne (Úc).
Hãng xeViệt cũng đã tuyển
dụng hàng trăm kỹ sư từ các
hãng xe danh tiếng trên thế
giới như Ford, Toyota, Jaguar
Land Rover cho mục tiêu
đầy tham vọng chinh phục
thị trường thế giới.
Đến tháng 9, VinFast tiếp
tục mua lại Trung tâm thử
nghiệm xe Lang Lang nằm ở
bang Victoria (Úc), có diện
tích 877 ha. Trung tâm này
chứa đựng toàn bộ tiêu chuẩn
thử nghiệm xe nghiêm ngặt
nhất, được xem là bước đi
kế tiếp trong chiến lược phát
triển thương hiệu ô tô toàn
cầu của VinFast.
Theo bà Nguyễn Thị Vân
Anh, Phó Tổng giám đốc
VinFast, sở hữu Lang Lang
sẽ giúp công ty đẩy nhanh
quá trình tự chủ trong công
nghiệp xe hơi, tiến gần mục
tiêu ra mắt những mẫu xe có
năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Mục tiêu trọng tâmnhất là bán
các ô tô điện vào thị trường
Mỹ vào năm 2021.
“Thị trường Mỹ rất khó
tính với nhiều yêu cầu kiểm
định nghiêm ngặt. Bằng
định hướng sản xuất dòng
xe cao cấp, chất lượng cao,
trang bị những công nghệ
tiên tiến nhất, chúng tôi tin
rằng dòng xe điện VinFast
sẽ được người tiêu dùng
Mỹ chào đón. Đây là tiền
đề quan trọng để VinFast
mở rộng sang các thị trường
khác trong tương lai” - bà
Vân Anh tự tin nói.
Làn sóng thâu tóm
công ty ngoại
Không khó để nhận ra mục
tiêu của các thương hiệu lớn
VN khi hướng ra thị trường
nước ngoài. Đó là nhằm tăng
doanh thu, mở rộng kênh phân
phối, cũng như tận dụng sức
mạnh và nguồn lực nội địa để
xây dựng thương hiệu Việt
trên đất ngoại.
TạiDiễnđànM&AVN2020
vừa được tổ chức ở TP.HCM,
một số ý kiến nhận định sức
hấp dẫn từ thị trường quốc
tế đã thu hút nhiều ông lớn
Việt chi bạo tay thâu tóm các
công ty nước ngoài. Luật sư
Phạm Duy Khương, Giám
đốc Công ty ASL Law, cho
biết: Hiện nay không phải là
làn sóng một chiều mua bán
và sáp nhập từ nước ngoài
Tiến mạnh vào Đức, Úc…
Không chỉ Vinamilk, VinFast, Thế Giới Di Động… mà
gần đây nhiều ông lớn khác cũng muốn chinh phục thị
trường nước ngoài. Vào giữa năm 2020, Masan đã chi ra
40 triệuUSDđểmua lại nền tảng kinh doanh vonframcủa
Tập đoàn H.C Starck (Đức).
Masan có mục tiêu rất rõ ràng trong thương vụ này với
kỳ vọng nắm bắt các công nghệ sản xuất của H.C Starck
để trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ
cao.Tiếp theo, Masan sẽ bán sảnphẩmgiá cao hơn, doanh
thu và lãi ròng tăng mạnh hơn.
Tương tự, ngay thời điểmcăng thẳngcủadịchCOVID-19,
Tập đoàn TH đã chi gần 100 triệu USD để mua ba trại
chăn nuôi gia súc ở Úc có tổng diện tích hơn 1 triệu ha
và 60.000 đầu gia súc.
Các công ty Việt Nam có thêm lợi thế
TS JohnWalsh, ĐH RMIT VN, cho biết Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết giúp
giảm bớt các rào cản nội bộ và thuế quan. Từ đó sẽ thúc
đẩy các loại hàng hóa phức tạp di chuyển xuyên biên giới,
đồng thời nâng cao sức mạnh của các chuỗi giá trị khu
vực. Theo đó, các khâu sản xuất khác nhau của cùng một
mặt hàng có thể diễn ra ở VN, Thái Lan và Campuchia.
Dođó, các công tyVN càng có lợi thế và có thể tiếpbước
những doanh nghiệp tiên phong nhưViettel hayVinamilk
để giương cao ngọn cờ VN ra thị trường nước ngoài.
Sức hấp dẫn từ
thị trường quốc tế
đã thu hút nhiều
doanh nghiệp Việt
chi bạo tay thâu tóm
các công ty nước
ngoài.
Chiều 30-11, Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí
Thái Bình Dương cho biết: Từ hôm nay (1-12), giá gas
Pacific Petro, City Petro và ESGas đồng loạt tăng 6.500
đồng/bình 12 kg. Sau khi tăng, giá bán lẻ đến tay người
tiêu dùng lên mức tối đa 372.500 đồng/bình 12 kg.
Hàng loạt thương hiệu gas khác cũng thông báo tăng giá
gas từ hôm nay. Cụ thể, Saigon Petro thông báo giá bán
gas tăng thêm 6.500 đồng/bình 12 kg. Như vậy, giá bán lẻ
tối đa đến người tiêu dùng là 350.000 đồng/bình 12 kg.
Tương tự, LPG Việt Nam tại miền Nam thông báo giá
gas tăng 6.500 đồng/bình 12 kg, nâng mức giá bán lẻ tới
tay khách hàng lên mức 349.100 đồng/bình 12 kg.
Các công ty giải thích: Do giá gas thế giới tháng 12
công bố là 455 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn so với tháng 11
nên đã điều chỉnh tăng theo.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá gas đã tám lần tăng
với tổng mức tăng 121.000 đồng/bình 12 kg. Đặc biệt, từ
tháng 7 đến nay, giá gas liên tục tăng cao.
TÚ UYÊN
đổ vào VN hay các công ty
Việt chỉ biết bán mình cho
đối tác ngoại. Ngược lại, đã
có nhiều công ty Việt đang
chi tiền mạnh cho các thương
vụ thâu tóm tại nước ngoài.
“Làn sóng này sẽ còn được
kích hoạt mạnhmẽ trong năm
2021, do họ nhìn thấy các cơ
hội nhiềucông tyngoại đang tái
cơ cấu toàn diện từ ảnh hưởng
của dịch COVID-19” - ông
Khương nhận định.
Lãnh đạoThếGiới Di Động
cũng tự tin cho biết sẽ tiếp tục
hướng đến đầu tư tại thị trường
nước ngoài để tìm cơ hội bứt
phá xa hơn, bởi sự thành công
tại thị trường Campuchia chỉ
là một bước đệm. Từ bàn đạp
này, công ty muốn vươn ra thị
trường Indonesia, Philippines,
Myanmar.
“Chúng tôi đã nghiên cứu
các thị trường này và thấy
có rất nhiều khoảng trống để
nhảy vào. Với mô hình bán
lẻ mà công ty đang xây dựng
đem đi áp dụng nước ngoài,
chúng tôi sẽ thắng chắc” - ông
Đoàn Văn Hiểu Em, Giám
đốc điều hành Thế Giới Di
Động, tự tin.
Tổng giám đốc Vinamilk
Mai Kiều Liên cũng cho
biết các thương vụ đầu tư ra
thị trường nước ngoài mang
lại nhiều lợi ích cho công ty.
Chẳng hạn, Vinamilk đã kiếm
thêm được 5.000 ha để thành
lập các trang trại bò sữa hữu
cơ ở nước ngoài mà tại VN
rất khó kiếm được, chưa kể
vướng rất nhiều thủ tục, bồi
thường rất phức tạp. Việc sản
xuất nguyên liệu tại Lào đưa
về VN cũng rất thuận lợi, chỉ
mất 6-7 tiếng là đến nhà máy
sản xuất của Vinamilk.
“Hay việc chúng tôi mua lại
22,81% vốn cổ phần tại Nhà
máy Miraka ở New Zealand
không chỉ đóng góp lợi nhuận
thông qua chia cổ tức mà
còn cung cấp bột sữa cho
Vinamilk” - bà Liên cho hay.•
ViệcthâutómcôngtyngoạilàbướcđệmđểVinamilkđưacácsảnphẩmsữatừViệtNamthâmnhậpthị
trườngMỹ
(ảnh trên)
vàdoanhnghiệpViệt quảngbá, giới thiệu sảnphẩmtại Nhật
(ảnhdưới)
. Ảnh: TL
Đang có làn sóng các doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài bằng cả hình thức tự bỏ vốn đầu tư
hoặc thông qua các thương vụmua bán và sáp nhập.
Từ đầu năm
đến nay, giá
gas tám lần
tăng với tổng
mức tăng hơn
120.000 đồng/
bình 12 kg.
Ảnh: TÚUYÊN
Giá gas tiếp tục tăng lần thứ 8
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook