278-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 2-12-2020
Đề nghị thu hồi nhiều hồ sơ
thương binh giả ở Hà Nội
Quá trình giámđịnh 263 trường hợp thương binh, thanh tra phát hiện 46 tài liệu không đảmbảo tính pháp lý.
VIẾT LONG
B
ộ LĐ-TB&XH vừa có
văn bản đề nghị Bộ
tư lệnh Thủ đô và Sở
LĐ-TB&XH TP Hà Nội ban
hành quyết định thu hồi quyết
định công nhận thương binh
và trợ cấp thương tật đối với
các trường hợp khai man,
giả mạo hồ sơ thương binh.
Giám định phát hiện
giả mạo
Theo đó, quá trình thanh
tra, đoàn thanh tra Bộ LĐ-
TB&XH nghi ngờ một số
hồ sơ thương binh tại Bộ
tư lệnh Thủ đô Hà Nội khai
man, giả mạo. Sau đó, đoàn
thanh tra quyết định rút hồ
sơ gốc từ các quân khu để
giám định tại Phòng giám
định kỹ thuật hình sự (Bộ
Quốc phòng).
Quá trình giám định 263
trường hợp thương binh,
đoàn thanh tra phát hiện
46 tài liệu không đảm bảo
tính pháp lý đã được dùng
làm căn cứ xác lập hồ sơ
thương binh với các hành
vi như tẩy xóa, viết lại nội
dung mới không đúng với
nội dung cũ; hình dấu trên
tài liệu được hình thành
bằng phương pháp kẻ, vẽ
hợp thương binh được xác
lập trên bản sao danh sách
quân nhân bị thương nhưng
kết quả xác minh tại đơn vị
lại không có tên trong danh
sách quân nhân bị thương.
Đề nghị thu hồi
Từ kết quả thanh tra, Bộ
LĐ-TB&XH đề nghị Bộ tư
lệnh Thủ đô Hà Nội ban hành
quyết định thu hồi quyết định
công nhận thương binh và
trợ cấp thương tật đối với 48
trường hợp thương binh nêu
trên. “Cạnh đó, chỉ đạo Cục
Chính trị chủ trì, phối hợp
với Sở LĐ-TB&XH TP Hà
Nội tiến hành thủ tục thu hồi
giấy chứng nhận bị thương,
quyết định công nhận thương
11.320 hồ sơ có nghi vấn phải giám định
Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ Quốc phòng
thanh tra liên ngành việc xét duyệt, xác nhận hồ sơ thương
binh do cơ quan quân đội thực hiện tại bảy quân khu (các
quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội từ
năm 2015 đến 2019.
Theo đó, sau khi kiểm tra hơn 66.000 hồ sơ gốc đang
được lưu tại các quân khu, đoàn thanh tra đã phát hiện
11.320 hồ sơ có nghi vấn phải giám định, xác minh. Theo
Bộ LĐ-TB&XH, trong các hồ sơ nghi vấn trên có gần 7.500
hồ sơ xác lập trên cơ sở giấy tờ gốc nghi vấn giả mạo cần
giám định, gần 3.000 hồ sơ xác lập trên cơ sở bản sao danh
sách quân nhân bị thương cần kiểm tra, xác minh và hơn
1.000 hồ sơ cần bổ sung theo quy định.
binh, thẻ thương binh đối với
các trường hợp này…” - Bộ
LĐ-TB&XH nêu rõ.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề
nghị Bộ tư lệnh Thủ đô thông
báo bằng văn bản đến từng
đối tượng về sai phạm của
hồ sơ. Tổ chức đối thoại trực
tiếp với đối tượng để giải
thích rõ về sai phạm của
hồ sơ, lý do không đủ điều
kiện để tiếp tục hưởng trợ
cấp trước khi thu hồi quyết
định công nhận thương binh
và đình chỉ chế độ.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH
được bộ này giao nhiệm vụ
thu hồi số tiền gần 10 tỉ đồng
đối với các đối tượng hưởng
sai để nộp vào ngân sách nhà
nước.•
......
......
Bộ LĐ-TB&XH
đề nghị Bộ tư lệnh
Thủ đô Hà Nội thu
hồi quyết định công
nhận thương binh
và trợ cấp thương tật
đối với các trường
hợp thương binh giả.
Kết quả giámđịnh cho thấy
nhiều hồ sơ thương binh được
làmgiảmạo. Ảnh: V.LONG
Các bài báo phản ánh
nạn giả hồ sơ thương binh
trên báo
Pháp Luật TP.HCM
.
Gia Lai: Công an tỉnh chỉ đạo
điều tra vụ phóng viên bị chém
Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa có công
văn truyền đạt chỉ đạo của UBND tỉnh này
yêu cầu xác minh, xử lý vụ việc phóng viên
bị chém.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu công an tỉnh và
UBND TP Pleiku chỉ đạo các lực lượng chức
năng xác minh thông tin, tổ chức điều tra, xác
định đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật, khẩn trương báo cáo kết
quả về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
Như đã thông tin, tối 28-11, anh N. (đang
công tác tại một cơ quan báo chí trên địa bàn
tỉnh Gia Lai) đi dự tiệc tại một nhà hàng. Khi
đến bãi lấy xe máy ra về thì bất ngờ có hai
người đàn ông đi trên xe máy không có biển số
đi theo. Sau đó hai người này dùng dao chém
vào lưng anh N. Anh N. bỏ chạy và kêu cứu thì
hai người này bỏ đi. Vụ việc được trình báo đến
cơ quan chức năng. Theo phóng viên N., trước
nay anh không có mâu thuẫn với ai. Cũng theo
anh N., trước đó anh phát hiện có việc nghi vận
chuyển gỗ lậu về một xưởng trên địa bàn nên
đã nhắn tin báo cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia
Lai xử lý. Sau đó lực lượng kiểm lâm đã tiến
hành kiểm tra.
Sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan chức năng đã
có mặt để kiểm tra vụ việc, trích xuất camera để
điều tra. Cơ quan nơi anh N. công tác đang tiến
hành gửi văn bản đến Hội Nhà báo và Công an
tỉnh Gia Lai đề nghị làm rõ vụ việc.
QL
hoặc in phun màu; ghi thêm
nội dung bị thương để làm
cơ sở lập hồ sơ.
Chẳng hạn, hồ sơ ôngNXT,
ngụ Bạch Mai, quận Hai Bà
Trưng (Hà Nội) ghi Trung
đoàn 1, Sư đoàn 324. Tuy
nhiên, hình dấu cũ mang tên
Trung đoàn 3, cấp cho ông
Đỗ Quang Trung, ngụ Đường
Lâm, thị xã Sơn Tây.
Hồ sơ ông LTL, phường
BạchĐằng, quậnHaiBàTrưng
(Hà Nội) tồn tại chữ viết ghi
thông tin người khác, đó là
ông NĐĐ, 23 tuổi. Đặc biệt,
hồ sơ ông ĐĐC, ngụ huyện
Đan Phượng (Hà Nội) bị tẩy
xóa bằng chất lỏng để viết lại
nội dung như hiện tại.
Cạnh đó, đoàn thanh tra
cũng phát hiện hai trường
CửtriThủĐức:Longại vềviệcbiênsoạnsáchgiáokhoa
Những vấn đề về biên soạn sách giáo khoa cũng như các vấn đề khác của ngành giáo dục luôn nhận được
sự quan tâmđặc biệt của các cử tri.
Chiều 1-12, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị 7 Đoàn
ĐBQH TP.HCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Thủ Đức
sau kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Trần Việt Trung bày tỏ mối quan
tâm về những bất cập trong việc biên soạn sách giáo khoa
cũng như sự quá tải của chương trình học ở một số cấp bậc
hiện nay. Cử tri Trung nói rằng dù Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Phùng Xuân Nhạ đã trả lời về những nội dung này nhưng cử
tri vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng.
Trao đổi với cử tri, ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng
ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, thông tin đây là vấn đề
mà trước và sau kỳ họp, Đoàn ĐBQH TP.HCM cũng như tổ
đơn vị số 7 luôn nhận được nhiều ý kiến của cử tri.
Ông Khuê nhận định vài thập niên trở lại đây, vấn đề giáo
dục được xã hội rất quan tâm, có nhiều điều chưa được thỏa
mãn, từ cải cách chữ viết đến thay đổi trật tự mẫu tự đến việc
thay đổi ngữ pháp, âm điệu.
Các vấn đề thay đổi trong tổ chức các kỳ thi, xét tốt nghiệp
THPT, chất lượng các kỳ thi đều được đông đảo cử tri đề cập
đến. Cùng với đó, vấn đề về chất lượng hội đồng xét danh
dự các bậc như giáo sư, tiến sĩ… cũng luôn nhận được nhiều
tranh cãi. “Tổng quát lại, vấn đề giáo dục trong nhiều thập
niên qua luôn làm dấy lên sự âu lo, tranh luận khá căng thẳng”
- ông Khuê nhìn nhận.
Ông cũng thông tin lại với cử tri là tại kỳ họp QH, nghị
trường luôn nóng về vấn đề sách giáo khoa. “Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT trước mắt cũng đã nhìn nhận sự hạn chế của ngành,
chưa lắng nghe đầy đủ ý kiến của giới khoa học cũng như
đội ngũ sư phạm, tiếng nói cử tri tâm huyết cho nền giáo dục
nước nhà để có sự chọn lựa, xác lập và đi đến những vấn đề
thuộc về lĩnh vực giáo dục” - ông Khuê nói.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM nói thêm, hiện
nay vấn đề biên soạn sách giáo khoa này vẫn còn bỏ ngỏ về
chất lượng, phải làm sao đảm bảo được chuẩn chung của nền
giáo dục nước nhà chứ không phải là vấn đề giáo dục mang
sắc thái của mỗi địa phương riêng biệt.
“QH vẫn tiếp tục giám sát, mổ xẻ để làm sao nền giáo dục
nước nhà phải đúng tinh thần nghị quyết của Đảng, cũng như sự
mong mỏi của cử tri về nền giáo dục” - ông Khuê trả lời cử tri.
Liên quan đến việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, ông
Khuê cho hay các tổ ĐB, các ĐBQH TP.HCM vẫn đang giám sát
vấn đề này trên địa bàn TP; tổ ĐB sẽ ghi nhận để tiếp tục phản
ánh, chuyển tải thông tin đến QH.
THANH TUYỀN
ĐBQHPhan
NguyễnNhư
Khuê, Trưởng ban
Tuyên giáo Thành
ủy TP.HCM, trả lời
ý kiến của cử tri
quận ThủĐức về
vấn đề biên soạn
sách giáo khoa
hiện nay.
Ảnh:
THANHTUYỀN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook