278-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư 2-12-2020
TẤNVIỆT
“K
hông ai giàu ba
họ, không ai khó
ba đời. Thế mà
đời bà cơ cực, đến đời mấy
đứa cháu cũng không đủ ăn.
Chữ nghèo đến khi nào mới
thôi đeo đuổi?”. Bà Đặng Thị
Miễn (86 tuổi, ngụ xã ĐạiAn,
Đại Lộc, Quảng Nam) tâm
sự với chúng tôi bên trong
căn nhà rách nát.
Quẩn quanh cái nghèo
Ông Trần Khả (96 tuổi,
chồng bà Miễn) lui cui chống
gậy lê những bước chân nặng
nhọc từ ngoài xóm về. Thấy
chúng tôi, ông Khả giơ tay
chào, đôi mắt ngơ ngác.
“Ổng lẫn rồi, tai lại điếc
nên không biết gì. Mà ngày
nào cũng phải đi ra đi vô,
chào hết người này tới người
khác. Ai thương cho tiền ổng
cũng không biết là tiền” - bà
Miễn nói.
Cuộc đời bi kịch bà Miễn
bắt đầu từ khi bắt đầu về làm
vợ một người đàn ông chân
lấm tay bùn. Mới cưới về thời
gian ngắn, chồng bà bị thực
dân Pháp bắt ra Thanh Hóa.
Thoắt cái hết 11 năm, bàMiễn
thủ tiết, an phận sống bên gia
đình chồng. Ngày về, chồng
bà lại dẫn theo một phụ nữ
khác, tay bế đứa con hai tuổi.
Quá đau đớn, bà thưa với cha
mẹ chồng cho được ly hôn.
Lúc ấy đã ngoài 30 tuổi,
bà Miễn chỉ biết thui thủi
làm đồng. Đến một ngày, bà
gặp được ông Khả cũng một
đời vợ, đã chia tay. Rổ rá cạp
lại, hai người cưới nhau chỉ
sau một tuần gặp mặt. Rồi bà
Miễn theo chồng vào Sài Gòn,
ở mãi đến sau giải phóng mới
về nương nhờ bà con nhà ông
Khả bên dòng Vu Gia.
Vợ chồng bà Miễn hiện
có với nhau bốn người con,
12 đứa cháu nhưng nhìn đâu
cũng thấy cơ cực. Dòng Vu
Gia năm nào cũng lụt. Hai vợ
chồng cứ dựng tạm được căn
nhà thì nước lại cuốn đi. Lặp
đi lặp lại như thế cho đến sau
trận lụt năm 2009, Ủy ban
MTTQ TP.HCM về xây cho
căn nhà tình nghĩa ở đến nay.
Tài sản trong nhà cũng chỉ
có hai chiếc giường tre đặt
chính giữa. Trên là mái tôn
rách nát, dưới là nền nhà tróc
đầy cát sỏi.
“Ổng yếu lắm rồi nên bà
kéo giường lại, tối nằm cạnh
lỡ có chuyện gì còn biết. Các
con, các cháu nó cũng khổ
lắm, làm ruộng quanh năm
không đủ ăn, năm nay thì
mất trắng. Có hôm con dâu
ở gần mua được chục ngàn
cá cho bà nấu nồi canh, ổng
còn ăn được bữa nào hay bữa
đó. Ổng có đi trước là khỏe
cho ổng, chứ bà mà đi trước
thì…” - bà Miễn nói trong
nghẹn ngào.
Bà Miễn kể mới mấy ngày
trước tưởng chồng chết rồi.
“Ổng nói bà pha cho ly cà
phê, uống vô rồi tự nhiên
trợn ngược mắt. Bà tưởng
ổng đi mất rồi, may mà sau
đó tỉnh lại. Giờ chỉ ước có
tiền lợp lại mái tôn cho khỏi
dột, tráng lại nền xi măng
cho bằng phẳng để ổng đi
Ngày 1-12, đoàn cứu trợ của báo
Pháp Luật TP.HCM
bắt đầu
đợt trao tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình chịu thiệt hại nặng
nề sau bão lũ. Trong ngày, đoàn đã lần lượt đến thăm hỏi bảy
hộ nghèo khó tại huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) và trao số
tiền của bạn đọc hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ cho bảy
hộ, mỗi hộ 10 triệu đồng. Đây là những hộ có hoàn cảnh rất
ngặt nghèo, nhà cửa bị liên tiếp các cơn bão đánh sập hoặc
thổi tốc mái.
Nhận tiền hỗ trợ, anh Trương Văn Hải (45 tuổi, ngụ xã Duy
Phước) cho hay sẽ cố gắng vay mượn thêm từ bạn bè, người
thândựng lại cănnhàđể cónơi thờphụng cha, đónmẹgià vềở.
Còn anh Trần Văn Thu (43 tuổi, ngụ xã Duy Trung) không
khỏi xúc động khi nhận được hỗ trợ từ bạn đọc báo
Pháp Luật
TP.HCM
.“Chừ mình chờ nhận thêm tiền hỗ trợ của huyện nữa
là sẽ sửa lại nhà, có nơi cho các con yên tâm ăn ở, học hành”
- anh Thu nói. Hoàn cảnh anh Hải và anh Thu đã được chúng
tôi đăng tải trong bài
“Mong dựng lại nhà để thắp hương cho
cha”
trên báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày 1-12.
BàTrầnThịThanhHương, Phó Chủ tịchỦy banMTTQhuyện
Duy Xuyên, cho biết toàn huyện có ba nhà sập, 33 nhà tốcmái
hoàn toàn sau bão.“Sự quan tâmhỗ trợ của bạn đọc hảo tâm,
mạnh thường quân báo
Pháp Luật TP.HCM
là nguồn động viên
to lớn cho bà con để họ có thêm động lực sửa nhà, tái thiết
cuộc sống sau bão” - bà Hương cho hay.
Những căn nhà chực đổ bên
dòng Vu Gia
khỏi vấp. Chứ đời bà khổ
quá rồi, giờ còn dám mong
gì hơn nữa” - bà Miễn nói.
“Cái nhà này gió lớn
là sập thôi!”
Căn nhà xiêu vẹo của bà
Nguyễn Thị Chưu (69 tuổi)
cách nhà bà Miễn hơn 1 km.
Tranh thủ nắng lên, bà Chưu
mang sách vở ướt sũng của
hai đứa cháu ngoại ra phơi
trước hiên, chuẩn bị cho các
cháu đi học. Khi chúng tôi
đến nhà, hai cháu nhỏ của bà
Chưu còn đang ngủ.
Thời con gái, do lầm lỡ bà
có thai rồi tự mình sinh và
nuôi một cô con gái đến nay.
Vợ chồng con gái bà Chưu
cùng hai cháu từ Đà Nẵng về
ở luôn với bà. Người con gái
đi thu gom rác cho thôn, mỗi
tháng vỏn vẹn được 2 triệu
đồng. Người con rể làm thợ
hồ, thu nhập chẳng đáng bao
nhiêu. Gia tài của gia đình
ngoài căn nhà rách rưới là 20
con vịt cùng mấy sào ruộng.
“Năm nay lụt lớn quá, mấy
sào bắp hái vội mang lên sân
đình phơi nhưng nước lụt
cũng lên tới nơi, không biết
mang đi đâu nữa nên mất
trắng” - bà Chưu kể.
Bão số 9 vừa qua đã tốc
sạch mái tôn nhà bà Chưu.
Bốn vách tường ốp bằng gỗ
ván cũng bung tứ tung, cả nhà
đành che tạm tấm bạt để trú.
May nhờ xã vận động hỗ trợ,
bà con cho vay mượn thêm
ít tiền, bà Chưu lợp lại nhà
hết 10 triệu đồng.
“Mình khổ rồi đến con cháu
cũng khổ theo. Cái nhà này
gió lớn là sập thôi. Chỉ thương
hai đứa cháu đi học mà quần
áo, sách vở nhem nhuốc” - bà
Chưu nói, nước mắt lăn dài
trên đôi gò má sạm đen.
Ông Trần Nơi, Chủ tịch Ủy
ban MTTQ xã Đại An, cho
biết hai hộ gia đình bà Miễn
và bà Chưu thuộc diện nghèo
nhất của xã. Họ đều ở trong
những ngôi nhà có thể sập
ngay khi trời nổi gió mạnh.
Vì vậy, ngoài nỗ lực hỗ trợ
từ phía chính quyền, rất cần
những nhà hảo tâmgóp sức để
họ sửa lại nhà kiên cố hơn.•
“Giờ chỉ ước có tiền
lợp lại mái tôn cho
khỏi dột, tráng lại
nền xi măng cho
bằng phẳng để ổng
đi khỏi vấp” - bà
Miễn nói.
Bên con sông Vu Gia, có những người suốt một đời chỉ mong có chỗ che nắng che mưa trước khi nhắmmắt.
Quảng cáo
TRUNG TÂM DỊCHVỤ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN (Sở Tư pháp TP.HCM) - THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
08 lô tài sản - bán từng lô.
Tiền đặt trước: Tương đương 20% so với giá khởi điểm.
Tên tài sản
Giá khởi điểm (đã bao gồmVAT)
03 XeôtôMecedesBenzMb-140,biểnsố53M-6131;sanxuâtnăm2003taiViêtNam;niênhansưdungđênnăm2023.
55.800.000 đồng
06 Xe Toyota Camry, biển số 51LD-1731, ban thanh lý phê liêu.
70.200.000 đồng
08 21.162 kg vải chính và vải thun.
265.500.000 đồng
10 33.103 kg vai thun va vai ren, 8.070 kg thun cuôn va ren cuôn.
689.400.000 đồng
11 33.351 kg vải chính và vải thun, 19.682 kg vai lot va vai keo.
1.237.500.000 đồng
12 16.596 kg sợi, chỉ may các loại, dây ruband, giấy tyvek, nhãn dệt, bản in đậm.
90.000.000 đồng
13 14.709 san phẩm quần, áo, đầm váy các loại.
90.000.000 đồng
14 115.441 san phẩm/bô quần, áo, hàng thời trang, túi giặt, túi vải các loại.
900.000.000 đồng
Người có tài sản: Công ty CP Giày da và may mặc xuất kh u (Legamex).
Địa chỉ: 15 Trương Sơn, phường 15, quận 10.
Xemtàisản:Ngày10và11-12-2020 (tronggiờhànhchính, liênhêchịUyên-
0929.355.158,chịThanh-0948.830.088).Thờihạnxemhồsơ,bánvàtiếpnhận
hồ sơ thamgia đấu giá:Từ ngày 7-12-2020 đến hết 15-12-2020.Thời hạn nộp
tiềnđặt trước: Ngày 15, 16 va 17-12-2020 (trừ trườnghợp có thỏa thuận khác).
Thời gian tổ chức đấu giá: 13 giờ 30 ngày 18-12-2020.
Khách hàng có nhu cầu mua hồ sơ, đăng k và đấu giá liên hệ Trung tâm
DV đấu giá tài sản số 19/5 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình. Điện thoại:
38.119.849 - 38.110.957 - 38.115.845.
Ngày 1-12, đại
diện báo
Pháp
Luật TP.HCM
đã trao 70 triệu
đồng cho bảy
hộ dân có nhà
bị hư hỏng sau
bão tại huyện
Duy Xuyên,
QuảngNam.
Ảnh: TẤNVIỆT
Báo
Pháp Luật TP.HCM
trao 70 triệu cho bà con huyện Duy Xuyên
BàNguyễn Thị Chưu tranh thủ trời nắng phơi lại sách vở cho hai cháu ngoại. Ảnh: TẤNVIỆT
Chia buồn
Được tin ông
LÊ TỰ QUANG
, sinh nam 1955
(Ất Mùi), que quan Thanh Quýt, Đien Thang,
Đien Ban, Quang Nam, đã tu tran luc 10 giờ 30
ngay 29-11-2020, taiTP.HCM, hưng tho 66 tuoi.
Lễ nhapquan va thanhphuc lúc 0 giờ 10 ngay
1-12-2020, tai quenhaThanhQuýt 6, ĐienThang
Trung, Đien Ban, Quang Nam.
Lễ vieng tu 7 giờ ngay 1-12-2020. Di quan va
an tang luc 15 giờ 30 ngay 3-12-2020, tai que
nha Đien Thang Trung.
Ban biên tập và cán bộ, phóng viên, biên tập
viên, nhân viênbáo
Pháp Luật TP.HCM
xin thành
kính chia buồn c ng tang quyến.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook