278-2020 - page 13

13
HOÀNG LAN
N
gày 25-11, cơ quan Công an
huyệnTrảngBom(ĐồngNai)
cho biết một vụ việc đau lòng
vừa xảy ra trên địa bàn. Cụ thể,
vào tối 21-11, bé VPL (tám tuổi)
vào nhà vệ sinh để tắm nhưng lâu
không thấy ra, người mẹ gọi cửa
cũng không nghe con trả lời.
Bắt chước thắt cổ
trên mạng
Nghi có chuyện chẳng lành, mẹ
bé L. nhờ người phá cửa nhà vệ sinh
và chết điếng khi thấy con trong tư
thế treo lơ lửng sát tường, cạnh đó
là chiếc áo móc trên móc treo quần
áo. Bé L. được đưa xuống nhưng đã
ngưng thở và chẩn đoán tử vong khi
đến bệnh viện (BV). Gia đình cho
biết bé không có bệnh tật gì nhưng
thường ngày khi chơi bé thích móc
áo, quần đang mặc trên người vào
cành cây cho treo lủng lẳng.
Theo cơ quan chức năng, nghi
vấn ban đầu bé L. tử vong với tình
trạng như trên có thể do học theo
“thử thách Momo” trên mạng. Đây
là trò chơi có nội dung độc hại,
hướng dẫn trẻ tự sát. Khi trẻ xem
video trên mạng có thể liên lạc với
Momo - một phụ nữ có vẻ ngoài
quái dị với đầu người, mình gà, tóc
đen, mắt lồi. Momo sẽ điều khiển
trẻ thực hiện những thử thách đáng
sợ, kết thúc bằng việc tự sát.
Trường hợp bắt chước, học theo
các trò chơi trên mạng không phải
hiếm.Mới đây,BSĐinhTấnPhương,
Trưởng Khoa cấp cứu BVNhi đồng
1 (TP.HCM), cho biết ngày 12-10,
BV tiếp nhận bé gái VTD (năm tuổi,
ngụ TP.HCM) được Đội cấp cứu
115 của BV quận Tân Phú đưa đến.
Gia đình cho hay bé D. học theo trò
thắt cổ từ một clip trên YouTube.
Khi BV tiếp nhận bé đã ngưng thở,
được bóp bóng qua nội khí quản,
hônmê sâu, đồng tử giãn và timđập
rất yếu, tình trạng nguy kịch. Mặc
dù được cấp cứu tích cực nhưng 4
giờ sau bé đã tử vong.
Cũng học theo trò chơi trênmạng,
vào ngày 21-11, bé trai (10 tuổi,
quận 4, TP.HCM) được người nhà
đưa đến cấp cứu ở BV Nhi đồng 2
do vẹo cổ. Mẹ bé kể khi đang làm
việc ở trước nhà thì nghe con la to,
chị chạy vào thấy con đang ôm cổ
khóc, đầu nghiêng một bên. Chị hỏi
con thì bé nói do bắt chước trò nhào
lộn trên TikTok nên đã lộn từ trên
giường xuống đất. Tại BV, các bác
sĩ đã nhanh chóng kiểm tra, đeo nẹp
cố định cột sống cổ và chụp hình
kiểm tra cho bé. Sau ba ngày điều
trị, bé phục hồi tốt, kết quả chẩn
đoán hình ảnh ghi nhận may mắn
bé chỉ bị chấn thương phần mềm.
Phải kiểm soát nội dung
trẻ xem
Khoa tâm lý BV Nhi đồng 2
thường tiếp nhận các bệnh nhi đến
khám vì các rối loạn hành vi liên
quan đến việc xem tivi, YouTube
và các ứng dụng điện tử quá nhiều.
Các chuyên gia tâm lý khuyến
cáo ngày nay thiết bị điện tử thông
minh và ứng dụng đi kèm phát triển
rất nhanh. Như một xu thế, trẻ làm
bạn với điện thoại, tivi, YouTube...
còn nhiều hơn sách vở, bạn bè. Một
đứa trẻ 2-3 tuổi trở lên đã có thể
sử dụng những thiết bị điện tử như
máy tính, iPad, điện thoại thông
minh để xem phim, hình ảnh được
tải trên các nền tảng sẵn có.
Theo ThS tâm lý lâm sàng Hoàng
Dương, Khoa tâm lý BVNhi đồng
1 (TP.HCM), học thông qua bắt
chước là đặc điểm của trẻ em. Trẻ
có thể học và bắt chước thông qua
giao tiếp với bạn cùng trang lứa,
người thân gần gũi với trẻ, thậm
chí là các hành vi, clip nhảm trên
mạng nếu các em được tiếp cận.
ThS Hoàng Dương kể từng tiếp
nhận tư vấn tâm lý cho một bé gái
Bé trai
học
theo trò
nhào
lộn trên
mạng
được cố
định cột
sống cổ
để kiểm
tra. Ảnh:
BVCC
Kiểm soát trẻ khi dùng thiết bị công nghệ
Với những trẻ dưới 10 tuổi, khi đưa một điện thoại thông minh hay
iPad… cho trẻ xem cần phải có sự kiểm soát, không thể để trẻ xem vô
tội vạ nhằm tránh cho trẻ tiếp cận với những thứ tiêu cực, có hại. Khi
giao thiết bị công nghệ chomột đứa trẻ, chúng ta không thể đòi hỏi các
bé nhận thức, hành xử như người lớn. Do đó, người lớn nên dành nhiều
thời gian hơn để tương tác với trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt
động thể dục ngoài trời, đọc sách, chơi xếp hình...
ThS
NGUYỄN HỒ THỤY ANH
, chuyên gia giáo dục, giảng viên
Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power
NGUYỄN QUYÊN
ghi
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 2-12-2020
Bắt chước mạng ảo, tử vong thật
Ởđộ tuổi thích khámphá và học hỏi, muốn thử nhiều điềumới lạ giống trênmạng Internet
nhưng nhiều trẻ không lường được nguy hiểm.
lớp 1. Thường ngày cha mẹ bận rộn
nên thường đưa điện thoại cho bé
xem các video clip trên YouTube.
Một ngày nọ, học trên mạng, bé
đổ nước ra sàn nhà và hứng thú
khi thấy người giúp việc giẫm phải
nước té sóng soài.
Đáng chú ý, trong đợt dịch
COVID-19 vừa qua, nhiều trẻ ở
nhà tiếp xúc với các thiết bị vi tính,
tivi, game bị thay đổi tâm lý, hành
vi. Có trường hợp bệnh nhi tám
tuổi ở nhà cùng cha mẹ làm công
an, chương trình ưa thích của họ là
xem các chương trình phá án, bắt
tội phạm ma túy. Bé trai sau nhiều
ngày xem các chương trình này thì
bị ám ảnh tâm lý, sợ hãi bị bọn xấu
buôn bán ma túy bắt cóc.
TS tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy
viên Ban chấp hành Trung ương
Hội tâm lý học Việt Nam, chia sẻ
trẻ càng nhỏ trình độ nhận thức về
thế giới càng thấp, người lớn cần
đóng vai trò là bộ lọc thông thái
cho trẻ. Cụ thể như cần có công
cụ quản lý, kiểm soát những hoạt
động của trẻ trên Internet, hướng
dẫn trẻ chọn lọc thông tin có ích.
Nhà trường cũng nên tổ chức các
buổi chuyên đề để giúp học sinh
nhận diện, chọn lọc thông tin an
toàn trên mạng.•
Trẻ càng nhỏ trình độ
nhận thức về thế giới
càng thấp, người lớn cần
đóng vai trò là bộ lọc
thông thái cho trẻ.
Sáng 1-12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn
quốc tổng kết 30 năm phòng, chống HIV/AIDS tại Việt
Nam và mít-tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống
HIV/AIDS.
Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên
vào năm 1990, đến nay ở Việt Nam dịch HIV/AIDS vẫn
là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con
người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và
tương lai nòi giống của các quốc gia, dân tộc.
Trong 30 năm qua, nước ta đã từng bước kiểm soát
được đại dịch. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2020 là
năm thứ 12 liên tiếp dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được
kiểm soát và liên tục đà giảm trên cả ba tiêu chí, đó là
giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số
người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử
vong liên quan đến AIDS.
Cũng những năm đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng
10.000 trường hợp tử vong liên quan đến HIV/AIDS
thì vài ba năm trở lại đây, mỗi năm chỉ có khoảng 2.000
trường hợp tử vong.
Chương trinh điêu phôi cua Liên Hợp Quôc vê HIV/
AIDS (UNAIDS) đánh giá Viêt Nam là một trong bốn
quôc gia cung vơi Anh, Đưc va Thuy Sĩ co chât lương
điêu tri HIV/AIDS đưng hang đâu thê giơi.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình nhấn mạnh 30 năm qua, Việt Nam là
quốc gia sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của quốc
tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng cho
rằng mặc dù đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua,
song công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta trong
thời gian tới còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Cụ
thể, dịch HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp.
Mỗi năm nước ta vẫn có gần 10.000 trường hợp nhiễm
HIV mới được phát hiện; khoảng 2.000 người tử vong.
Vẫn còn khoảng 40.000 người nhiễm HIV sống trong
cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tuy
đã giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến, đó sẽ là rào cản cho
những người nghi ngờ nhiễm HIV tiếp cận công bằng các
dịch vụ y tế…
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh việc lựa
chọn chủ đề của năm 2020 là “30 năm ứng phó và cơ hội
chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam” này mang nhiều
ý nghĩa, nó nhắc nhở mỗi chúng ta không quên rằng Việt
Nam đã trải qua 30 năm phòng, chống HIV, là thời điểm
để nhìn nhận lại công cuộc ứng phó với đại dịch AIDS và
có những điều chỉnh phù hợp trong chặng đường sắp tới;
nhắc nhở chúng ta rằng dịch HIV/AIDS từng bước được
kiểm soát ở Việt Nam nhưng cũng nhiều khó khăn trước
mắt đang chờ đợi và cũng để chúng ta nhìn thấy cơ hội
và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ chấm dứt cơ bản đại dịch
AIDS vào năm 2030.
HÀ PHƯỢNG
ViệtNamcó chất lượngđiều trịHIV/AIDShàngđầu thế giới
PhóThủ tướng thường trực TrươngHòaBìnhphát biểu tại hội nghị.
Ảnh: MINHQUYẾT/TTXVN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook