283-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa8-12-2020
Cảnh báo công ty Trung Quốc
thao túng cho vay ngang hàng
CHÂNLUẬN
B
ộ KH&ĐT vừa công
bố dự thảo “Báo cáo
đánh giá tác động của
một số loại hình kinh tế chia
sẻ chính tới nền kinh tế” để
lấy ý kiến rộng rãi trước khi
trình Chính phủ. Trong đó,
đáng chú ý là cảnh báo về
tình trạng các công ty cho
vay ngang hàng (P2P) nước
ngoài đang tìm cách chuyển
hướng hoạt động sang thị
trường Việt Nam.
Nguy cơ lũng đoạn là
hiện hữu
Bộ KH&ĐT nhận định các
công ty công nghệ tài chính
(fintech) cho vay ngang hàng
góp phần hỗ trợ phổ cập tài
chính, mở rộng khả năng và
tạo thêm kênh tiếp cận nguồn
lực tài chính cũng như phương
thức vay vốn đối với nền kinh
tế, nhất là đối với các đối tượng
yếu thế trong xã hội.
Sản phẩm vay vốn trên nền
tảng công nghệ của các công
ty cho vay ngang hàng khá đa
dạng, chủ yếu dưới hình thức
vay vốn không có tài sản đảm
bảo, thời hạn vay ngắn, khách
hàng phải trả phí và lãi suất
đối với các khoản vay. Các đối
tượng vay chủ yếu là người lao
động trẻ, thu nhập thấp, không
tiếp cận được tín dụng chính
thức, có sử dụng điện thoại
thông minh và mạng xã hội.
Quy mô khoản vay thường
chỉ 1-30 triệu đồng, các món
vay lớn trên 50 triệu đồng
chiếm tỉ lệ thấp. Đối với
doanh nghiệp, khoản vay có
thể lên tới vài trăm triệu đồng.
Về thời gian vay vốn thường
ngắn, dưới một năm, trong
đó tập trung vào kỳ hạn 7,
10, 20, 30 ngày.
Tuy nhiên, các công ty công
nghệ tài chính cũng như cho
vay ngang hàng chưa có thể
chế để quản lý hoặc còn rất sơ
khai. Chính vì vậy, các công ty
P2Phiện đăng ký ngành nghề
kinh doanh là kinh doanh dịch
vụ cầm đồ, tư vấn tài chính,
môi giới tài chính. Họ cũng
tự nhận là công ty cho vay
ngang hàng cung cấp dịch vụ
kết nối nhà đầu tư và người
đi vay, vận hành trên nền tảng
giao dịch trực tuyến.
Biến tướng
Dự thảo của Bộ KH&ĐT
nhìn nhận một số đối tượng
có thể lợi dụng sự biến dạng
của mô hình kinh doanh cho
vay ngang hàng để thực hiện
hành vi tội phạm, bất hợp pháp
như rửa tiền, hoạt động tín
dụng đen, cho vay lãi nặng,
cho vay cầm đồ biến tướng,
hoạt động tài chính theo kiểu
kinh doanh đa cấp…; đưa ra
quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn
lợi nhuận cao, lãi suất cạnh
tranh để lừa đảo, chiếm dụng
vốn của người dân.
Điều này tác động tiêu cực
đến cuộc sống người dân, an
sinh xã hội. Các cơ quan nhà
nước cũng đối mặt với những
thách thức và khó khăn trong
công tác quản lý, giám sát để
phòng, chống hiệu quả nguy
cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố…
Đáng chú ý, trong bối cảnh
một số quốc gia như Trung
Quốc, Singapore, Indonesia...
đang tăng cường quản lý thì
các công ty nước ngoài, đặc
biệt là các công ty cho vay
ngang hàng của Trung Quốc
đang tìm cách chuyển hướng
hoạt động sang thị trường
Việt Nam.
“Thị trường dịch vụ cho vay
ngang hàng đang chủ yếu do
các nhà đầu tư có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Nga, Indonesia,
TS
NGUYỄN TRÍ HIẾU
,
chuyên gia tài chính ngân hàng
:
Cần có ngay hành lang pháp lý
Hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Namđang bị pháp
luật bỏ trống, do đó có không ít đối tượng đã lợi dụng mô
hình này và biến tướng gây bất ổn tới an ninh kinh tế và
xã hội. Thay vì làm trung gian kết nối giữa bên cho vay với
người vay, đã có những công ty cho vay ngang hàng tiến
hành huy động vốn để cho vay tràn lan, gây mất khả năng
thanh toán hoặc chiếm dụng vốn, lừa đảo...
Thậmchí có công ty dánmác cho vay ngang hàng nhưng
thực chất lại núp bóng của hình thức cho vay lãi nặng. Mức
lãi suất cho vay cao khủng khiếp với phương thức đòi nợ
không khác gì xã hội đen.
Hiện nay, nhà đầu tư rất khó phân biệt được đâu là công
ty hoạt động theo mô hình cho vay ngang hàng chuẩn và
đâu là trá hình. Thêm vào đó, không ít nhà đầu tư chỉ quan
tâmđến lãi suấtmà không tìmhiểu xemtínhminh bạch của
công ty cho vay ngang hàng. Với người đi vay, họ cũng chỉ
quan tâmđến việc làmsao để vay được nhanh và thuận tiện
mà không biết rằng có thể mình đã sập bẫy tín dụng đen.
Việc kéo dài khoảng trống pháp lý đối với cho vay ngang
hàng càng lâu sẽ càng khiến thị trường này trở nên hỗn loạn
và có nguy cơ tạo ra những hậu quả khó lường cho xã hội
.
THÙY LINH
Đại gia Thái Lan mua thêm dự án
điện mặt trời
Sáng 7-12, tin từ Bộ Công Thương cho biết Công ty
Gunkul Engineering của Thái Lan đã bỏ ra 1,26 tỉ baht
(khoảng 39,9 triệu USD) để tiếp quản Nhà máy điện mặt
trời Phong Điền II ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Bà Sopacha Dhumrongpiyawut, Giám đốc điều hành
của Công ty Gunkul Engineering, cho hay công ty đã trở
thành cổ đông duy nhất của Công ty cổ phần Đầu tư Đoàn
Sơn Thủy (DST) có trụ sở tại TP Huế và sẵn sàng vận
hành Nhà máy điện mặt trời Phong Điền II với công suất
50 MW.
Nhà máy có tổng công suất 50 MW, vừa hoàn thành xây
dựng và dự kiến sẽ kết nối với lưới điện quốc gia theo hợp
đồng mua bán điện với giá 7,09 US cent/kWh trong 20
năm. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bắt đầu vận hành thương
mại vào ngày 15-12 tới.
Trước đó, các đại gia Thái Lan cũng mua nhiều dự án
điện mặt trời của Việt Nam. Đơn cử, Tập đoàn Super
Energy (Thái) thông báo mua lại bốn dự án điện mặt trời
với tổng công suất 750 MW. Đây là các dự án điện mặt trời
nằm ở tỉnh Bình Phước, đang được Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) mua điện trong vòng 20 năm. Tổng số tiền bỏ
ra để mua lại các dự án này là 457 triệu USD.
AN HIỀN
Ngành ngân hàng hưởng lợi
từ lãi suất thấp
Trong báo cáo chiến lược tháng 12 vừa công bố, Công
ty Chứng khoán SSI dự báo chứng khoán sẽ tiếp tục tăng,
nối tiếp chuỗi tăng điểm liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 11.
Động lực tăng cho thị trường vẫn còn cho tháng cuối năm
nhờ vào các chỉ số vĩ mô tháng 11 tiếp tục phục hồi vững
chắc và tín hiệu khả quan khá rõ từ dòng vốn đầu tư vào
cổ phiếu.
Đáng chú ý, SSI cho rằng ngành ngân hàng được hưởng
lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp và rủi ro nợ xấu
đang ở mức thấp hơn so với kỳ vọng nhờ khả năng kiểm
soát dịch nhanh chóng của Việt Nam. Qua nghiên cứu 13
ngân hàng (chiếm 27,4% vốn hóa trên sàn chứng khoán
TP.HCM) cho thấy tổng lợi nhuận trước thuế đạt 29.700 tỉ
đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
“Triển vọng chung của ngành ngân hàng tốt hơn so với
ước tính trước đây do ít bị ảnh hưởng từ đợt bùng phát
thứ hai của dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có những rủi
ro với thị trường, đặc biệt là diễn biến của COVID-19 tại
TP.HCM” - SSI nhận định.
PM
Singapore… chi phối. Cũng
như các mô hình kinh tế chia
sẻ khác, nguy cơ bị các tập
đoàn đa quốc gia thâu tóm và
lũng đoạn là hiện hữu” - Bộ
KH&ĐT cảnh báo.
Chưa có hành lang
pháp lý
Ngân hàng Nhà nước đã đề
xuất và Chính phủ đang xây
dựng nghị định quy định về
cơ chế thử nghiệm có kiểm
soát hoạt động công nghệ tài
chính, cho vay ngang hàng để
làm cơ sở thực tiễn xây dựng
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
đối với loại hình kinh doanh
này trong thời gian tới.
Tuy vậy, theo Bộ KH&ĐT,
kể cả khi Nhà nước có chính
sách, khuôn khổ pháp lý thì
cho vay ngang hàng cũng
như công nghệ tài chính vẫn
có rủi ro vì môi trường quản
lý không như kỳ vọng, nhiều
công ty có thể phải dừng hoạt
động hoặc phá sản.
Với nhà đầu tư, rủi ro mất
tiền có thể xảy ra khi người
đi vay mất khả năng thanh
toán hoặc công ty cung cấp
sàn giao dịch cho vay ngang
hàng gặp rủi ro hoạt động.
Đơn cử như không xác định
được chính xác thông tin
khách hàng, mất hoặc không
truy cập được thông tin thay
đổi của thành viên tham gia
sàn giao dịch.
“Nếu cơ quan quản lý
không khẩn trương ban hành
và triển khai chiến lược hỗ
trợ doanh nghiệp trong nước
kinh doanh trong lĩnh vực này,
công ty nước ngoài có thể chi
phối hoàn toàn thị phần. Nếu
không có sự giám sát chặt chẽ
các chỉ số đảm bảo an toàn
hoạt động thì có thể gia tăng
rủi ro nợ xấu” - Bộ KH&ĐT
cảnh báo.•
Việc kéo dài khoảng trống pháp lý đối với cho vay ngang hàng càng lâu sẽ càng khiến thị trường này bát nháo,
gây hậu quả khó lường cho xã hội.
Hoạt động cho vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện tại Việt Namtừ năm2016 và
hiện có khoảng 100 công ty. Ảnh: HOÀNGGIANG
Trong thời điểmmột
số quốc gia siết chặt
quản lý, các công ty
cho vay ngang hàng,
đặc biệt từ Trung
Quốc đang tìm
cách chuyển hướng
hoạt động sang
Việt Nam.
Tiêu điểm
Đã có 300 công ty
Ngân hàng Nhà nước cho
hay đến nay đã có khoảng 100
công ty cho vay ngang hàng
và 200 công ty công nghệ tài
chính, chủ yếu có nguồn gốc
nước ngoài. Trong số khoảng
100 công ty cho vay ngang
hàng có cả công ty đã đi vào
hoạt động chính thức và một
sốcông tyđang tronggiai đoạn
thử nghiệm. Điển hình như
Tima, Trust Circle, Vay mượn,
Lendmo, Wecash, InterLoan...
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook