283-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa8-12-2020
Mạnh tiếp tục chăm sóc cây rừng và
canh tác trồng xen cây nông nghiệp.
Từ năm 2015 đến 2018, Mạnh
trồng xen cây khoai mì trên toàn bộ
diện tích rừng đã sang nhượng. Do
cây rừng phát triển nhanh, che ánh
sáng làm cho cây khoai mì không
phát triển nên Mạnh đã chặt hủy
hoại 939 cây rừng (gồm cây dầu,
sao, keo) với diện tích hơn 9.500
m
2
, trị giá tài sản 86 triệu đồng.
Sau đó Mạnh bị khởi tố, truy tố
về tội hủy hoại rừng. Tháng 6-2020,
TAND huyện Tân Biên xử sơ thẩm
đã tuyên xử phạt Mạnh ba năm tù.
Hai tháng sau đó, TAND tỉnh Tây
Ninh xử phúc thẩm đã bác kháng
cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.
Nhiều thiếu sót
Theo kháng nghị, quá trình điều
tra, truy tố, xét xử vụ án này có
những vi phạm, thiếu sót. Cụ thể,
về xác định đối tượng bị xâm hại,
hợp đồng giao khoán giữa BQL
rừng Chàng Riệc với ông Tuyên
và hồ sơ vụ án đều thể hiện lô 29
khoảnh 2 và lô 36 khoảnh 4, tiểu
khu 15 là rừng trồng.
Tại biên bản xác định diện tích
rừng bị hủy hoại vào năm 2019,
Hạt Kiểm lâm huyện Tân Biên và
BQL rừng kết luận mật độ cây trồng
theo thiết kế tại hai lô trên là 980
cây/10.000 m
2
(ha).
Như vậy, về tiêu chí mật độ cây
trồng trên phần đất trồng rừng tại
lô 29 và lô 36 là không đạt được
1.000 cây/ha trở lên theo Thông tư
số 34/2009/TT-BNNPTNT.
Cạnh đó, kết quả điều tra xác
định bị cáo Mạnh chặt phá 939 cây
rừng, tức là mật độ cây trồng thực tế
hằng năm trên phần đất được giao
khoán trồng rừng tại lô 29 và lô 36
là thấp hơn rất nhiều so với mật độ
cây trồng được thiết kế. Theo kháng
nghị, những chủ thể trực tiếp quản lý
rừng ở tỉnh Tây Ninh nhưng không
biết được thực tế rừng trồng trên
đất rừng đặc dụng tại lô 29, lô 36
đã thành rừng hay chưa…
Với những tình tiết, chứng cứ nêu
trên, có cơ sở xác định đất có rừng
trồng tại lô 29 và lô 36 trên thực tế
là không đạt được tiêu chí để trở
thành rừng theo Điều 3 và khoản 1
Điều 9 Thông tư số 34/2009.
Vì vậy, Hạt Kiểm lâm huyện Tân
Biên và BQL rừng căn cứ vào quyết
định của UBND tỉnh Tây Ninh làm
cơ sở kết luận rừng trồng tại hai lô
trên đã thành rừng là không đúng
với thực tế hiện trạng rừng trồng
hằng năm và các tài liệu, chứng cứ
của vụ án.
Chưa đủ định lượng
xử lý hình sự
Kháng nghị còn cho rằng đủ căn
cứ xác định kết quả nghiệm thu trồng
rừng hằng năm của BQL là không
đúng kết quả trồng rừng, mục đích
chỉ là để hợp thức hóa hợp đồng
giao khoán. Điều này cũng có nghĩa
là hợp đồng giao khoán trồng rừng
trên đất rừng đặc dụng tại lô 29 và
lô 36 không đạt yêu cầu, nên trên
thực tế không đủ tiêu chuẩn thành
rừng theo quy định.
Các cơ quan tiến hành tố tụng
căn cứ vào kết luận của Hạt Kiểm
lâm huyện Tân Biên và BQL về
việc rừng trồng tại lô 29 và lô 36
đã thành rừng để quy kết bị cáo
Mạnh hủy hoại rừng đặc dụng là
không đúng, mâu thuẫn với chính
nhận định của mình.
Đất rừng đặc dụng được phân
làm ba loại: Đất có rừng đặc dụng
NGÂNNGA
V
KSND Cấp cao tại TP.HCM
vừa kháng nghị bản án phúc
thẩm của TAND tỉnh Tây Ninh
xử phạt bị cáo Phan ThànhMạnh ba
năm tù về tội hủy hoại rừng. Theo
kháng nghị này thì bản án sơ thẩm
và phúc thẩm kết tội bị cáo là có
dấu hiệu oan.
Chặt cây rừng để khoai mì
phát triển
Theo hồ sơ, cuối tháng 9-2012,
Ban quản lý (BQL) khu rừng văn
hóa - lịch sử Chàng Riệc ký hợp
đồng khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ,
phòng chống cháy rừng với ông Lê
Ngọc Tuyên 5,8 ha đất trồng rừng
thuộc phân khu phục hồi sinh thái
rừng đặc dụng tỉnh Tây Ninh.
Đến năm 2014, ông Tuyên tự ý
lập hợp đồng viết tay sang nhượng
diện tích rừng nêu trên cho bị cáo
Bị cáo Phan ThànhMạnh tại nơi mà anh đã chặt cây. Ảnh: NVCC
1 vụ hủy hoại
rừng có
dấu hiệu oan
Kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng
xử lý tội hủy hoại rừng là không đúng
và cũng không đủ định lượng để xử lý
hình sự bị cáo.
là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc
dụng là rừng trồng và đất đang
được sử dụng để phát triển rừng
đặc đụng (trong đó có đất đã được
giao sử dụng vào mục đích rừng đặc
dụng và đã, đang được trồng rừng...
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng).
Vào năm 2012, phần đất rừng
đặc dụng tại lô 29 và lô 36 khu
rừng Chàng Riệc là đất trống,
được BQL khu rừng giao khoán
cho ông Tuyên trồng mới rừng để
phát triển rừng đặc dụng. Phần diện
tích trồng rừng này phải thỏa mãn
các tiêu chí thành rừng theo quy
định của pháp luật thì mới được
xác định trở thành rừng đặc dụng
là rừng trồng.
Do vậy, khi cây trồng trên đất
rừng đặc dụng tại hai lô trên chưa
thành rừng thì chỉ có thể xem xét
xử lý Mạnh về hành vi hủy hoại cây
trồng chưa thành rừng theo điểm
a khoản 1 Điều 243 BLHS 2015
(không phụ thuộc vào khu rừng đó
là loại rừng gì). Tuy nhiên, với diện
tích đất trồng rừng bị xâm hại mà
các cơ quan tiến hành tố tụng xác
định thì không đủ định lượng để
xử lý hình sự đối với bị cáo Mạnh.
Kháng nghị cho rằng tòa cấp
sơ thẩm và phúc thẩm xác định bị
cáo Mạnh phạm tội hủy hoại rừng
là chưa đủ căn cứ. Kháng nghị đề
nghị TANDCấp cao tại TP.HCMxử
giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn
bộ hai bản án trên để điều tra lại.•
“Vợ chồng tôi mừng lắm!”
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, chị Ngô KimThuận, vợ bị cáoMạnh, nói:
“Từ khi nghe thông tinVKSND Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị hủy án, vợ
chồng chúng tôi mừng lắm!Tâmtrạng chồng tôi cũng khởi sắc hơn trước”.
Chị Thuận nghẹn ngào khi nhắc về khoảng thời gian hai vợ chồng
mang đơn đi kêu cứu khắp nơi để được xem xét sự việc một cách khách
quan nhất. Chị bảo từ khi xảy ra vụ án, gia đình gặp nhiều xáo trộn, hai
vợ chồng không còn tâm trí để làm rẫy nuôi con ăn học. Bị cáo Mạnh
thì ngày càng lầm lì ít nói, chị Thuận sợ chồng bị bệnh trầm cảm nên lúc
nào cũng lo lắng.
Với diện tích đất trồng
rừng bị xâm hại mà các
cơ quan tiến hành tố tụng
xác định thì không đủ
định lượng để xử lý hình
sự đối với bị cáo Mạnh.
Chánh án TAND Hà Nội nói về phiên xử
ông Nguyễn Đức Chung
Sáng 7-12, bên hành lang kỳ họp HĐND TP Hà Nội,
Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính đã
thông tin về phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Đức
Chung và các đồng phạm trong vụ án chiếm đoạt tài
liệu bí mật nhà nước. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào
ngày 11-12 tới.
Ông Chính nói: “Theo quyết định của tòa án, vụ án
chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước được xét xử kín. Tuy
nhiên, đến phần tuyên án thì chúng tôi sẽ công khai, báo
chí được tham dự đưa tin”.
Sáng cùng ngày, báo cáo trước HĐND TP Hà Nội, ông
Chính cho biết từ ngày 10 đến 12-12, TAND TP Hà Nội sẽ
đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng xảy ra tại CDC Hà Nội.
Dự kiến đầu tháng 1-2021, TAND TP Hà Nội cũng sẽ
xét xử công khai vụ án ông Vũ Huy Hoàng (cựu bộ trưởng
Bộ Công Thương) và đồng phạm bị truy tố về tội vi phạm
quy định về quản lý tài sản gây thất thoát tài sản xảy ra tại
Bộ Công Thương và Sabeco Sài Gòn.
TRỌNG PHÚ
Không giảm án cho tài xế xe khách gây
tai nạn tại bến xe
Ngày 7-12, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng
cáo xin giảm án của bị cáo Trần Minh Trí (sinh năm 1980,
tài xế của một hãng xe khách), tuyên y án một năm tù về
tội vô ý gây thương tích.
HĐXX nhận định án sơ thẩm ghi nhận việc bị cáo bồi
thường 5 triệu đồng cho rằng bị cáo tích cực khắc phục
bồi thường là không thỏa đáng. Tuy nhiên, bị cáo có nhiều
tình tiết giảm nhẹ khác nên mức án sơ thẩm của TAND
quận Bình Tân là phù hợp. Nay bị cáo không có tình tiết
giảm nhẹ nào khác để xem xét thêm.
Theo hồ sơ, khoảng 11 giờ ngày 30-7-2019, Trí điều
khiển xe khách giường nằm lưu thông vào đường nội
bộ của Bến xe Miền Tây. Do thiếu quan sát khi chuyển
hướng rẽ trái vào khu vực đón khách của công ty, Trí
đã để phía trước bên trái đầu xe đụng vào vai của bà
Nguyễn Thị Lợi đang đi bộ hướng từ cổng số 1 vào khu
vực bến đậu xe buýt. Vụ va quẹt làm bà Lợi ngã sấp
xuống đường và bị bánh xe trước bên trái cán qua chân
trái gây thương tích 84%.
Hành vi của Trí đã vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều
15 Luật Giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn xảy ra
làm một người bị thương. Căn cứ vào khoản 1 Điều
3 Thông tư liên tịch số 09 năm 2013 (hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại chương XIX của BLHS về
các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông) thì tai
nạn xảy ra trong khuôn viên bến xe, không thuộc
phạm vi đường bộ.
Vì vậy, bị cáo không phạm tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ mà phạm vào tội vô ý gây
thương tích. Bản án sơ thẩm ngoài tuyên phạt bị cáo Trí
còn buộc bị đơn dân sự (là nhà xe) bồi thường cho bà Lợi
hơn 273 triệu đồng...
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook