283-2020 - page 15

15
Chuyên gia Hunter Stires
(ĐH Hải chiến Mỹ) nói với
đài
RFA
rằng với dự luật hải
cảnh này, TQ muốn chuyển
đến các quốc gia khác có yêu
sách chủ quyền rằng TQ hoàn
toàn quyết đoán với chính
sách của họ chứ không phải
nói đùa. TQ phát đi tín hiệu
rằng đừng thách thức các hoạt
động của lực lượng Hải cảnh
TQ ở các vùng biển vốn là
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
của các nước Đông Nam Á
(nhưng TQ cho là của họ vì
nằm trong yêu sách đường
chín đoạn).
4. Áp đặt luật nội địa
lên các nước khác
Đồng quan điểm với GS
James Kraska, nhà nghiên
cứu Nguyễn Thế Phương
(ĐH Kinh tế - Tài chính)
cũng cho rằng: Một trong
những mục đích quan trọng
nhất của dự luật là hoàn
thiện các cơ chế pháp lý
liên quan tới Hải cảnh TQ,
sau khi lực lượng này được
chuyển về dưới quyền lãnh
đạo trực tiếp của Quân ủy
Trung ương TQ. Việc hoàn
thành dự luật sẽ tạo ra một
nền tảng pháp lý trong nước
để TQ quản lý và thúc đẩy
hoạt động của hải cảnh.
“Với việc trình làng dự luật
hải cảnh, TQ đang cố gắng áp
đặt luật pháp nội địa của họ
lên các vùng biển tranh chấp,
trong bối cảnh luật pháp quốc
tế chưa có sự rõ ràng trong
những quy tắc liên quan tới
va chạm hay đối đầu có liên
quan tới cảnh sát biển” - ông
Phương nhận xét. Vị này nói
thêm, về mặt đối ngoại, dự
luật đưa ra hai thông điệp
quan trọng: (i) TQ có khả
năng cả về mặt sức mạnh và
luật pháp để kiểm soát Biển
Đông; và (ii) TQ sẵn sàng áp
dụng luật pháp của mình tại
những khu vực có tranh chấp
(một dạng biến không thành
có tranh chấp).
Nói về việc triển khai dự
luật khi được thông qua,
chuyên gia Hoàng Việt (ĐH
Luật TP.HCM) cho rằng TQ
sẽ từng bước áp đặt luật này
lên các vùng biển nội địa. Sau
đó, họ đẩy mạnh hoạt động ra
các vùng biển của láng giềng
mà họ ngang ngược cho rằng
có tranh chấp vì nằm trong
phạm vi đường chín đoạn hay
“Tứ Sa”. TQ sẽ vừa làm vừa
thămdò xemphảnứng của các
quốc gia trong khu vực và cả
các nước khác như Mỹ. Nếu
ngư dân và các nước không
có biện pháp hiệu quả hoặc
không hành động quyết liệt
thì TQ sẽ lấn tới.•
Quốc tế -
ThứBa8-12-2020
ĐỖTHIỆN
T
rong bài
“Cảnh báo bạo
lực từ dự luật Hải cảnh
Trung Quốc (TQ)”
, các
chuyên gia đã làm rõ các
điều khoản chứa đựng nhiều
rủi ro mà Bắc Kinh muốn áp
đặt lên Biển Đông và biển
Hoa Đông.
Trong bối cảnh TQ vẫn
ngoan cố theo đuổi yêu sách
đường chín đoạn, hay “Tứ Sa”
“nuốt trọn” hơn 90%khu vực
Biển Đông thì nguy cơ xảy ra
xung đột ở khu vực này sẽ gia
tăng nếu lực lượng Hải cảnh
TQ ngang ngược thực thi luật
pháp của nước này mà không
tuân theo Công ước Liên Hợp
Quốc (LHQ) về Luật Biển
(UNCLOS).
1. Tăng cường kiểm
soát Biển Đông
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
,
bà Bonnie Glaser, Giám đốc
Dự án Sức mạnh TQ thuộc
Trung tâmNghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS) của
Mỹ, nhận định việc công bố
dự luật là một bước đi nằm
trong kế hoạch định sẵn của
TQ. Họ muốn tăng cường
quyền kiểm soát khu vực
Biển Đông. TQ thường sử
dụng “mặt trận chiến tranh
pháp lý” để nâng cao vị thế
hay lập trường của họ trước
các đối thủ ở khu vực.
“Các mục tiêu ban đầu sẽ
là tàu thuyền đánh bắt hải
sản của các quốc gia khác.
TQ có thể sẽ gia tăng bạo
lực đối với ngư dân các nước
khác có tuyên bố chủ quyền
dưới chiêu bài “thực thi pháp
luật” (theo chức năng của lực
lượng hải cảnh). Điều này
hoàn toàn không phù hợp
với các mục tiêu mà TQ và
ASEAN đang nỗ lực để đạt
được trong các phiên đàm
phán Bộ quy tắc ứng xử về
Biển Đông (COC)” - chuyên
gia BonnieGlaser khẳng định.
Không chỉ Biển Đông, các
chuyên gia cảnh báo xung
đột cũng gia tăng ở biển Hoa
Đông nếu Hải cảnh TQ áp đặt
các điều luật không phù hợp
luật pháp quốc tế. Trên trang
Twitter cá nhân, bà Bonnie
Glaser dẫn lại bài báo của
tờ
Japan Times
(Nhật Bản)
hồi đầu tháng trước với nội
dung dự luật Hải cảnh của
TQ rõ ràng đang nhắm vào
tàu thuyền của Nhật Bản qua
lại ở vùng biểnHoa Đông, nơi
Trung, Nhật đang tranh chấp
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
“Nếu đúng là như vậy thì dự
luật của TQ rất đáng lo ngại.
Luật này sẽ dẫn đến khả năng
bạo lực gia tăng ở các vùng
biển tranh chấp” - bà Bonnie
Glaser viết.
2. Chiêu bài “thực thi
pháp luật”
Chuyên gia Gregory B.
Poling, Giám đốc của Sáng
kiến Minh bạch Hàng hải
châu Á (AMTI) thuộc Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế (CSIS) của Mỹ,
nhận định: Hiện vẫn chưa
rõ lực lượng Hải cảnh TQ
sẽ áp dụng các điều khoản
mới trong luật Hải cảnh như
thế nào. Giống như tất cả
luật pháp hàng hải khác của
TQ, dự luật Hải cảnh lần này
cũng rất mơ hồ và không rõ
ràng về phạm vi mà luật này
sẽ điều chỉnh.
“Cơ quan lập pháp TQ nói
rằng luật hải cảnh sẽ áp dụng
cho “các vùng biển mà TQ
có quyền tài phán” nhưng tới
nay, thuật ngữ này của TQ là
vô nghĩa về mặt pháp lý. Tôi
đoán rằng như thường lệ, lực
lượng Hải cảnhTQ sẽ làmbất
kỳ điều gì mà họ cho rằng cần
thiết để thúc đẩy các tuyên bố
yêu sách của TQ, đồng thời
sử dụng luật này như một cơ
sở để biện hộ về mặt pháp lý
cho những hành vi của họ” -
chuyên gia Poling nhận xét.
Trong khi đó, GS James
Kraska, Trung tâmLuật quốc
tế Stockton (ĐH Hải chiến
Mỹ), cho rằng mục đích thật
sự của TQ đằng sau luật hải
cảnh là: Nội bộ chính quyền
TQ muốn làm rõ ràng nhiệm
vụ và hoạt động của lực lượng
hải cảnh của nước này, từ đó
phục vụ cho các hoạt động có
sự phối hợp liên ngành giữa
các cơ quan với nhau.
“Điều này càng làm phát
triển các cơ chế pháp lý và
quản trị nằm trong chiến dịch
“vùng xám” của TQ, phù
hợp với sự phát triển mạnh
mẽ của lực lượng hải cảnh ở
nước này. Đạo luật mới vềHải
cảnhTQ là một bước tiếnmới
của Bắc Kinh trong một loạt
tranh chấp đang xảy ra hiện
tại. Đạo luật này nhằm giúp
TQ đạt vị thế tốt hơn, từ đó
tăng cường bắt nạt các quốc
gia láng giềng dưới chiêu
bài thực thi pháp luật” - ông
Kraska nhận định.
3. Tạo đà gia tăng
bắt nạt láng giềng
GS Kraska nhận xét thêm:
Luật hải cảnh cũng là một lời
cảnh báo của TQ nhắm đến
các quốc gia láng giềng, rằng
lực lượng Hải cảnh TQ đang
ở vị thế có thể sử dụng vũ lực
Một tàu hải cảnh TrungQuốc áp sát tàu hải quân Indonesia đang tuần tra gần quần đảoNatuna,
phía namBiểnĐông hồi tháng 1. Ảnh: REUTERS
để thúc đẩy các tuyên bố yêu
sách của chính quyền Bắc
Kinh. Những động thái luật
pháp hóa các hoạt động của
Hải cảnh TQ, nhất là những
điều 13-16 và điều 18-19 có
thể dẫn đến hệ lụy tất yếu là
căng thẳng leo thang ở Biển
Đông và biển Hoa Đông. Các
điều luật trên sẽ làm gia tăng
chiến dịch gây áp lực của TQ
chống lại các nước láng giềng,
vốn thời gian dài đã có các
yêu sách hàng hải hợp pháp.
“Ngoài ra, dự luật gần như
chắc chắn sẽ dẫn đến mối đe
dọa hoặc sử dụng vũ lực trên
biển, điều đó dẫn tới nguy cơ
TQ vi phạm khoản 4 Điều 2
của Hiến chương LHQ - quy
định các quốc gia thành viên
phải “từ bỏ đe dọa bằng vũ
lực hoặc sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế”” - GSKraska
nhấn mạnh.
Đạo luật này nhằm
giúp TQ đạt vị thế
tốt hơn, từ đó tăng
cường bắt nạt các
quốc gia láng giềng
dưới chiêu bài thực
thi pháp luật.
Lý do Hải cảnh được lựa chọn
Ngoài hải cảnh, TQ còn nhiều lực lượng khác, trong đó có
dân quân biển và hải quân. Dân quân biển ít được trang bị
vũ trang nên không đủ sức dọa nạt và răn đe đối phương,
trong khi việc lạmdụng hải quân sẽ khiếnTQdễ bị cáo buộc
sử dụng vũ lực, đi ngược với tinh thần LHQ. Nếu không kiểm
soát hiệu quả, hải quânTQnổ súng trước, các bên liên quan
có thể trả đũa và hậu quả là chiến tranh xảy ra. Cần biết rằng
Điều 51 Hiến chương LHQ cho phép các quốc gia tự vệ nếu
bị tấn công trước bằng vũ trang.
TQkhôngmuốnvậy, họmuốnduy trì chiến lược vùngxám,
tức dưới ngưỡng chiến tranh để từng bước lấn tới ở Biển
Đông. Vì vậy, họ dùng hải cảnh. Ví dụ, trong các hành động
phi pháp ở Biển Đông như đưa giàn khoan HD-981 vào EEZ
của Việt Nam năm 2014 hay trong các vụ quấy rối tương tự
các nước láng giềng, TQ đều sử dụng hải cảnh để thực hiện.
Tuy thực địa căng thẳng nhưng không xảy ra chiến tranh.
Chuyên gia
HOÀNG VIỆT
(ĐH Luật TP.HCM)
4 mưu đồ của Trung Quốc
nhìn từ dự luật Hải cảnh
Dự luật Hải cảnh của Trung Quốc làmột bước đi trong kế hoạch, nhằm củng cố sức mạnh
và khả năng kiểm soát của nước này ở BiểnĐông, nhất là đe dọa ngư dân các nước khác.
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN - NGUYỄNĐỨC HIỂN
TổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
;
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty TNHH
MTV Lê Quang Lộc TP.HCM
Giải mã
dự luật
nguy hiểm
của Trung
Quốc - Bài 2
Khoản 4 Điều 2 Hiến
chương Liên Hợp Quốc
Tất cả quốc gia thành viên
LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực
hoặc sửdụngvũ lực trongquan
hệ quốc tế nhằm chống lại sự
bất khả xâmphạmvề lãnh thổ
hay nền độc lập chính trị của
bất kỳ quốc gia nào cũng như
bằng cách khác trái với những
mục đích của LHQ.
Tiêu điểm
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook