283-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa8-12-2020
Thu hồi tài sản tham nhũng đạt hơn 61%
Ông Đỗ Mạnh Bổng khẳng định chất lượng công tác điều tra, truy tố được
nâng lên; vi phạm, sai sót giảm dần.
VKSND TP cũng đã xử lý kịp thời, nghiêmminh, bảo đảm yêu cầu chính trị,
yêu cầu pháp luật các vụ án về tham nhũng, kinh tế lớn do Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thamnhũng theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chínhThành
ủy theo dõi, đôn đốc.
Tỉ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếmđoạt trong các vụ án hình sự về tham
nhũng đạt 61,38%, tăng 55,07%so với cùng kỳ, vượt 1,38%chỉ tiêuNghị quyết
96 của Quốc hội. Đồng thời, VKSND TP còn kịp thời phát hiện nhiều vi phạm
của cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Nhiều vụ nếu không xử lý
kịp có thể thành điểm nóng
Báo cáo về công tác kiểm sát năm
2020 tại kỳ họp, ông Đỗ Mạnh Bổng,
Viện trưởng VKSND TP.HCM, cho
biết từ đầu năm đến nay, tình hình tội
phạm vẫn còn phức tạp.
Trong đó, đáng chú ý là tội phạm
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của công dân tăng cả
về số vụ và số bị can. Theo ông Bổng,
các vụ án có tính chất manh động,
nguy hiểm, côn đồ. Một số vụ án gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh
hưởng lớn đến trật tự trị an, trật tự xã
hội trên địa bàn TP.
Các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản tiếp tục được phát hiện và khởi tố,
nhất là các vụ đối tượng đăng tin về
những dự án không đúng sự thật để
giao dịch, mua bán căn hộ chung cư,
nhà ở. Các đối tượng lừa đảo chiếm
đoạt của rất nhiều người với số tiền đặc
biệt lớn gây bức xúc trong nhân dân.
Theo ông Bổng, nhiều vụ án nếu
không xử lý kịp thời có thể trở thành
điểm nóng về an ninh trật tự, điển hình
như vụ án liên quan đến Công ty Địa
ốc Alibaba, vụ án xảy ra tại chung
cư La Bonita, vụ án liên quan đến
Công ty TNHH Bất động sản Eagle
và Công ty cổ phần Đầu tư bất động
sản Tiên Phong…
Một số nhóm tội phạm có số vụ
án khởi tố mới tăng là tội phạm xâm
phạm an ninh quốc gia, tội phạm về
ma túy, trật tự an toàn xã hội…
Năm 2020, chất lượng công tác giải
quyết án hình sự tiếp tục được nâng
lên, hạn chế các trường hợp oan sai,
bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn giải
quyết nguồn tin về tội phạm.
Cạnh đó, VKSND TP.HCM phân
loại xử lý và kiểm sát chặt chẽ ngay
từ đầu người bị bắt, tạm giữ, bảo đảm
mọi trường hợp bắt, tạmgiữ, tạmgiam
và các hoạt động điều tra phải có đủ
căn cứ, đúng pháp luật.•
TÁ LÂM- LÊ THOA
B
áo cáo về công tác xét xử năm
2020 tại kỳ họpHĐNDTP.HCM
vào ngày 7-12, ông Lê Thanh
Phong, Chánh án TAND TP.HCM,
cho biết: Từ ngày 1-10-2019 đến
30-9-2020, tòa án hai cấp TP.HCM
đã thụ lý 62.300 hồ sơ, đã giải quyết
hơn 49.000 vụ việc, đạt tỉ lệ gần 80%.
Phấn đấu không để
oan sai, bỏ lọt tội phạm
Về chất lượng xét xử, ông Phong
khẳng định án bị hủy do lỗi chủ quan
của thẩm phán là 165 vụ trong tổng
số 47.139 vụ việc, chiếm tỉ lệ 0,35%.
Tỉ lệ án bị sửa do lỗi chủ quan của
thẩm phán là 238 vụ, chiếm tỉ lệ 0,5%.
Đặc biệt, trong năm qua tòa án đã
kịp thời đưa ra xét xử các vụ án tham
nhũng, các vụ án về kinh tế lớn, vụ
án đặc biệt nghiêm trọng được dư
luận quan tâm.
Cụ thể như vụ Châu Văn Khảm và
đồng phạm bị truy tố, xét xử về tội
khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân; vụNguyễnHữuTín và đồng
phạm bị truy tố về tội vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí.
Hay vụ Trần Phương Bình và đồng
phạm vi phạm quy định cho vay trong
hoạt động của tổ chức tín dụng và
lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản; vụ Nguyễn Thành Tài và
đồng phạm vi phạm quản lý tài sản
nhà nước gây thất thoát, lãng phí…
Theo ông Phong, nhìn chung, các vụ
án xét xử được người dân đồng tình.
Trong năm 2021, TAND TP.HCM
sẽ khắc phục các hạn chế trong công
tác xét xử, nâng cao tỉ lệ xét xử các
án dân sự, hành chính, kinh doanh,
thươngmại, hạn chế đếnmức thấp nhất
hủy án do lỗi chủ quan của thẩm phán,
đáp ứng nhiệm vụ cải cách tư pháp…
Tòa án sẽ tiếp tục đưa ra xét xử
các loại án, nhất là án do Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham
nhũng theo dõi. Cụ thể là thời gian
tới, tòa án sẽ đưa ra xét xử Đinh Ngọc
Hệ, Đinh La Thăng cùng đồng phạm
trong vụ sai phạm xảy ra tại trạm thu
phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương;
bà Dương Thị Bạch Diệp trong vụ án
sai phạm liên quan đến thửa đất tại
185 Hai Bà Trưng (quận 3, TP.HCM).
Ngành tòa án sẽ chú trọng làm tốt
công tác hòa giải, giải quyết án dân sự,
đối thoại, phấn đấu không để xảy ra xét
xử oan sai, bỏ lọt tội phạm..., đảm bảo
các bản án được thi hànhđúng quy định.
Ông Lê Thanh Phong, Chánh án TANDTP.HCM
(bìa trái)
và ôngĐỗMạnh Bổng,
Viện trưởng VKSNDTP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
TP.HCM tiếp tục
xử nhiều đại án
tham nhũng
Theo ông LêThanh Phong, Chánh án TANDTP.HCM, trong năm
2021 tòa án sẽ tiếp tục xét xử nhiều vụ án, nhất là án do Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống thamnhũng theo dõi.
Năm 2021, ngành tòa án
sẽ chú trọng làm tốt công
tác hòa giải, giải quyết án
dân sự, đối thoại, phấn
đấu không để xảy ra
xét xử oan sai, bỏ lọt tội
phạm..., đảm bảo các bản
án được thi hành đúng
quy định.
Chánhán tỉnh
bổnhiệmhòagiải viên
Chánh án TAND cấp tỉnh quyết định
bổ nhiệmhòa giải viên sau ngày 1-1-2021
và trước ngày 3-1-2021.
TAND Tối cao vừa ban hành Công văn số 188 quy
định về việc triển khai Luật Hòa giải, đối thoại tại
tòa án.
Theo đó, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án sẽ chính
thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 tới đây. Chánh án
TAND Tối cao vừa ký ban hành Thông tư số 04/2020
quy định chi tiết quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu
hồi thẻ hòa giải viên (HGV). Thông tư này cũng có
hiệu lực từ ngày 1-1-2021.
Để kịp thời triển khai các quy định của Luật Hòa
giải, đối thoại tại tòa án và Thông tư số 04/2020 của
TAND Tối cao, chánh án TAND Tối cao yêu cầu
chánh án TAND cấp huyện và các TAND cấp tỉnh,
các đơn vị liên quan của TAND Tối cao thực hiện
ngay một số công việc.
Cụ thể, về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hòa
giải, đối thoại sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị
của người có nguyện vọng được bổ nhiệm làm
HGV, cần lập danh sách các trường hợp bắt buộc
phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải,
đối thoại. Đồng thời, lập danh sách các trường
hợp không bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ hòa giải, đối thoại nhưng có nguyện
vọng được tập huấn, bồi dưỡng gửi đến TAND
cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo TAND Tối cao
trước ngày 10-12-2020.
Vụ Tổ chức - Cán bộ (TAND Tối cao) tổng hợp
danh sách do TAND cấp tỉnh gửi đến và làm văn
bản chuyển Học viện Tòa án để tổ chức bồi dưỡng
kỹ năng hòa giải, đối thoại. Học viện Tòa án tổ
chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ trước ngày 20-
12-2020.
Về thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm HGV, sau khi các
trường hợp được cử đi bồi dưỡng đã được cấp chứng
chỉ, tòa án nơi nhận hồ sơ lựa chọn người có đủ điều
kiện và có văn bản đề nghị chánh án TAND cấp tỉnh
xem xét, bổ nhiệm.
Chánh án TAND cấp tỉnh thành lập hội đồng tư vấn
lựa chọn HGV trước ngày 27-12-2020. Hội đồng tư
vấn tổ chức họp xem xét, thống nhất và ra nghị quyết
lựa chọn người có đủ điều kiện làm HGV trước ngày
30-12-2020.
Chánh án TAND cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm
HGV sau ngày 1-1-2021 và trước ngày 3-1-2021.
Sau khi bổ nhiệm HGV, căn cứ vào số lượng vụ,
việc thụ lý trung bình hai năm (năm 2019 và 2020),
chánh án TAND cấp huyện có văn bản đề nghị chánh
án TAND cấp tỉnh giao số lượng HGV trước ngày
15-3-2021.
Chánh án TAND cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất
số lượng HGV của TAND cấp tỉnh và các TAND cấp
huyện thuộc thẩm quyền quản lý về TAND Tối cao
trước ngày 31-3-2021.
Sau khi TAND Tối cao phê duyệt, chánh án TAND
cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng HGV đối
với từng tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân
cấp trước ngày 10-4-2021.
TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh thực hiện quy
trình bổ nhiệm HGV theo quy định ngay sau khi được
giao số lượng HGV.
Về chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện hòa giải,
đối thoại, các TAND cấp huyện và các TAND cấp tỉnh
chủ động sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất, thực hiện hòa
giải, đối thoại tại tòa án.
Những tòa án đã thực hiện thí điểm hòa giải,
đối thoại tại tòa án thì sắp xếp, bố trí phòng hòa
giải, đối thoại, phòng làm việc của HGV,
chuẩn bị các điều kiện vật chất khác để có thể
thực hiện ngay hoạt động hòa giải, đối thoại khi
Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực
thi hành.
TAND Tối cao yêu cầu các chánh án TAND cấp
huyện và các TAND cấp tỉnh, các đơn vị liên quan
của TAND Tối cao cần khẩn trương triển khai thực
hiện theo công văn.
YẾN CHÂU
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook