283-2020 - page 8

8
Sẽ đầu tư cao tốc
TP.HCM đi Bình Phước
Theo Bộ GTVT, dự án cao tốc TP.HCM -ThủDầuMột - ChơnThành
đang được đơn vị chức năng lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình
cấp có thẩmquyền phê duyệt.
VIẾT LONG
T
rong văn bản vừa gửi Văn
phòng Chính phủ về dự
án cao tốc TP.HCM - Thủ
DầuMột (Bình Dương) - Chơn
Thành (Bình Phước), BộGTVT
khẳng định tuyến cao tốc này
đã được Thủ tướng phê duyệt
quy hoạch.
Quy mô cao tốc
sáu làn xe
Theo Bộ GTVT, dự án cao
tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một
- Chơn Thành sẽ có quy mô
6-8 làn xe.
Cụ thể, theo quy hoạch chi
tiết đường Hồ Chí Minh, Thủ
tướng đồng ý đầu tư tuyến cao
tốc này trong giai đoạn 3 của
kế hoạch phân kỳ đầu tư sau
năm 2020. Theo đó, dự án sẽ
có quy mô sáu làn xe nhằm
hoàn chỉnh, đồng bộ toàn
tuyến đường Hồ Chí Minh
theo quy hoạch.
“Như vậy, dự án phù hợp
quy hoạch chi tiết đường Hồ
Chí Minh và quy hoạch mạng
lưới đường cao tốcViệt Namđã
được Thủ tướng phê duyệt…”
- Bộ GTVT cho hay.
Về đề xuất của địa phương
(Bình Phước) đầu tư cao tốc
này theo hình thức đối tác công
tư (PPP), Bộ GTVT cho rằng
phương án này là phù hợp với
chủ trương xã hội hóa. Việc đầu
tư hạ tầng theo chủ trương xã
hội hóa sẽ giảm áp lực đầu tư
từ ngân sách nhà nước.
Đang nghiên cứu
tiền khả thi
BộGTVTcho hay bộ đã giao
Ban quản lý dự án đường Hồ
Chí Minh lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi để trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, đơn vị tư vấn đang
cân nhắc ba phương án thiết kế
đường cao tốc này.
Phương án 1: Tuyến có điểm
đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối
tại Chơn Thành (đi theo hướng
tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn).
Theo phương án này, dự án có
chiều dài 55,6 km, tổng mức
đầu tư 33.000 tỉ đồng.
Phương án 2: Tuyến có điểm
đầu tại nút giao An Phú, điểm
cuối tại Chơn Thành (đi theo
tỉnh lộ 743, 745). Theo phương
án này, dự án có tổng mức đầu
tư khoảng 27.500 tỉ đồng.
Phương án 3: Tuyến có điểm
đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối
tại Chơn Thành (đi trùng theo
hành lang đường sắt quy hoạch
TP.HCM - Lộc Ninh). Theo
phương án này, cao tốc có
chiều dài 55,9 km, tổng mức
đầu tư 21.600 tỉ đồng.
Theo Bộ GTVT, việc đầu tư
sớm tuyến cao tốc này là cần
thiết nhằm tăng cường tính kết
nối, nâng cao năng lực vận tải,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội khu vực.•
Quốc lộ 13, đoạn kết nối TP.HCMvà BìnhDương để đi Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên hiện đã quá tải. Ảnh: ĐÀOTRANG
Kiến nghị hai phương án đầu tư
Trước đó, tháng 11-2020, UBND tỉnh Bình Phước có văn bản
gửiThủ tướngđề xuất giaođịa phươngnày là cơquannhà nước
có thẩm quyền kêu gọi đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM -
Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP.
Trên cơ sở đề xuất của tỉnh Bình Phước, Bộ GTVT kiến nghị
Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định
theo hai phương án:
Thứnhất:Trườnghợp kịpđưa nguồn vốnđầu tư vào kế hoạch
đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025, kiến nghị Thủ tướng
giao Bộ GTVT là cơ quan quản lý nhà nước triển khai dự án.
Thứhai:Trườnghợp không thể bố trí vốnngân sáchnhà nước
trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị
giao tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩmquyền thực
hiện đầu tư dự án. Điều này cũng nhằm tạo điều kiện thuận
lợi trong việc huy động nguồn lực của địa phương trong điều
kiện nguồn lực ngân sách nhà nước khó khăn.
Việc đầu tư sớm tuyến
cao tốc này là cần thiết
nhằm tăng cường tính
kết nối, nâng cao năng
lực vận tải, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã
hội khu vực.
Metro1:Tổngthầuchậm
báocáovụgốicaosurơi
Ngày 7-12, ông Huỳnh Hồng Thanh, Phó
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị số 1, cho
biết: Đã hơn một tháng trôi qua, đến nay tổng
thầu EPC, liên danh NJPT và liên danh SCC vẫn
chưa có báo cáo về nguyên nhân xảy ra sự cố gối
cao su bị rơi thuộc dự án metro số 1 (Bến Thành
- Suối Tiên).
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP (MAUR),
trước sự cố trên, đơn vị đã liên tục phát hành văn
bản và thường xuyên tổ chức các cuộc họp với tổng
thầu EPC. Cụ thể, MAUR yêu cầu tổng thầu báo
cáo nguyên nhân, trình các hồ sơ thiết kế, kết quả thí
nghiệm vật liệu, biện pháp thi công, nghiệm thu lắp
đặt liên quan đến gối dầm cầu.
Tuy nhiên, MAUR nhận thấy tổng thầu EPC chỉ
đưa ra các giải thích, nhận định ban đầu rất sơ sài.
Các giải thích, nhận định này cũng không thuyết
phục. MAUR cho rằng tổng thầu EPC đang chuyển
hướng sự việc, kéo dài thời gian và chối bỏ trách
nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, đơn vị thiết kế thuộc tổng thầu là
Công ty Systra cũng không hợp tác cùng MAUR khi
được yêu cầu cùng tham dự họp và phối hợp giải
quyết vụ việc với vai trò là đơn vị tính toán, kiểm tra
các dữ liệu thiết kế.
Theo đó, MAUR đã chính thức yêu cầu tổng
thầu EPC hoàn thành và trình nộp các bằng chứng
về việc điều tra cũng như báo cáo cụ thể nguyên
nhân vụ việc. Trước ngày 10-12, liên danh SCC
chịu toàn bộ trách nhiệm cho sự chậm trễ, bao
gồm trực tiếp giải trình các cơ quan chức năng.
MAUR cho biết tuần tới, đơn vị sẽ tiếp tục sắp
xếp làm việc với tổng thầu EPC và các nhà thầu
về các vướng
mắc liên quan.
Ông Mai
Hoàng Tùng,
điều phối viên
MAUR, khẳng
định sự cố này
không làm ảnh
hưởng đến tiến
độ của dự án.
Tuy nhiên, để
tránh những sự
cố tương tự,
MAUR sẽ thắt
chặt công tác
giám sát, kiểm
tra chất lượng
dự án.
“Sự cố diễn ra
trong phạm vi công trường và đang trong quá trình
thi công, chưa bàn giao cho chủ đầu tư. Do đó, nhà
thầu phải có trách nhiệm khắc phục, đảm bảo an
toàn và không làm phát sinh chi phí…” - ông Tùng
nhấn mạnh.
Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết đã đôn đốc
MAUR khẩn trương thực hiện, báo cáo theo yêu cầu
của Hội đồng nghiệm thu nhà nước. Metro số 1 là
công trình trọng điểm của TP nên Hội đồng nghiệm
thu nhà nước sẽ là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
đánh giá chất lượng công trình.
ĐÀO TRANG
Đô thị -
ThứBa8-12-2020
Ngày 7-12, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà
Nội (MRB), chủ đầu tư của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội,
đã công bố những hình ảnh đầu tiên về quá trình lắp đặt
máy đào hầm tại khu vực ga S9.
Máy đào hầm với biệt danh “quái thú” (TBM) là một cỗ
máy lớn với nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào,
tay trộn, buồng điều áp… Đây là cỗ máy đào hầm đầu tiên
của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, được vận chuyển về ga
S9 và lắp đặt từ tháng 10-2020.
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng ban MRB, cho biết máy
đào hầm này do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo theo công
nghệ TBM (Tunnel Boring Machine). Máy có chiều dài
khoảng 90 m, nặng khoảng 850 tấn, tốc độ đào hầm trung
bình khoảng 10-12 m/ngày.
Ông Hiếu cho hay đây là cỗ máy phức tạp nên thời gian
lắp đặt khá dài. Dự kiến việc lắp đặt sẽ hoàn thành vào giữa
tháng 1-2021, sau đó kiểm tra và chạy thử trong khoảng hai
tuần.
Sau khi lắp ráp xong, máy TBM sẽ bắt đầu khoan từ ga
S9 tới ga S12 - ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo với
tổng chiều dài hơn 4 km. Khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được
lắp đến đấy. Vỏ hầm có độ dày 30 cm, chống thấm tuyệt
đối. Giữa các khe của vỏ hầm được làm khít bằng gioăng
cao su. Có 20 kỹ sư vận hành đến từ Hàn Quốc, Ý và Fecon
thực hiện điều khiển TBM.
Khi khoan hầm, khu vực địa chất nhà dân xung quanh dự
án sẽ không bị ảnh hưởng bởi máy khoan có khiên đào cân
bằng áp lực đất EPB. Điểm ưu việt của công nghệ EPB là
tính ổn định cao nên trong khi đào không làm thay đổi địa
chất nhiều.
Đại diện MRB cũng cho biết công trình ngầm khi thi
công sẽ khá phức tạp. Tuy nhiên, phía MRB sẽ bám sát
tiến độ để đưa đoạn đi ngầm dài hơn 4 km còn lại của dự
án hoàn thành vào cuối năm 2022.
Theo giám đốc gói thầu CP03 (nhà thầu Fecon), ông Vũ
Thế Mạnh, việc vận hành hai máy TBM đào hầm tại tuyến
này sẽ do Fecon đảm nhiệm. Tuy nhiên, quá trình vận hành
sẽ theo sự tham gia, giám sát của các chuyên gia nước
ngoài và của nhà sản xuất TBM.
TRỌNG PHÚ
Đang lắp đặt “quái thú” đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Trướcđó,ngày30-10,tạituyến
metro số 1 đã xảy ra sự cố gối
cao su (sử dụng cho dầm cầu
cạn đoạn cầu VD14) bị mất ổn
định, rơi khỏi đá kê gối không
rõ nguyên nhân.
Ngay sau đó, ông Shingeki
Ihara, Giámđốc dự án của tổng
thầu EPC, đi kiểm tra và khẳng
địnhđâylàsựcốđơnlẻ.Theođó,
các nhà thầu sẽ kiểmtra kỹ hơn
để làm rõ nguyên nhân sự cố.
Ông Ihara cũng cho biết
nhà thầu sẽ nhanh chóng đưa
ra biện pháp sửa chữa và tất
nhiên các biện pháp này phải
được các đơn vị thẩm quyền
có liên quan phê duyệt.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook