283-2020 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
T
heo khoản 4Điều 37Điều
lệ trường THCS, THPT
và trường phổ thông có
nhiều cấp học (ban hành theo
Thông tư 32/2020, có hiệu
lực từ ngày 1-11), học sinh
(HS) không được “sử dụng
điện thoại di động, các thiết
bị khác khi đang học tập trên
lớp không phục vụ cho việc
học tập và không được giáo
viên (GV) cho phép”.
Qua ghi nhận, nhiều trường
học đã cho phép HS sử dụng
điện thoại trong giờ học nếu
được sự đồng ý của GV.
Sử dụng trong
thời gian ngắn
EmLoan Kim (HS Trường
THPT Lê Quý Đôn, quận
3, TP.HCM) cho biết trong
một số giờ học, GV cho sử
dụng điện thoại để tìm hiểu
thêm kiến thức hoặc làm bài
kiểm tra trên Google Forms.
Việc sử dụng trong thời gian
15 phút.
“Khi em và các bạn dùng
điện thoại, thầy cô đi xung
quanh kiểm tra. Để việc sử
dụng điện thoại hiệu quả,
ngoài ý thức của HS, em nghĩ
thầy cô nên tạo ra những hình
thức học thật thú vị” - Loan
Kim nói thêm.
Thầy Đặng Ngọc Ngận (tổ
trưởng tổ ngữ văn Trường
THPT Phạm Phú Thứ, quận
6) cho hay thầy đã cho phép
HS sử dụng điện thoại trong
những giờ học cần thiết như
làmbài tập nhóm, cá nhân trên
phần mềm Kahoot; HS phải
tra cứu tài liệu về một vấn đề
mang tính chất mở rộng kiến
thức. Tuy nhiên, thời gian sử
dụng không nhiều vì các em
đã chuẩn bị bài trước ở nhà,
lên lớp chỉ hỗ trợ thêm.
“Trong giờ học có một số
tiết dạy cần phải khai thác
thêm tư liệu, tôi cũng đồng
ý cho HS sử dụng điện thoại”
- thầy Nguyễn Hữu Nhưỡng
(GV Trường THPT Giồng
Ông Tố, quận 2) nói.
Thầy Nhưỡng cho biết
việc sử dụng điện thoại tùy
theo nội dung bài. Nếu một
vấn đề nghị luận xã hội cần
tìm dẫn chứng thì HS tra cứu
khoảng 20 phút, tìm hiểu
thêm về cuộc đời tác giả chỉ
khoảng 10 phút, còn những
buổi thuyết trình, lựa chọn tư
liệu thì thời lượng sẽ nhiều
hơn. “Học trò khi sử dụng
điện thoại sẽ có cơ hội mở
rộng kiến thức, có kỹ năng
sử dụng tư liệu và chủ động
hơn trong giờ học” - thầy
Nhưỡng nhấn mạnh.
Còn bất cập
“Nếu GV không quản lý
được việc sử dụng điện thoại
củaHS trong giờ học sẽ xảy ra
nhiều vấn đề phức tạp” - thầy
PT (GV một trường THPT
trên địa bàn quận 1) bày tỏ.
Thầy T. kể: “Đầu năm
học, tại trường đã xuất hiện
tình trạng GV cho học trò
dùng điện thoại trong giờ để
tra cứu. Tuy nhiên, GV này
không kiểm soát kỹ nên các
em đã dùng điện thoại chụp
ảnh trong lớp đăng lên mạng
xã hội. Bản thân các em nghĩ
đây chỉ là một thú vui nhưng
thực tế việc đăng ảnh như thế
đã gây ra hậu quả. Sau sự việc
trên, trường cũng đã thắt chặt
hơn về vấn đề này”.
Thầy T. cho biết hiện thầy
chủ yếu cho các emdùng điện
thoại để làm bài kiểm tra qua
mạng, còn việc tra cứu rất ít.
“Để quản lý tốt, tôi cũng đã
nói rõ với các em về những
điều nên hay không nên khi
dùng điện thoại trong giờ
học. Do đó, các em có ý thức
và có chuyển biến” - thầy T.
nói thêm.
Cô PhạmThanh Xuân (GV
Trường THCS Lê Quý Đôn,
quận 3) cũng thừa nhận việc
cho HS sử dụng điện thoại
trong giờ học sẽ giúp các
em mở rộng kiến thức. Tuy
nhiên, một thực tế là khi có
GV quản lý, các em sẽ hợp
tác rất tốt nhưng lúc ra chơi
hay giờ bán trú, các em đều
dùng điện thoại để lướt web,
chơi game.
MộttiếthọchọcsinhđượcsửdụngđiệnthoạidướisựgiámsátcủagiáoviêntạiTrườngTHCSNguyễnDu,
quận1,TP.HCM.Ảnh:ĐT
Sáng 7-12, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Lê Văn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, TP Nha
Trang, Khánh Hòa, cho hay ông vừa ký quyết định thu
hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở mầm non tư thục
KidChamps Kindergarten tại khu đô thị Vĩnh Điềm Trung,
xã Vĩnh Ngọc.
Giấy phép hoạt động của cơ sở KidChamps
Kindergarten đã được UBND xã Vĩnh Ngọc ký cách đây
mấy ngày nhưng chưa giao cho chủ cơ sở. “Chúng tôi
đang chờ kết quả xác minh, làm rõ của Công an TP Nha
Trang để xem xét xử lý đối với chủ cơ sở mầm non tư
thục KidChamps Kindergarten” - ông Mỹ nói.
Ông Lê Văn Mỹ thông tin thêm: UBND xã Vĩnh Ngọc
đã cử cán bộ tống đạt quyết định thu hồi giấy phép hoạt
động đối với bà Nguyễn Thị Hồ Bách Ý, chủ cơ sở mầm
non tư thục KidChamps Kindergarten. Lực lượng chức
năng xã Vĩnh Ngọc cũng tiến hành kiểm tra, nhận thấy
chủ cơ sở trên chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động,
không tiếp tục tổ chức giữ trẻ. 
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, từ tối 4-12, một
số tài khoản trên mạng xã hội Facebook chia sẻ một đoạn
clip dài hơn ba phút ghi lại cảnh một phụ nữ dùng tay
đánh một số cháu nhỏ trong một lớp cơ sở mầm non.
Sau khi đánh, người phụ nữ dùng tay lôi kéo một số
cháu nhỏ ra khỏi phòng. Hình ảnh sự việc trong clip được
cho là xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục KidChamps
Kindergarten. Đoạn clip được nhiều người chia sẻ, bình
luận tỏ thái độ bất bình.
Ngay sáng 5-12, UBND xã Vĩnh Ngọc tiến hành kiểm
tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở mầm
non KidChamps Kindergarten, đồng thời buộc đình chỉ
hoạt động.
Cũng trong sáng 5-12, Công an xã Vĩnh Ngọc triệu tập
làm việc với bà Nguyễn Thị Hồ Bách Ý, sau đó chuyển
hồ sơ lên Công an TP Nha Trang để tiếp tục làm rõ, xử lý
theo thẩm quyền.
Theo chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, sự việc trong clip
xảy ra khoảng 17 giờ ngày 3-12. Làm việc với các cơ
quan chức năng, bà Ý thừa nhận bà là người đã đánh một
số trẻ trong clip. Bà Ý cho rằng do bực tức việc một số
cháu bé nghịch, bẻ gãy hộp bút chì màu, làm bẩn tường,
bà đã đánh bốn đứa trẻ, trong đó có hai bé là con của bà,
còn lại là các bé được cha mẹ gửi.
TẤN LỘC
Đời sống xã hội -
ThứBa8-12-2020
Sử dụng điện thoại trong giờ học:
Nơi mạnh dạn, nơi dè dặt
Từ tháng 11, học sinh THCS, THPT sẽ được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học
nếu được giáo viên cho phép.
“Việc mang điện thoại vào
trường sẽ khiến HS không tập
trung. Do đó, tôi đã thống nhất
với phụ huynh chỉ cho con
mang điện thoại vào trường
khi GV yêu cầu. Hiện nay
gần đến thời điểm kiểm tra
cuối kỳ nên tôi cũng không
cho các em sử dụng nữa” - cô
Xuân nói thêm.
Tại Trường THCS Tùng
Thiện Vương (quận 8), ông
Phó Trọng Huy, Hiệu trưởng
nhà trường, cho hay trường
vẫn thực hiện theo quy định
của thông tư. Tuy nhiên, đối
với đặc điểm tình hình của
trường và với trang thiết bị
hiện nay, rất hiếm có những
hoạt động HS phải sử dụng
điện thoại trong giờ học. Hầu
hết GV đều giao nhiệm vụ
để các em nghiên cứu và tìm
hiểu bài ở nhà.
“Dù nhà trường không
cấm HS mang điện thoại
vào trường nhưng tại cuộc
họp đầu năm học, phần lớn
phụ huynh thống nhất không
cho con đem điện thoại vào
trường vì sợ con sao nhãng
việc học. Chỉ cómột số người
có hoàn cảnh đặc biệt thì họ
vẫn đề nghị cho con được
mang nhưng chấp hành theo
quy định. Mặt khác, từ trước
đến nay, khi HSmuốn liên lạc
với gia đình, điện thoại bàn
của bộ phận văn phòng đều
hỗ trợ” - ông Huy nói thêm.
Tượng tự, tại TrườngTHCS
Tân Túc, huyện Bình Chánh,
thầyNguyễnĐăngKhoa (GV
dạy toán) cho biết đối với
điện thoại thông minh, khi
nào GV yêu cầu thì các em
mới được đem vào trường.
Còn bình thường, học trò chỉ
đượcmang điện thoại có chức
năng nghe, gọi để liên lạc với
gia đình khi cần.•
Thuhồi giấy phép cơ sởmầmnonđánh trẻ ởNhaTrang
“Dù nhà trường
không cấm nhưng
tại cuộc họp đầu
năm học, phần lớn
phụ huynh thống
nhất không cho con
đem điện thoại vào
trường vì sợ con sao
nhãng việc học.”
Nộp điện thoại cho giáo viên chủ nhiệm
từ cổng trường
TạiTrườngTHCS -THPT ĐàoDuy Anh (quậnTân Phú), ông
TrầnMinh, Hiệu trưởngnhà trường, chohay trườngquy định
HS không được mang điện thoại vào lớp. Đến cổng trường,
các em sẽ phải nộp điện thoại cho GV chủ nhiệm. GV sẽ cất
điện thoại vào một cái tủ. Chỉ khi nào GV bộ môn yêu cầu
sử dụng thì các em mới được dùng.
Mỗi lớp học đều có GV bộ môn và quản nhiệm ngồi phía
dưới để quan sát lớp học cũng như giám sát kỷ luật. Vì thế,
khi các em sử dụng cũng khó có thể làm việc riêng. Nếu
em nào vi phạm sẽ phải viết bản kiểm điểm hoặc làm vệ
sinh lớp học.
Hình ảnh
bàNguyễn
Thị Hồ
Bách Ý
đánh trẻ
trong clip.
(Ảnh cắt
từ clip)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook