283-2020 - page 9

9
90% thị phần khai thác cảng biển thuộc về
doanh nghiệp Việt
Theo Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), số liệu mà truyền
thông đưa tin:“80% thị phần logistics nằmtrong tay của các DNnước ngoài”
là chưa toàn diện, cần đánh giá lại vì họ chủ yếu làm vận tải đường biển.
Hiện nay, 90% thị phần khai thác cảng biển thuộc về DN Việt Nam. Về
vận tải đường bộ và khai báo hải quan thì gần như 100% thuộc về các DN
logistics Việt Nam. Về cung cấp kho, dịch vụ kho thì hiện nay thị phần vẫn
nằm trong tay các DN dịch vụ logistics Việt Nam, rất ít DN nước ngoài sở
hữu kho trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu họ thuê lại kho từ DN Việt.
Từ kết quả phỏng vấn sâu tại 31 DN và phiếu khảo sát 35 DN chuyên
doanh logistics gửi về cho thấy hoạt động chính của DN cung cấp dịch
vụ logistics tập trung vào vận tải quốc tế, khai báo hải quan, thủ tục xuất
nhập khẩu, giao nhận hàng hóa, vận tải nội địa và kho hàng (trên 60%).
của sản xuất, lưu thông hàng
hóa trong khu vực và xuất nhập
khẩu, trên cơ sở rà soát nguồn
quỹ đất hiện có của TP.HCM, đề
án đề xuất bảy vị trí tiếp tục phát
triển trung tâm logistics. Cụ thể
là trung tâm logistics Long Bình
(quận 9), Cát Lái (quận 2, quận
9), Linh Trung (quận Thủ Đức),
Khu công nghệ cao (quận 9), Tân
Kiên (huyện Bình Chánh), Củ Chi
(huyện Củ Chi), cảng Hiệp Phước
(huyện Nhà Bè).
Ngoài bảy trung tâm logistics nêu
trên, đề án cho biết còn có khu vực
xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) rất
thuận lợi để phát triển thành trung
tâm logistics phục vụ phân phối nội
địa giai đoạn sau năm 2030.
Cần làm từng bước
Theo Sở Công Thương TP, đơn
vị phát triển đề án, ngành logistics
trên địa bàn TP.HCM giữ vị trí đặc
biệt quan trọng trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và cả nước;
giúp vận chuyển toàn bộ hàng hóa
lưu thông giữa các tỉnh/thành qua
địa bàn TP.HCM, phân phối hàng
hóa cho trên 10 triệu cư dân TP và
kết nối hai chiều xuất khẩu - nhập
khẩu giữa hàng hóa trong nước với
thị trường quốc tế.
Sở nhận định: Ở khía cạnh hạ
tầng “cứng” - hạ tầng kỹ thuật (cầu
đường giao thông, cảng biển, ICD,
kho hàng...) mặc dù có sự phát triển
trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn
thiếu các trung tâm logistics để làm
nơi lưu trữ, chuyển tải hàng hóa, hệ
thống đường giao thông còn chưa
đồng bộ, thiếu tính kết nối giữa các
phương thức vận tải.
Ngoài ra, khó khăn cơ bản của DN
logistics TP là có quy mô nhỏ và vừa
nên thường gặp khó về vốn đầu tư
và đào tạo, giữ chân nguồn nhân
lực chất lượng cao. Ứng dụng công
HUYVŨ
T
heo Đề án phát triển ngành
logistics trên địa bàn TP đến
năm 2025, định hướng đến năm
2030 vừa được UBNDTP.HCM phê
duyệt, tốc độ tăng trưởng doanh thu
dịch vụ logistics của doanh nghiệp
(DN) TP đến năm 2025 đạt 15%,
đến năm 2030 đạt 20%. Hiện tại,
DN logistics TP.HCM có ưu thế
về hoạt động nội địa nhưng chủ
yếu cung cấp dịch vụ logistics giản
đơn, đóng vai trò như vệ tinh cho
các DN cung cấp dịch vụ logistics
tích hợp của nước ngoài. Điều này
khiến TP.HCM phải tính đến bài
toán phát triển ngành này một cách
có kế hoạch hơn.
Số tiền đầu tư hạ tầng
“khổng lồ”
Theo đề án, trong 10 năm tới,
số tiền đầu tư riêng cho hạ tầng
logistics ở TP.HCM cần tối thiểu
lên đến con số hơn 86.300 tỉ đồng.
Thêm chi phí cho công nghệ thông
tin và nhân lực thì đến năm 2030,
TP cần tối thiểu số tiền gần 90.000
tỉ đồng và tối đa lên đến hơn 95.800
tỉ đồng.
Về hạ tầng logistics, TP ưu
tiên phát triển các hạ tầng về
giao thông (như đầu tư thêm năm
tuyến đường sắt mới từ TP.HCM),
khép kín các đường vành đai. Tập
trung cải tạo, nâng cấp các luồng
sông để đảm bảo hoạt động của
tàu thuyền ra vào các cảng trong
khu vực, một số luồng hàng hải
chính như luồng sông Đồng Tranh
để kết nối vận tải hàng hóa từ
TP.HCM ra Cái Mép - Thị Vải,
luồng sông Lòng Tàu qua vịnh
Gành Rái. Nạo vét luồng sông
Soài Rạp -11,5 m để tàu thuyền
có thể hải hành an toàn.
Đồng thời, căn cứ vào nhu cầu
Vận chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái, quận 2, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
TP.HCM cần gần 90.000 tỉ đồng
phát triển logistics
Căn cứ vào nhu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hóa trong khu vực và xuất nhập khẩu, trên cơ sở rà soát
nguồn quỹ đất hiện có của TP.HCM, đề án đề xuất bảy vị trí tiếp tục phát triển trung tâm logistics.
nghệ thông tin cũng còn nhiều hạn
chế, phần lớn website DN logistics
TP thiếu các tiện ích mà khách hàng
cần dùng như công cụ theo dõi đơn
hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch
tàu, e-Booking...
Trao đổi với PV, ôngBùiVănQuản,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa
TP.HCM, cho rằng có đề án là cần
thiết, tuy nhiên cần làm từng bước
chứ không nên dàn trải. Ví dụ câu
chuyện về kho bãi hiện nay đang rất
thiếu, cần quy hoạch hệ thống kho
bãi cho hợp lý.
Theo ông Quản, cần tháo gỡ khó
khăn trước mắt của các DN vận
chuyển, qua đó tháo gỡ khó khăn
chung cho ngành logistics như chi
phí kho bãi hiện nay cũng khá cao,
các cảng không đáp ứng nổi nhu
cầu. “Phát triển logistics cần giải
bài toán hạ tầng kết nối, chứ kẹt
xe quanh cảng thì cũng chào thua,
sau đó mới đến quy hoạch bến bãi,
trung tâm logistics, đào tạo con
người… Nhìn chung, logistics là
một vấn đề lớn cần nhiều bên liên
quan chung tay như giao thông,
cơ chế, chính sách, ưu đãi đầu tư,
thuế, nhiên liệu…” - ông Quản
phân tích. •
“Phát triển logistics
cần giải bài toán hạ
tầng kết nối, chứ kẹt xe
quanh cảng thì cũng
chào thua”
Thông xe kỹ thuật dự án nâng cấp
quốc lộ 30 vào tết 2021
Ngày 7-12, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa IX khai mạc kỳ
họp thứ 17. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe báo cáo giải
trình của UBND tỉnh về những ý kiến, kiến nghị của cử tri
trước kỳ họp.
Giải trình ý kiến cử tri về tiến độ thi công quốc lộ 30, ông
Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
cho biết UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GTVT đẩy nhanh tiến
độ thi công quốc lộ 30 đoạn TP Cao Lãnh - TP Hồng Ngự,
phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tết Nguyên đán năm 2021.
Tại kỳ họp lần này, UBND tỉnh sẽ trình HĐND xem xét,
thông qua tờ trình dự thảo nghị quyết dự án nâng cấp hệ cầu
trên đường ĐT.844 (đoạn Tràm Chim - Trường Xuân) với
tổng kinh phí là hơn 341 tỉ đồng. Mục tiêu dự án là nâng
cấp, mở rộng và xây dựng mới nhằm khai thác đồng bộ, có
hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông sẵn có trên tuyến. Hoàn
thiện cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, phục vụ nhu cầu
vận chuyển, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, đường ĐT.844 là trục
đường tỉnh quan trọng dài khoảng 47,8 km, cắt ngang từ
phía tây sang phía đông tỉnh Đồng Tháp, kết nối khu vực
biên giới tây nam với tỉnh Long An và TP.HCM. Trục
đường này có ý nghĩa an ninh, quốc phòng đối với tỉnh
Đồng Tháp nói riêng cũng như tiểu vùng Đồng Tháp Mười
nói chung.
HẢI DƯƠNG
TP.HCM dự kiến mở thêm 20 tuyến
xe buýt
UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về tình
hình hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trên địa bàn TP.
Theo đó, tính đến tháng 10-2020, trên địa bàn TP có 127
tuyến xe buýt đang hoạt động, chủ yếu được hình thành
trong giai đoạn 2002-2006. Trong đó, 90 tuyến có trợ giá và
37 tuyến không trợ giá (gồm 10 tuyến nội tỉnh và 27 tuyến
liên tỉnh liền kề).
Tuy nhiên, hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt trên địa bàn TP vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất
cập. Mật độ tuyến xe buýt có trợ giá chỉ đạt khoảng 1 km/
km
2
, vẫn còn rất thấp so với trị số chuẩn (2-2,5 km/km
2
),
cho thấy khả năng tiếp cận của xe buýt với người dân TP
là chưa cao. Việc tổ chức các tuyến xe buýt tiêu chuẩn hoạt
động trên địa bàn TP khó khăn do đặc thù mạng lưới giao
thông đô thị hiện hữu. Trong thời gian gần đây, số lượng
tuyến xe buýt có xu hướng giảm dần, do đó TP tổ chức rà
soát, sắp xếp lại mạng lưới tuyến, giảm độ trùng lặp không
cần thiết và tăng mức độ bao phủ trong TP.
Cụ thể, năm 2019, TP đã công bố tạm ngưng hoạt động
ba tuyến xe buýt có trợ giá và ngưng hoạt động ba tuyến
không trợ giá. Năm 2020, tạm ngưng hoạt động năm
tuyến xe buýt có trợ giá, ngưng hoạt động một tuyến
không trợ giá.
Theo UBND TP, thời gian tới, với mục tiêu mở rộng khả
năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân khu
vực các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi; các quận 9,
Bình Thạnh, Thủ Đức và các tỉnh lân cận, TP dự kiến mở
mới 20 tuyến xe buýt.
PHAN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook