301-2020 - page 2

2
ĐỨCMINH
S
áng 28-12, Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng đã dự và có
bài phát biểu quan trọng tại
Hội nghị trực tuyến cuối năm
giữa Chính phủ với các địa
phương.
Nhấn mạnh hội nghị năm
nay có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch
nước đã đề cập một số vấn
đề có tính chất tổng quát, gợi
mở để hội nghị cùng suy nghĩ,
trao đổi.
Nhiều dấu ấn nổi bật
Tổng bí thư, Chủ tịch nước
ghi nhận nhờ có quyết tâm cao
và sựnỗ lựcphấnđấu, đónggóp
to lớn, bền bỉ của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, chúng ta
vẫn hoàn thành khá toàn diện
các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề
ra với nhiều điểm mới vượt
trội và dấu ấn nổi bật.
Đáng chú ý, chúng ta đã
ứng phó rất nhanh chóng, kịp
thời, linh hoạt, có hiệu quả với
thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là
đại dịch COVID-19. Việc này
được quốc tế ghi nhận, Việt
Nam (VN) đã trở thành một
hình mẫu về cách thức kiểm
soát dịch bệnh đạt hiệu quả cao
nhất với mức chi phí tối thiểu.
“Đại sứ EU tại VN đã cho
rằng ở lại VN thời dịch là một
may mắn “xa xỉ”” - Tổng bí
thư, Chủ tịch nước nói và nhấn
mạnh chính sự thành công
trong phòng, chống đại dịch
COVID-19 đã tạo điều kiện
cho phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội.
nhân khách quan nhưng năm
2020 vẫn được xem là năm
thành công hơn năm 2019 và
là năm thành công nhất trong
năm năm vừa qua…” - Tổng
bí thư, Chủ tịch nước nói.
Tuyệt đối không được
chủ quan, thỏa mãn
Đạt được nhiều kết quả rất ấn
tượng như trên nhưng Tổng bí
thư,Chủtịchnướcyêucầu“tuyệt
đối không được chủ quan, thỏa
mãn với những kết quả, thành
tích đã đạt được”. Theo Tổng
bí thư, Chủ tịch nước, mục tiêu,
yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho
năm2021 và nhiệmkỳ tới là rất
cao, trong khi đất nước ta vẫn
đangphải đốimặt với nhiềukhó
khăn, thách thức lớn.
Cụ thể, Tổng bí thư, Chủ
tịch nước lưu ý kinh tế tăng
trưởng chậm lại, ở mức thấp
nhất trong nhiều năm qua.
Sản xuất, kinh doanh bị suy
“Đấu tranh bảo vệ chủ quyền
quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,
biển, đảo còn nhiều khó khăn,
thách thức” - Tổng bí thư, Chủ
tịch nước lưu ý.
Đặc biệt, năng lực xây dựng
thể chế, chính sách cònhạn chế;
chất lượng luật pháp, chính
sách còn thấp, thậm chí một
số quy định còn mâu thuẫn,
chồng chéo, ảnh hưởng xấu
đến môi trường đầu tư kinh
doanh. Việc tổ chức thực hiện
nghị quyết củaĐảng, luật pháp,
chính sách, thực thi công vụ
vẫn là khâu yếu.
“Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều
nơi chưa nghiêm, thậm chí
còn có hiện tượng né tránh,
đùn đẩy trách nhiệm. Một bộ
phận cán bộ, đảng viên vẫn
chưa tự coi mình là công bộc
của dân - Tổng bí thư, Chủ
tịch nước nhấn mạnh.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch
nước, những kết quả, thành tựu
của đất nước năm 2020 và cả
nhiệm kỳ là công lao của cả
hệ thống chính trị, của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân
Thách thức cònphía trước,tuyệt
khôngchủquan
VN được đánh giá là một
trong 10 nước trên thế giới có
tốc độ tăng trưởng GDP cao
nhất và là một trong 16 nền
kinh tế mới nổi thành công
nhất trong năm 2020…
Bên cạnh đó, hoạt động đối
ngoại và hội nhập quốc tế tiếp
tục được duy trì, đạt nhiều kết
quả quan trọng, góp phần nâng
cao uy tín và vị thế của đất
nước trên trường quốc tế. Quốc
phòng, an ninh tiếp tục được
tăng cường; chủ quyền quốc
gia, môi trường hòa bình, ổn
định được giữ vững, tạo thuận
lợi cho phát triển đất nước…
Cũng theo Tổng bí thư, Chủ
tịch nước, tham nhũng, tiêu
cực từng bước được kiềm chế,
có chiều hướng thuyên giảm.
Nhiềuvụviệc,vụánlớn,nghiêm
trọng được phát hiện, điều tra,
tiến hành khởi tố, truy tố, xét
xử nghiêmminh, được cán bộ,
đảng viên và nhân dân hoan
nghênh, đánh giá cao, đồng
tình ủng hộ. Niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước
và chế độ xã hội chủ nghĩa tiếp
tục được củng cố, tăng cường.
“Mặc dù không hoàn thành
được một số chỉ tiêu đề ra từ
đầu năm, chủ yếu do nguyên
giảm; nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn, thậm chí phải đóng
cửa, tạm dừng hoạt động. Đi
cùng với đó, việc làm, thu
nhập của người lao động bị
ảnh hưởng lớn…
Cũng theo Tổng bí thư,
Chủ tịch nước, hệ thống tài
chính - ngân hàng; công tác
bảo đảm an sinh và phúc lợi
xã hội đang đứng trước nhiều
rủi ro, thách thức. Việc triển
khai thực hiện một số chính
sách, biện pháp bảo đảm an
sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất,
kinh doanh chưa thực sự hiệu
quả, chưa đạt được mục tiêu,
yêu cầu đề ra.
Đáng chú ý, công tác quản
lý nhà nước về kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, quản
lý và sử dụng tài nguyên, bảo
vệ môi trường còn nhiều bất
cập, để xảy ra một số vụ việc
gây bức xúc xã hội.
Sứcmạnhnội tại củakinh tếTP.HCMngày càng tăng
Tham gia Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa
phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, sáng 28-12,
ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho
hay: Sức mạnh kinh tế nội tại của TP.HCM ngày càng tăng.
Theo đó, kinh tế TP.HCM đã đạt nhiều kết quả tích cực với
mức tăng trưởng đạt 1,39% so với cùng kỳ, không để tăng
trưởng âm.
Cả ba khu vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp đều
tăng trưởng dương, xuất khẩu đạt hơn 44 tỉ USD, thu hút
đầu tư nước ngoài hơn 4 tỉ USD, hơn 40.000 doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 1 triệu tỉ
đồng. Ngoài ra có hơn 8.000 doanh nghiệp hoạt động trở
lại, tăng 21% so với cùng kỳ.
Ông Phong cho biết thêm: TP.HCM đã chủ động triển
khai xây dựng chuỗi phát triển dịch vụ du lịch giữa
TP.HCM và các tỉnh/ thành cả nước để kích cầu du lịch nội
địa phát triển trong bối cảnh các chuyến bay thương mại
bị hạn chế và thị trường du lịch quốc tế bị đóng băng trong
dịch. Do vậy mà lượng khách đến TP đã tăng trở lại. Doanh
thu du lịch hơn 84.000 tỉ đồng.
Về thu ngân sách, đã có nhiều nỗ lực giúp thu ngân sách
năm 2020 ước đạt 352.000 tỉ đồng (đạt 86,7% so với dự
toán). Ông Phong cũng khẳng định: Mặc dù bị tác động của
dịch nhưng tính chung giai đoạn 2016-2020, tỉ trọng thu nội
địa trong tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng từ 62,4% lên
67,6%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh,
người nộp thuế tiếp tục có hiệu quả, sức mạnh nội tại của
kinh tế TP.HCM ngày càng tăng.
Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, ông
Phong khẳng định TP.HCM sẽ nỗ lực hơn nữa ngay từ
những tháng đầu, quý đầu của năm. Cụ thể, TP xác định
chủ đề năm 2021 là năm xây dựng chính quyền đô thị
và cải thiện môi trường đầu tư. TP sẽ huy động hiệu quả
mọi nguồn lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh
chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh; nâng cao hiệu quả,
Tiêu điểm
Theo xếp hạng môi trường
kinh doanh toàn cầu giai đoạn
2016-2020 của Ngân hàngThế
giới, Việt Nam tăng 20 bậc, xếp
thứ 70/190 quốc gia, nền kinh
tế. Xếp hạng năng lực cạnh
tranh toàn cầu GCI, năng lực
cạnhtranhtăngtừ77lên67/141
quốc gia. Chỉ số đổi mới sáng
tạo toàn cầunăm2020 xếp thứ
42/131 quốc gia, nền kinh tế,
giữ vị trí sốmột trong nhóm29
quốc gia cùng mức thu nhập.
Ông
MAI TIẾN DŨNG
, Bộ trưởng -
Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ
“Tuyệt nhiên chúng ta không được
chủ quan, tựmãn, say sưa với ánh
hào quang của vòng nguyệt quế” -
Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng.
Theo Tổng bí thư,
Chủ tịch nước, mặc
dù không hoàn thành
đượcmột số chỉ tiêu đề
ra từ đầu nămnhưng
năm2020 vẫn được
xem là năm thành
công nhất trong năm
nămqua…
TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG:
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân,
Thường trực Ban bí thư TrầnQuốc Vượng và các đại biểu tới dựHội nghị Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook