301-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-12-2020
anh Tân ra khỏi hố phân, đưa đến
trạm xá quân y của tỉnh đội Cao
Bằng. Tại đây, gia đình cụ được
biết anh Tân bị ai đó đánh trọng
thương, bị đẩy hoặc ngã xuống hố
phân. Sau đó anh Tân tử vong và
Công an tỉnh Cao Bằng ra quyết
định khởi tố vụ án giết người.
Tháng 3-1988, Viện Kiểm sát
quân sự (VKSQS) tỉnh Cao Bằng,
nay là VKSQS Quân khu 1, khởi
tố bị can đối với ông Trần Ngọc
Hùng (con trai cụ May), hai tháng
sau khởi tố cụ May và con gái cụ
là bà Trần Thị Nga, cùng về tội
giết người.
Tháng 3-1990, do còn nhiều
tài liệu, chứng cứ cần phải làm
rõ nhưng thời hạn điều tra đã hết,
VKSQS Quân khu 1 ra quyết định
tạm đình chỉ điều tra vụ án. Gần
một năm sau, các cơ quan tố tụng
thống nhất quan điểm: Các chứng
cứ cơ quan điều tra thu thập được
không đủ để chứng minh hành vi
phạm tội của ba mẹ con cụ May.
Ngày 4-3-1991, VKSQS Quân
khu 1 đình chỉ điều tra bị can đối
với cụ May và hai con. Ba mẹ con
được trả tự do sau khi cụ May bị
tạm giam năm tháng, ông Hùng bị
tạm giam 10 tháng và bà Nga bị
tam giam hai tháng.
Kể từ đó, do không nhận được
giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền
thể hiện mình không phạm tội, cụ
May đã gửi đơn đến khắp các cơ
quan tố tụng từ địa phương đến
trung ương để kêu oan.
Không bồi thường
vì hết thời hiệu?
Tháng 5-2020, sau nhiều năm
ròng rã đơn thư với phiếu chuyển
đơn của nhiều cơ quan khác nhau,
VKSQS Quân khu 1 đã có văn bản
trả lời đơn của cụ May.
Tuy nhiên, trong văn bản, ngoài
việc nhắc lại nội dung vụ án và
việc ra quyết định đình chỉ bị can,
VKSQS Quân khu 1 chỉ viết: Căn
cứ Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước năm 2017 và các
văn bản hướng dẫn pháp luật, xác
định đơn của cụ không có căn cứ
để giải quyết.
Không đồng tình, cụ May tiếp
tục làm đơn gửi VKSND Tối cao,
VKSQS Trung ương, văn phòng
Bộ Quốc phòng, VKSQS Quân
khu 1…
Ngày 18-12 vừa qua, VKSQS
Quân khu 1 tiếp tục có văn bản
trả lời gia đình cụ May. Lần này
văn bản viện dẫn nh iều quy định
pháp luật hơn, tuy nhiên vẫn giữ
nguyên quan điểm như lần trước.
Theo VKSQS Quân khu 1, vụ
án xảy ra đã quá lâu, các tài liệu
lưu giữ đã mục nát nhưng cơ bản
còn đầy đủ các chứng cứ cho thấy
quyết định đình chỉ bị can đối với
ba mẹ con cụ May dù không có
phần nơi nhận nhưng tại điều 2 có
ghi: “Quyết định này giao cho Trần
Ngọc Hùng, Nguyễn Thị May và
Trần Thị Nga mỗi người một bản
để đảm bảo mọi quyền lợi và nghĩa
vụ của công dân”.
Cùng với đó, VKSQS Quân khu
1 cũng thông báo việc đình chỉ
bị can gửi tới VKSND tỉnh Cao
Bằng, Phòng Xây dựng nhà đất
thị xã Cao Bằng (nơi cụ May đang
công tác), UBND phường nơi ba
mẹ con cụ May cư trú (tuy nhiên,
đến nay không tìm thấy hồ sơ, tài
liệu liên quan đến vụ án tại các cơ
quan này - PV).
Cũng theo văn bản, từ khi vụ án
TUYẾNPHAN
C
ụ Nguyễn Thị May (83 tuổi,
trú phường Tân Giang, TPCao
Bằng, tỉnh Cao Bằng) cầm trên
tay tập hồ sơ dày cộm, cho biết đến
nay đã tròn 30 năm cụ và hai người
con ròng rã đi kêu oan trong vụ án
mà ba mẹ con cụ bị khởi tố, bắt tạm
giam về tội giết người.
Thành kẻ giết người vì
cho nạn nhân ngủ nhờ
Theo hồ sơ, tối 7-2-1988, do quen
biết với gia đình cụ May từ trước
nên Thượng úy Lê Danh Tân (công
tác tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao
Bằng) trên đường trả phép đã ghé
nhà cụ ngủ nhờ để sáng hôm sau
vào đơn vị.
Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, cụ
May đang ngủ thì nghe tiếng động
lạ từ khu vực chuồng heo và phát
hiện anh Tân đang nằm dưới hố
phân heo.
Cụ May hô hoán các con dậy kéo
CụNguyễn Thị May đã 30 nămđi kêu oan chomình và hai con. Ảnh: TUYẾNPHAN
xảy ra đến nay, lý lịch tư pháp của
ba mẹ con không có tiền án, tiền
sự liên quan đến vụ án, không bị
hạn chế bất cứ quyền công dân nào,
vẫn được hưởng mọi quyền lợi và
nghĩa vụ như mọi công dân khác…
Với những căn cứ trên, VKSQS
Quân khu 1 cho rằng ba mẹ con cụ
May đã nhận được quyết định đình
chỉ bị can, vì nếu không nhận được
thì các cơ quan có thẩmquyền không
có căn cứ để khôi phục quyền công
dân cho ba mẹ con cụ.
Hơn thế, từ khi ra quyết định đình
chỉ bị can, qua kiểm tra hồ sơ lưu
trữ cho đến tháng 4-2020, VKSQS
Quân khu 1 không nhận được bất
kỳ đơn thư nào của ba mẹ con cụ
May hay các đơn thư khác có liên
quan đến vụ án.
Do vậy, thời hiệu yêu cầu cơ quan
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
giải quyết việc bồi thường đối với
vụ án của gia đình cụ May đã hết.
“Đơn của bà Nguyễn Thị May, Trần
Thị Nga và Trần Ngọc Hùng không
có căn cứ để giải quyết” - VKSQS
Quân khu 1 cho biết.•
Tháng 3-1991, ba mẹ con
được trả tự do sau khi cụ
May bị tạm giam năm
tháng, ông Hùng bị tạm
giam 10 tháng và bà Nga
bị tạm giam hai tháng.
Sổ tay
30nămbị oanvà lời xin lỗimuộn cònhơnkhông
Chuyện xảy ra vào đầu năm 1988 ở phường Tân Giang, TP Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng nghe đắng nghét. Vì bị nghi oan là có dính
líu đến một vụ án mạng mà ba mẹ con cùng bị khởi tố tội giết
người, cùng bị tạm giam oan từ hai đến 10 tháng.
Nói oan là do sau gần một năm điều tra không có kết quả
nhưng thời hạn điều tra đã hết nên Viện Kiểm sát quân sự
(VKSQS) tỉnh Cao Bằng (nay là VKSQS Quân khu 1) đã ra quyết
định tạm đình chỉ điều tra vụ án. Rồi một năm sau nữa, chính
xác là vào đầu tháng 3-1991 (gần hai năm tính từ lúc khởi tố
bị can), VKSQS Quân khu 1 đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị
can với lý do là không chứng minh được bị can đã thực hiện tội
phạm.
Điều đáng nói là những thông tin quan trọng liên quan tới
thân phận pháp lý của ba con người như thế đã không đến được
đúng lúc với họ. Có thể là thời điểm trước đây văn bản hành
chính còn sơ sài nên quyết định đình chỉ điều tra bị can không
có phần “nơi nhận”. Tuy điều 2 của quyết định này có ghi là giao
cho ba người (một bản/người) nhưng đã không có bằng chứng
nào thể hiện VKSQS Quân khu 1 đã thực sự giao quyết định đó
cho họ.
Để rồi vì không nhận được bất cứ giấy tờ nào của các cơ quan
tố tụng có thẩm quyền xác định bản thân cùng hai con không
phạm tội, người mẹ đã phải ròng rã gửi đơn kêu oan đến khắp
nơi. Và phải mãi đến năm 2020 (gần 30 năm tính từ khi có quyết
định đình chỉ điều tra bị can) thì VKSQS Quân khu 1 mới có hai
văn bản trả lời chi tiết để gia đình giờ mới vỡ lẽ các thứ nêu trên.
Điều đáng nói hơn là trong hai văn bản đó, VKSQS Quân
khu 1 đã viện dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
(TNBTCNN) 2017 để từ chối giải quyết việc bồi thường các thiệt
hại do thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết.
Đúng là Luật TNBTCNN có đề ra những nguyên tắc bồi thường
của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (như về thời hiệu
yêu cầu bồi thường, căn cứ quy kết trách nhiệm bồi thường…)
mà người bị thiệt hại và các cơ quan có nhiệm vụ giải quyết bồi
thường phải tuân thủ.
Thế nhưng vụ án oan từ năm 1991 này có những khúc mắc từ
các thiếu sót, khiếm khuyết như đã nêu của chính các cơ quan
tố tụng trong việc soạn thảo, ban hành, chuyển giao văn bản tố
tụng. Liệu có ổn thỏa không khi giờ dùng luật hiện hành để bắt
bí người bị oan để không xin lỗi, bồi thường?
Biết rằng VKSQS Quân khu 1 có cái khó về pháp lý để dẫu
muốn bù đắp thiệt hại cho gia đình bị oan thì cũng không có
đủ căn cứ thực hiện, nhất là những phần bồi thường tiền nong
lấy từ ngân sách. Vậy không thể giải quyết đủ thì vẫn có thể giải
quyết một phần cho phải lẽ ở đời, được không? Đó là tổ chức
phục hồi danh dự cho ba con người bị hàm oan thông qua việc
trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú của họ…để
cả ba được đường hoàng gột sạch tiếng oan.
Hãy tin là VKSQS Quân khu 1 biết cách xử sự phù hợp để
không gây thêm tổn thương cho người bị oan, có lợi cho hình
ảnh của chính viện, quan trọng hơn là không trái với tinh thần
tiến bộ của Luật TNBTCNN ở chỗ có lỗi thì phải chủ động xin lỗi,
tuy muộn còn hơn không.
NGUYÊNTHY
Cụ bà 83 tuổi
và2conkêuoan
suốt 30 năm
Bị khởi tố, bắt giamvới cáo buộc sát hại
một thượng úy quân đội, bamẹ con được
đình chỉ nhưng suốt 30 nămđi kêu oan,
yêu cầu bồi thường.
Sau trả lời lần thứ hai của VKSQS Quân khu 1, ba mẹ
con cụ May tiếp tục có đơn khiếu nại gửi cơ quan này.
Cụ May khẳng định trước nay gia đình không nhận
được bất kỳ quyết định nào của cơ quan tố tụng nên
mới đằng đẵng 30 năm đi kêu oan. Theo cụ May, việc
VKSQS Quân khu 1 chỉ căn cứ vào nơi nhận ghi trong
quyết định đình chỉ bị can để mặc định gia đình cụ đã
nhận được là không có cơ sở, không thuyết phục…
Ông Trần Ngọc Dũng (43 tuổi, con trai cụ May) nói
rằng suốt 30 năm nay gia đình vẫn phải mang tiếng
là kẻ giết người, chịu sự dè bỉu, tai tiếng từ dân làng
xung quanh.
Do tuổi già lại thêm nhiều bệnh, cụ May nay đã
sức cùng lực kiệt, không thể đi “gõ cửa” từng cơ quan
như trước đây nữa. Ước nguyện lớn nhất của cụ và
các con là được công khai xin lỗi trước khi nhắm mắt
xuôi tay để có thể gột sạch tiếng oan gia đình suốt
ba thập niên qua.
Chỉ mong được minh oan trước khi chết
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook