301-2020 - page 9

9
Dự án cao tốcTrung Lương - Mỹ
Thuận có tổng chiều dài 51,1 km,
điểm đầu tại nút giao Thân Cửu
Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc
TP.HCM -Trung Lương), điểmcuối
giao với quốc lộ 30 tại nút giao
An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền
Giang). Dự án thiết kế bốn làn xe
cao tốc, mỗi làn rộng 3,5 m và
dảiphâncáchgiữa,trêntoàntuyến
có 39 cầu trên tuyến chính. Tổng
vốnđầu tưdự án là 12.668 tỉ đồng.
lộ 1 quá tải vào dịp tết Nguyên đán
Tân Sửu 2021.
Về phương án tổ chức phân luồng
giao thông dịp tết, ông Nguyễn Tấn
Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ
phần BOTTrung Lương - MỹThuận,
cho biết tại nút giao Thân Cửu Nghĩa
và nút giao An Thái Trung sẽ được
bố trí biển báo và người hướng
dẫn lưu thông cho phương tiện lưu
thông. Ngoài ra, dọc trên tuyến tại
các vị trí giao cắt với đường ngang,
nút giao Cai Lậy và nút giao Cái Bè
có bố trí lực lượng hướng dẫn, điều
tiết giao thông cho người tham gia
giao thông. Đồng thời thành lập
hai tổ tuần tra giao thông thường
xuyên tuần tra, kiểm soát an toàn
giao thông trên tuyến.
Ngoài ra, doanh nghiệp dự án
khẳng định sẽ phối hợp với các
bên và sẵn sàng bỏ ra kinh phí hơn
10 tỉ đồng để đưa tuyến đường vào
sử dụng tạm thời trong dịp tết. Và
nguồn kinh phí này không nằm trong
điều kiện bắt buộc của hợp đồng dự
án đã ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Thống nhất phương án
nhà đầu tư đề xuất
Trước đó, UBND tỉnh Tiền Giang
giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp
với Bộ GTVT đánh giá nhu cầu
đi lại của người dân trong dịp tết
Nguyên đán 2021. Ngày 18-12,
Sở GTVT tỉnh Tiền Giang đã có
văn bản thống nhất tổ chức giao
thông như phương
án nhà đầu tư đã
đề xuất.
Ông Trần Văn
Dũng,PhóChủtịch
UBND tỉnh Tiền
Giang, đánh giá:
Đến thời điểmnày,
doanh nghiệp dự
án cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận đã thực hiện
theo đúng tinh thần chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ và thực hiện
rất nghiêm túc cam kết với Thủ
tướng dự án đảm bảo thông tuyến
vào cuối tháng 12-2020, đáp ứng
được mong mỏi và lòng tin của
hơn 20 triệu người dân ĐBSCL
về dự án đường cao tốc. Theo ông
ĐÔNGHÀ
N
gày 28-12, Công ty cổ phần
BOTTrung Lương - Mỹ Thuận
đã tổ chức kiểm tra, chạy thực
nghiệm thông tuyến cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận, từ nút giao Thân
CửuNghĩa, huyện ChâuThành (điểm
đầu tuyến) đến nút giao An Thái
Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang
(điểm cuối tuyến).
Bố trí lực lượng điều tiết
giao thông
Khởi công tháng 11-2009, sau 10
năm đình trệ, tiến độ chỉ đạt 10%
khối lượng, đến tháng 3-2019, liên
danh các nhà đầu tư đã mời Công
ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tham
gia quản trị, điều hành dự án. Sau
hơn một năm tái khởi động, dự án
cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
đã đạt 75% khối lượng công trình.
Với quyết tâm không lỗi hẹn với
nhân dân, chủ đầu tư đã tổ chức
thực hiện dự án đảm bảo mốc thông
tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
Công ty cổ phần BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận cho biết: Cùng
với việc thông tuyến, tết Nguyên
đán Tân Sửu năm 2021 công ty sẽ
mở cửa tạm phục vụ người dân (xe
khách dưới 16 chỗ và xe tải dưới
2,5 tấn lưu thông một chiều trước tết
năm ngày và sau tết năm ngày với
tốc độ 40 km/giờ nhằm góp phần
giảm áp lực giao thông cho quốc
Xe chạy thực nghiệmtrên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Dũng, thường trước tết, người dân
về quê ăn tết nhiều, lưu lượng giao
thông lớn nên ưu tiên cho chiều từ
TP.HCM về và sau tết, người dân
trở lại làm việc thì ưu tiên chiều
từ Mỹ Thuận đi
về TP.HCM.
“Cùng với việc
cho lưu thông tạm
trên tuyến cao tốc
Trung Lương -
Mỹ Thuận, hiện
Tiền Giang vẫn
còn tuyến tỉnh
lộ 864 từ huyện
Cái Bè nối dài
về tới TP Mỹ Tho đi về nhánh cao
tốc TP.HCM - Trung Lương nên
rất thuận lợi. Chúng tôi hy vọng
với các phương án lưu thông theo
các tuyến này, Tiền Giang sẽ cơ
bản giải quyết bài toán kẹt xe trên
quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh vào cao
điểm tết Nguyên đán năm nay” -
ông Dũng nói.•
Doanh nghiệp dự án
khẳng định sẽ phối hợp
với các bên và sẵn sàng
bỏ ra kinh phí hơn 10 tỉ
đồng để đưa tuyến đường
vào sử dụng tạm thời
trong dịp tết.
Ngày 28-12, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn
cho biết hiện vé tàu tết Tân Sửu 2021 vẫn còn gần 100.000
vé chưa có người mua. Theo đó, số lượng bán ra mới chỉ
40%-50% so với năm ngoái.
Cụ thể, từ ngày 2 đến 11-2-2021 (từ ngày 21 đến 30-12
âm lịch), tổng số chỗ trên mác tàu số chẵn từ các ga Sài
Gòn, Biên Hòa ra các ga phía Bắc còn khoảng 25.000 chỗ.
Ở chiều ngược lại, số chỗ trên các mác tàu số lẻ từ ngày 12
đến 23-2-2021 (từ ngày 1 đến 15-1 âm lịch) từ các ga phía
Bắc về đến ga Biên Hòa, Sài Gòn còn khoảng 52.000 chỗ.
Mặc dù số lượng vé còn nhiều, tuy nhiên một số người
dân vẫn than phiền không mua được vé. Anh Nguyễn Quốc
Đạt cho biết: “Tôi đã hỏi một số đại lý và ra trực tiếp tại ga
Sài Gòn để mua vé tàu về Yên Trung, Hà Tĩnh ngày 26 âm
lịch nhưng nhân viên ở đây trả lời đã hết vé”.
Trao đổi với PV, ông Lê Quốc Trung, Phó Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, cho biết thực tế
không phải là lượng vé còn nhiều hay ế ẩm, mà vé còn nhiều
ở những ngày không phải là cao điểm. Theo ông Trung, vé
từ ngày 23 đến 28 âm lịch cơ bản đã hết, chỉ còn ngày 22 âm
lịch trở về trước. Sau tết, từ mùng 5 đến mùng 9 tết cũng đã
được bán tương đối tốt, từ mùng 10 trở đi thì bán chậm.
“Ảnh hưởng của dịch COVID-19, bão lũ khiến đời sống
người dân khó khăn, người dân phải suy tính kỹ. Có thể họ
chờ lương, thưởng tết như thế nào mới chuẩn bị kế hoạch.
Bản thân cán bộ, công nhân viên trong ngành đường sắt
cũng lưỡng lự” - ông Trung nói.
Ông Trung cho biết thêm, nguyên nhân khiến vé tàu tết
còn nhiều là do ngành hàng không đã tăng rất nhiều chuyến
bay nội địa bởi máy bay không còn bay quốc tế.
Nói về thông tin một số người dân cho rằng ngành đường
sắt “ôm” vé khiến nhiều người không mua được vé đúng
ga cần đến, ông Trung cho biết ngành đường sắt mở bán là
dựa trên nhu cầu của người dân. Hiện nay ngành đường sắt
vẫn tiếp tục theo dõi nhu cầu, nếu số lượng hành khách tăng
cao thì tiếp tục mở thêm một số tuyến tàu tăng cường nhằm
phục vụ người dân.
Theo ông Trung, trước đó, đợt 1 được mở bán như hằng
năm là từ ngày 1-10, công ty lập ra một số tuyến tàu để bán
và tìm hiểu thêm nhu cầu của người dân, sau khi bán hết
vé đợt 1 sẽ tăng cường thêm đợt 2. Ông Trung cũng cho
biết việc người dân không mua được vé dù vé còn nhiều là
do nhu cầu khác nhau. Ngoài ra, do hiện nay ngành đường
sắt tập trung bán vé chặng dài trước nhưng hành khách lại
muốn mua chặng gần. Ví dụ, người dân có nhu cầu chặng
TP.HCM - Tháp Chàm nhưng ngành đường sắt lại đang bán
chặng TP.HCM - Đà Nẵng/Hà Nội. Hoặc hành khách muốn
mua giường nằm nhưng hiện chỉ còn vé ngồi…
“Vé của ngành đường sắt đều được công khai trên cổng
thông tin, vé hằng ngày còn hay hết cũng đều được thông
báo. Do đời sống người dân khó khăn chung nên năm nay
ngành đường sắt mới mở thành hai đợt bán vé tàu” - ông
Trung nói.
THY NHUNG
Chạy thực nghiệm thông tuyến
cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Dự án cao tốc Trung Lương - MỹThuận đã thông tuyến, chủ đầu tư cho xe chạy thực nghiệm
từ điểmđầu đến cuối tuyến và sẽ cho xe lưu thông tạmmột chiều trên tuyến dịp tết Tân Sửu 2021.
Lýdogần100.000vé tàu tết vẫn ế
Mặc dù còn gần 100.000 vé tàu chưa được bán nhưng ngành đường sắt cho biết vẫn có thể tăng chuyến nếu hành khách có nhu cầu.
Vé TP.HCM - Hà Nội chỉ từ
450.000 đồng/vé
Ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần
Vận tải đường sắt Sài Gòn, cho biết ngành đường sắt đưa ra
nhiều chính sách ưu đãi hơn các năm trước như giảm giá vé
10%-20% so với cùng kỳ. Một số chính sách cho sinh viên,
học sinh như khuyến khích về sớm từ ngày 23 sẽ được giảm
30% giá vé, trẻ em được giảm 50% giá vé.
Đồng thời, giảmgiá 50%cho 6.000 vé trên các đoàn tàu cho
giai đoạn không cao điểm trước tết, từ ngày 4 đến 29-1-2021.
Sau khi giảm giá, giá vé TP.HCM - Nha Trang chỉ từ 160.000
đồng/vé; TP.HCM - Đà Nẵng chỉ từ 250.000 đồng/vé. Đặc biệt,
giá vé TP.HCM - Hà Nội chỉ từ 450.000 đồng/vé.
CôngtycổphầnVậntảiđườngsắtSàiGònchobiếthiệnvétàutếtTân
Sửu2021vẫncòngần100.000véchưacóngườimua.Ảnh:THYNHUNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook