301-2020 - page 7

7
Ngày 28-12, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm đã
tuyên phạt Trần Thanh Tâm (47 tuổi) 20 năm tù về
tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này chính là vợ
của bị cáo.
HĐXX nhận định bị cáo chỉ vì nghi ngờ vợ có
quan hệ tình cảm với hàng xóm mà đánh vợ đến bất
tỉnh mới dừng. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng bị
hại đã tử vong do chấn thương sọ não. Hành vi của
bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, cần xử nghiêm để
răn đe và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, tòa cũng xét bị cáo có nhiều tình tiết
giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,
đã tích cực khắc phục hậu quả. Mẹ của bị hại cũng
xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Tâm đã khóc suốt từ đầu đến cuối phiên
xử, luôn tỏ ra ăn năn về hành vi của mình và nhiều
lần nói “muốn chết theo vợ”. Việc bị cáo khóc quá
nhiều khiến một vị hội thẩm đặt câu hỏi: “Ba tháng
trước bị cáo hùng hổ đánh vợ vậy đó, mà giờ ra
tòa khóc lóc, đứng không nổi thì bị cáo thấy mình
sao?”.
Theo cáo trạng, Tâm và chị H. là vợ chồng, hành
nghề đưa đò ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP
Cần Thơ. Chiều 21-9, sau khi đi uống bia về, Tâm
đến nhà ông V. ngụ cùng ấp để đòi tiền ông này
thiếu nợ. Trong lúc nói chuyện, ông V. nói với Tâm
về việc thấy chị H. đi vào nhà ông T. cạnh đó.
Nghi ngờ chị H. có quan hệ tình cảm với ông T.
nên Tâm xuống bến đò gặp chị H. để hỏi chuyện
nhưng chị này không thừa nhận. Tâm bực tức dùng
tay đánh vào mặt chị H. một cái, chị H. bỏ đi, còn
Tâm về nhà nằm nghỉ.
Tối cùng ngày, chị H. về nhà lấy quần áo để đi
tắm. Lúc này, Tâm từ trong phòng ngủ đi ra để tiếp
tục hỏi chị H. về việc có quan hệ tình cảm với ông
T. Thấy Tâm lớn tiếng nên chị H. cầm quần áo bỏ
chạy ra đường. Tâm đuổi theo sau.
Chạy cách nhà 200 m thì chị H. vấp ngã xuống
đường. Tâm chạy đến nắm tóc kéo chị H. về nhà.
Chị H. chống cự thì bị Tâm đánh vào mặt và đập
đầu xuống đường bê tông… Đến khi thấy đầu vợ
chảy máu, bất tỉnh Tâm mới dừng lại.
Sau đó, Tâm cùng mẹ vợ đưa nạn nhân đi bệnh
viện cấp cứu. Sáng sớm hôm sau, gia đình xin
chuyển viện cho chị H. lên bệnh viện trên TP.HCM
nhưng các bác sĩ xác định chị H. tử vong trước khi
vào viện. Theo kết luận giám định, chị H. tử vong
do xuất huyết não sau chấn thương sọ não nặng do
vật tày.
NHẪN NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-12-2020
MINHVƯƠNG
T
AND quận Thủ Đức (TP.HCM)
vừa xử sơ thẩm vụ tranh chấp
thay đổi người trực tiếp nuôi
con sau ly hôn giữa nguyên đơn là
ông TXL và bị đơn là bà NTHN.
HĐXX quyết định chấp nhận
yêu cầu khởi kiện, giao cháu bé
cho ông L. trực tiếp nuôi dưỡng.
“Cháu nói muốn ở với cha”
Theo hồ sơ, ông L. và bà N. là
vợ chồng có đăng ký kết hôn và có
con chung là cháu TGH (sinh ngày
9-1-2007). Quá trình chung sống,
cả hai nảy sinh nhiều mâu thuẫn
và đã ly hôn. Theo thỏa thuận, bà
N. sẽ trực tiếp nuôi dưỡng cháu H.
Ông L. có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
cháu H. 3 triệu đồng/tháng cho đến
khi cháu đủ 18 tuổi.
Đến ngày 29-9, ông L. khởi kiện
yêu cầu tòa án tuyên buộc bà N.
phải giao con cho ông trực tiếp nuôi
dưỡng. Lý do là bà N. không còn
đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho
cháu H. Cụ thể, ông L. cho rằng bà
N. thường hay la mắng, vắng nhà,
để cháu H. ở nhà một mình. Đồng
thời, bà N. có nhiều mối quan hệ
cá nhân làm ảnh hưởng đến việc
nuôi dạy cháu bé.
Tại tòa, phía nguyên đơn giữ
nguyên yêu cầu khởi kiện, cho
rằng sự chăm sóc của mẹ dành cho
cháu H. là không đầy đủ, cháu học
hành sa sút, không dám xin tiền
mẹ để mua dụng cụ học tập vì sợ
bị la mắng.
Ông L. cũng cho rằng mình có
điều kiện tốt hơn để nuôi con, chỗ
ở ổn định, đang kinh doanh một
quán cơm thu nhập 15-18 triệu
đồng/tháng.
Đáng nói là lý do quan trọng
khiến ông muốn trực tiếp nuôi
dưỡng con là vì cháu nói muốn ở
với cha. Theo ông, con gái nói với
cha rằng việc học rất căng thẳng
nhưng về nhà lại thường xuyên bị
mẹ la mắng, cằn nhằn…
Không giao con vì sợ
chiếm đoạt tài sản
Tuy nhiên, bị đơn không chấp
nhận yêu cầu trên. Luật sư của bị
đơn cho rằng cháu H. vẫn đi học
bình thường, mẹ cháu vẫn đưa
đón đúng giờ, cháu muốn ăn uống
hay mua sắm gì mẹ cũng đáp ứng.
Trong khi đó, dù mới ly hôn được
năm tháng nhưng ông L. đã không
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho
con ba tháng.
Bà N. trình bày làm giúp việc cho
một gia đình đã nhiều năm, có chế
độ tiền lương, thưởng đầy đủ. Bản
thân bà là mẹ, có thể chăm sóc tốt
cho con. Đồng thời, bà cũng đưa
ra khoản tiền 1 tỉ đồng trong sổ tiết
kiệm để đảm bảo mình có thể cho
con đi học ở những cấp cao hơn.
Tại tòa, HĐXX đề cập đến việc
Bị đơn
tại tòa.
Ảnh: MV
cháu bé mong muốn được ở với
cha thể hiện trong văn bản gửi
tòa của cháu. Bà N. cho rằng đó
là vì cháu bị cha dụ dỗ. Việc ông
L. đến thăm con, bà N. không hề
ngăn cản. “Ông L. muốn đưa con
đi ăn, đi chơi ở đâu, tôi cũng đồng
ý vì đó là hạnh phúc của con” - bà
N. nói. Bà N. cho biết có hỏi con
về việc muốn ở với cha nhưng con
không trả lời.
Đáng nói là bà N. cho rằng việc
ông L. muốn giành quyền trực tiếp
nuôi con là nhằm mục đích chiếm
đoạt tài sản, vì một nửa căn nhà là
tài sản chung bà N. đã cho cháu H.
Bà không đồng ý để ông L. trực tiếp
nuôi con vì ông L. có tính dối trá.
Tòa căn cứ vào
nguyện vọng đứa con
HĐXX nhận định cháu bé năm
nay đã 14 tuổi, tuy chưa đủ tuổi
trưởng thành nhưng đã đủ nhận
thức, có thể cảm nhận được tình
thương của cha mẹ. Cháu bé có
thể nhận thức được việc ở với cha
hay mẹ thì có thể phát triển tốt cả
về thể chất và tinh thần. Cháu đã có
văn bản gửi đến tòa thể hiện việc
muốn ở với cha.
HĐXX cũng đưa ra căn cứ pháp
lý để áp dụng là quy định tại khoản
3 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014: “Việc thay đổi người trực
tiếp nuôi con phải xem xét nguyện
vọng của con từ đủ bảy tuổi trở lên”.
Về phía ông L. cũng có nguyện
vong nuôi con. Hiện tại ông L. có
chỗ ở hợp pháp, kinh doanh quán
cơm, có ô tô riêng sử dụng để kiếm
thêm thu nhập, đủ điều kiện để
chăm sóc con.
Trong khi bà N. không có công
việc ổn định, không thể đảm bảo
cuộc sống về sau cho cháu bé. Từ
đó, HĐXX quyết định chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn.•
HĐXX nhận định cháu
bé đã 14 tuổi, tuy chưa
đủ tuổi trưởng thành
nhưng đủ nhận thức việc
ở với cha hay mẹ thì có
thể phát triển tốt cả về
thể chất và tinh thần.
BịcáoTrầnThanhTâmtạitòasơthẩmngày28-12.Ảnh:N.NAM
Chồngđánh chết vợ vì ghen, ra tòakhóc lóc
Khi con trẻ muốn ở với cha
Do con trẻ có nguyện vọng ở với cha nên tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện, giao cháu bé
cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng.
Cựu công an lừa chạy án hầu tòa
Ngày 28-12, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ lừa đảo đưa nhận hối
lộ liên quan đến một cựu cán bộ công an.
VKS đề nghị tuyên phạt Phạm Quang Tiến (cựu cán bộ công an)
8-9 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trần Thị Diệu Trang bị đề nghị phạt 5-6 năm tù về tội môi giới
hối lộ. Nguyễn Vũ Thanh Thủy và Nguyễn Long cùng bị đề nghị
3-4 năm tù về tội đưa hối lộ.
Theo hồ sơ, ngày 15-11-2018, Nguyễn Duy gọi điện thoại cho
Trang nói liên quan đến vụ trộm xảy ra trên địa bàn quận Tân Phú
và đang bị truy bắt. Duy nhờ Trang tìm người giúp để không bị
công an bắt.
Trang gọi điện thoại nhờ Tiến. Tiến ra giá 300 triệu đồng. Trang
báo lại 320 triệu đồng. Sau đó, Thủy và Long đưa cho Trang số tiền
như yêu cầu để chạy án cho em trai tại khách sạn ở phường Bình
Hưng Hòa A, quận Bình Tân do Trang làm chủ.
Ngày 19-11-2018, Long, Trang cùng em gái đón xe đến quán cà
phê trên đường Đào Duy Từ (phường 6, quận 10) gặp Tiến để đưa
tiền. Hai ngày sau, Nguyễn Duy gọi điện thoại báo vẫn bị công an
truy bắt nên người thân nghi ngờ Trang lừa đảo, liền đi tố cáo.
Quá trình điều tra, Tiến khai do Trang năn nỉ quá nên đã gọi điện
thoại trao đổi với một người trước đây là cán bộ tại VKSND quận
10 nhờ giúp. Tiến có cung cấp đoạn ghi âm để minh chứng việc đã
giao toàn bộ số tiền nhận được cho người này.
Tuy nhiên, nội dung đoạn ghi âm, Tiến không nói rõ về nguồn
gốc số tiền, mục đích và thực tế số tiền đã đưa là bao nhiêu. Trong
khi ngoài Tiến, không có ai biết hoặc từng liên hệ với người này.
Kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an
về mẫu tiếng nói ghi âm chất lượng kém, không đủ điều kiện để
tiến hành giám định. Tiến cũng không cung cấp được chứng cứ, tài
liệu nào khác để chứng ninh nên cơ quan điều tra không có căn cứ.
Hôm nay (29-12), phiên xử tiếp tục.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook