11
Kinh tế -
ThứNăm7-1-2021
Lý do lần đầu Việt Nam
mua gạo Ấn Độ
QUANGHUY
M
ới đây, nhiều hãng
tin nước ngoài đưa
tin lần đầu tiên Việt
Nam (VN) ký hợp đồng với
Ấn Độ mua 70.000 tấn gạo
100% tấm với giá 310 USD/
tấn theo phương thức FOB
(giá bán tại cảng xuất, chưa
gồm chi phí vận chuyển và
bảo hiểm). Thông tin trên
khiến nhiều người tiêu dùng
tỏ ra ngạc nhiên.
Nhập vì giá rẻ là
bình thường
Vậy vì sao lần đầu tiên VN
phải nhập khẩu gạo từẤnĐộ?
Hãng tin
Reuters
dẫn lời ông
B.V. Krishna Rao, Chủ tịch
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu
gạo Ấn Độ, xác nhận nguồn
cung gạo tại châu Á đang bị
thắt chặt và giá gạo có khả
năng tăng mạnh trong năm
2021. Nhiều khách hàng mua
gạo truyền thống của Thái
Lan và VN đã chuyển sang
mua gạo Ấn Độ.
“Lần đầu tiên chúng tôi
xuất khẩu gạo sang VN do
giá gạo Ấn Độ đang rẻ. VN
còn có thể mua nhiều hơn số
đã ký kết nếu giá tốt” - ông
Krishna Rao nói.
Tờ
Bangkok Post
cho biết
thêm vào tháng 12-2020,
nhà nhập khẩu gạo lớn nhất
thế giới Trung Quốc bắt đầu
mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên
sau ba thập niên, do nguồn
cung từ Thái Lan, Myanmar
và VN bị thắt chặt.
Philippines đang chấp nhận
mua gạo VN với giá cao nhất
trong vòng hơn chín năm
qua. Hiện gạo 5% tấm của
VN được chào bán với giá
500-505 USD/tấn, cao hơn
đáng kể so với giá của Ấn
Độ là 381-387 USD.
Trao đổi về thông tin trên
với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
NguyễnTrungKiên, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Lương thực VN
(VFA), xác nhận đúng là lần
đầu tiên VN nhập khẩu gạo
từ Ấn Độ, nhưng không có
gì ngạc nhiên.
Bởi lẽ khi các doanh nghiệp
cần nguyên liệu chế biến thì
ở đâu bán giá rẻ, giá thấp hơn
nơi khác thì họmua.Mặt khác,
nguồn tấm dạng chất lượng
thấp để làm thức ăn chăn nuôi
thì gần như VN không có, vì
vài năm nay ngành lúa gạo
đã chuyển đổi sang sản xuất
gạo chất lượng cao.
“Loại gạo100%tấmcủaVN
xuất khẩu hiện cũng có giá 450
USD/tấn, cao hơn tấmẤn Độ
tới 140USD/tấn.Vì vậy, nguồn
tấm Ấn Độ giá thấp sẽ được
các công ty VN có nhu cầu
lựa chọn” - ông Kiên lý giải.
Ông Nguyễn Thanh Long,
GiámđốcCông tyTNHHGạo
Việt, cũng cho rằng không bất
ngờ trước thông tin VN nhập
gạo tấm từ Ấn Độ. Lý do là
gạo tấm trong nước bán giá
cao, nguồn cung không đủ
bán. Còn tấm Ấn Độ nhập
về giá rẻ hơn nên các công
ty mua để làm thức ăn chăn
nuôi. Đây là câu chuyện bình
thường của thị trường.
“VN là nước xuất khẩu gạo
nhưng không có nghĩa không
cần nhập khẩu gạo. Nhiều
loại gạo nước ngoài như gạo
Thái Lan, Campuchia hay nếp
Lào… cũng được nhập vào
nước ta bằng nhiều đường, dễ
dàng tìmmua trên thị trường
trong nước. Lý do là người
Việt có nhu cầu ăn, họ thích
lựa chọn đa dạng nhiều loại
gạo” - ông Long phân tích.
Một số công ty xuất nhập
khẩu gạo tại TP.HCMcho biết
thêm, gạo nhập khẩu từẤnĐộ
chủ yếu được các công ty sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi
và nấu bia. Ngoài ra, một số
công ty nhập loại gạo tấm từ
nước ngoài để làm cơm tấm,
bánh, bột, phở, bún…
Giá gạo Việt Namđang
cao nhất thế giới
Giá gạo xuất khẩu của VN
tăngmạnh trong thời gian qua.
Điềunàygiúpgiá trị kimngạch
xuất khẩugạo củaVNtăng cao
dù sản lượng xuất khẩu giảm.
PhóChủtịchHiệphộiLương
thực VNNguyễn Trung Kiên
dẫn chứng: Giá gạo 5% tấm
của VN xuất khẩu đầu tháng
1-2021 ở mức hơn 505 USD/
tấn thì nay đã nhảy lên 520-
530 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo mang về trên 3 tỉ USD
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), năm 2020 vừa qua,
bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19, xuất khẩu
gạo củaVN vẫn đạt kimngạch trên 3 tỉ USD. Con số này tăng
hơn 10% so với năm2019 dù sản lượng chỉ đạt gần 6,2 triệu
tấn, giảm khoảng 2% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, năm 2021 ngành lúa gạo được dự báo
sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Lý do là có nhiều tín hiệu tích
cực từ thị trường cùng hiệu ứng từ các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới đi vào thực thi.
Việc các công ty VN
nhập khẩu gạo từ
Ấn Độ là chuyện
bình thường trong
quan hệ thương mại.
Trong những tháng cuối năm 2020 và những ngày đầu
tháng 1-2021, tỉ giá tiền đồng so với USD có sự chuyển
động nhanh. Theo Tổng cục Hải quan, nếu ngày 23-11-
2020 tỉ giá VND/USD là 23.090 đồng (tức 1 USD đổi
được 23.090 đồng) thì đến ngày 4-1 vừa qua, tỉ giá tiền
đồng và USD đã thay đổi chỉ còn 23.035 đồng.
Sự thay đổi tỉ giá trong ngày 4-1 cũng trùng với thời
điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh phương
án mua ngoại tệ. Cụ thể, cơ quan này ngừng niêm yết tỉ
giá giao ngay tại sở giao dịch và ngừng mua ngoại tệ giao
ngay; thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn sáu tháng có hủy
ngang, thay vì kỳ hạn ba tháng như trước…
Công ty Chứng khoán Bản Việt đánh giá động thái này
diễn ra trong bối cảnh nguồn kiều hối đang gia tăng và thanh
khoản tiền đồng dư thừa trong hệ thống ngân hàng. Hợp
đồng kỳ hạn sáu tháng sẽ giúp NHNN hấp thụ lượng kiều hối
từ các tổ chức tín dụng trong thời gian tới mà không cần bơm
lượng lớn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn.
“Mục đích sâu xa hơn của NHNN từ động thái trên có
thể nhằm chứng minh cho phía Mỹ thấy Việt Nam không
can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối bằng cách trực
tiếp mua USD nữa thông qua việc không niêm yết tỉ giá
mua giao ngay. Đây cũng là bằng chứng giải trình cần
thiết trong các cuộc đàm phán, thương lượng của Việt
Nam với Chính phủ Mỹ trong tương lai nhằm giúp Việt
Nam sớm được tháo mác thao túng tiền tệ” - Công ty
Chứng khoán Bản Việt nhận định.
PHƯƠNG MINH
Đây là mức giá cao nhất
trong gần 10 năm qua của
loại gạo này. Giá gạo 5%
tấm của VN hiện đang cao
nhất thế giới, bởi gạo Thái
Lan cùng loại đang ở mức
510-516 USD/tấn.
Giá gạo tăng vì nhiều thị
trường như Philippines đang
đẩy mạnh nhập khẩu gạo.
Hơn nữa, tình hình dịch bệnh
COVID-19 vẫn diễn biến
phức tạp và đây được coi
là tác nhân đẩy giá lúa gạo
tăng cao vì nhiều nước tăng
cường dự trữ.
“Dự báo xuất khẩu gạo của
VN trong quý I-2021 vẫn tốt
khi các thị trường xuất khẩu
chính của VN là Philippines,
châuPhi... tiếp tục kýhợpđồng
mua gạo của nước ta” - ông
Kiên thông tin.
Đồng quan điểm, nhiều
công ty xuất khẩu gạo cũng
cho rằng gạo VN đắt khách
không chỉ do yếu tố dịch
COVID-19 khiến nhu cầu tích
trữ lương thực ở nhiều quốc
gia tăng, mà còn là kết quả
của sự chuyển đổi của ngành
lúa gạo theo hướng nâng cao
chất lượng thay vì tăng sản
lượng. Bên cạnh đó, cơ hội
xuất khẩu gạo tốt hơn trước
khi VN tham gia ký kết nhiều
hiệp định thương mại tự do.
Tuy vậy, các cơ quan chức
năng cần có quy hoạch định
hướng vùng nguyên liệu
trồng lúa phù hợp để không
bị lệch pha. Theo đó, nên
phân vùng trồng nhằm đảm
bảo cân đối cung cầu giữa
các chủng loại giống nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng
của thị trường, bao gồm cả
thị trường trong nước.
Ví dụ, vùng nào phù hợp
với lúa cấp thấp thì trồng ở
vùng đó để đảm bảo vấn đề
an ninh lương thực lẫn nhu
cầu làm phở, bánh, bún, nấu
bia… Nếu tất cả diện tích
đều chuyển sang trồng lúa
chất lượng cao, lúa thơm,
nếp… sẽ dẫn đến mất cân
đối cung cầu và phải nhập
quá nhiều.•
Tiêu điểm
Nông dân hưởng lợi
Giá gạo xuất khẩu tăng cao
góp phần đẩy giá lúa tại thị
trườngtrongnướcbánraởmức
cao, giúp nông dân hưởng lợi.
Cụ thể, hiện lúa tươi bán tại
ruộng khu vực ĐBSCL đang
được giá. Đơn cử, lúa Jasmine
giá 6.800 đồng/kg, lúa IR 504 ở
mức 6.950 đồng/kg, đài thơm
8 giá 7.200 đồng/kg.
Đồng tiền Việt tăng giá trị so với USD
Giá gạo xuất
khẩu của Việt
Namhiện đang
cao nhất trong
gần 10 năm
qua, vượt qua
gạo Thái Lan.
Ảnh:
QUANGHUY
Các doanhnghiệp, hiệphội cho biết ViệtNamnhập khẩu gạo 100%tấmvới giá rẻ về để làmthức ăn chănnuôi.
Giá lúa gạo tăngmạnh trong thời gian qua giúp doanh nghiệp và nông dân hưởng lợi. Ảnh: GIA TUỆ
Đồng tiền Việt Namđang lên giá. Ảnh: TL