9
Cần lộ trình thu hồi
xemáycũ nát
Nhiều chuyên gia cho rằngmuốn thu hồi xe cũ nát cần xây dựng khung
pháp lý vững chắc và cần có lộ trình thực hiện.
NGUYỄNCHÂU
B
ộTN&MTvừacóvănbản
đề nghị các địa phương
tăng cường kiểm soát ô
nhiễm không khí và xử lý triệt
để các điểm nóng về ô nhiễm
bụi, khí thải. Riêng đối với Hà
Nội, TP.HCM, bộ yêu cầu đẩy
nhanh việc ban hành và thực
hiện kế hoạch phát triển hệ
thống giao thông công cộng,
ưu tiên phương tiện sử dụng
năng lượng sạch, không phát
thải. Bên cạnh đó là việc thu
hồi, loại bỏ phương tiện cơ
giới cũ nát, lạc hậu, không
đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành
gây ô nhiễm môi trường.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, nhiều ý kiến đồng
tình với việc thu hồi, loại bỏ
phương tiện cơ giới cũ nát,
lạc hậu, không đảm bảo tiêu
chuẩn lưu hành gây ô nhiễm
môi trường là giải pháp rất
cần thiết hiện nay.
Cần hoàn thiện khung
pháp lý
Ông Bùi HòaAn, Phó Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM, cho
biết để thực hiện đề án cần
có lộ trình và đầu tiên là cần
có cơ sở pháp lý vững chắc.
Trước đây, Thủ tướng đã cho
phép Hà Nội và TP.HCM thí
điểm đề án kiểm soát khí thải
xe máy và Sở GTVT TP đã
xây dựng đề án. Tuy nhiên,
đề án này đang tạm dừng để
chờ hướng dẫn từ Bộ GTVT
mới triển khai chi tiết cụ thể.
Theo ôngAn, hiện nay đa số
những người sử dụng những
loại phương tiện này đều là
những người có hoàn cảnh
khó khăn. Vì vậy, cần tính
toán việc thu hồi ra sao để
cuộc sống người dân không
bị ảnh hưởng.
ThS Phan Thỵ Tường Vi,
giảng viên Khoa luật, Trường
ĐH Văn Lang, cho rằng vấn
đề thu hồi xe máy cũ nát cần
được xemxét dưới góc độ pháp
luật dân sự. Bởi xe máy dù là
cũ nát cũng là tài sản hợp pháp
của người lưu thông, nếu đây
không phải là phương tiện để
thực hiện hành vi vi phạmpháp
luật thì không có bất kỳ chủ
thể nào tịch thu phương tiện
đó. Còn nếu là thu hồi thì phải
dựa trên sự thỏa thuận giữa chủ
sở hữu tài sản với bên thu hồi.
Việc tịch thu là một biện pháp
mang tính cưỡng chế của Nhà
nước trong khi thu hồi mang
tính tự nguyện, khuyến khích.
“Nhà nước cần hoàn thiện
khung pháp lý về việc bắt buộc
các loại xe phải đáp ứng tiêu
chuẩn khí thải doNhà nước ban
hành. Ngoài ra, Nhà nước phải
xây dựng cơ chế, chính sách
thu hồi xe máy khi không còn
đạt chuẩn bằng việc hỗ trợ cho
chủ phương tiện về cơ chế tài
chính. Từng bước đi đến việc
cưỡng chế thi hành, không cho
phép lưu thông loại xe không
đạt yêu cầu, thậm chí tịch thu
phương tiện” - ThS Tường Vi
chia sẻ.
Giải pháp xử lý
sau khi thu hồi
Ông Trương Trung Trực
(quận Tân Phú, TP.HCM) cho
biết: Việc thu hồi xe cũ, quá
đát là rất cần thiết. Bởi việc
thu hồi này ngoài việc giải
quyết được vấn đề ô nhiễm
môi trường còn hạn chế được
tai nạn giao thông do những
loại xe này hầu như không
kèn, không đèn, thậm chí
không có thắng. Ông Trực
đề nghị trước tiên cần đưa ra
tiêu chuẩn xe như thế nào thì
bị thu hồi. “Nếu ô tô có kiểm
tra định kỳ thì xe máy cũng
nên có quy định kiểm tra, như
thế mới giải quyết được tình
trạng ô nhiễmkhông khí” - ông
Trực nói.
GS-TS Lê Thanh Hải, Viện
trưởng Viện Môi trường và
Tài nguyên (ĐH Quốc gia
TP.HCM), cho rằng việc thu
hồi, loại bỏ phương tiện cơ
giới cũ nát, lạc hậu, không
đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành
là chủ trương đúng đắn, nhiều
nước đã thực hiện. Để chủ
trương đi vào thực tế, có hiệu
quả, trước tiên cần có số liệu
khảo sát, đánh giá, tính toán
số lượng, loại xe.
Ngoài ra, theo ông Hải, sau
khi thu hồi cũng cần có giải
pháp xử lý đối với những
loại xe này. “Hiện nay chúng
ta chưa phát triển được công
nghiệp tái chế, đặc biệt là tái
chế kim loại mà những loại
xe này chủ yếu là kim loại. Vì
vậy, cần tính toán thêm giải
pháp tiêu hủy xe ra sao. Tôi
nghĩ có nhiều doanh nghiệp cơ
khí có thể làm được việc này
nhưng cần có sự hỗ trợ của
Nhà nước” - ông Hải chia sẻ.
Đồng tình với ông Hải,
ThS Phan Thỵ Tường Vi cho
rằng việc xử lý xe sau khi thu
hồi là phần hậu kỳ nan giải.
Ngoài việc phải tính toán để
có kho bãi chứa thì cũng cần
tính đến việc ai, đơn vị nào sẽ
xử lý những loại xe này. Bên
cạnh đó cũng cần phải tính
đến nguồn tài chính để xử lý. •
Các chuyên gia cho rằngmuốn thu hồi xe cũ nát cần xây dựng khung pháp lý vững chắc và cần có lộ trình thực hiện. Ảnh: HOÀNGGIANG
Như thế nào là xe cũ?
Theo PGS-TS Phạm Thị Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
môi trường và giao thông, Trường ĐH GTVT TP.HCM, nhóm
nghiên cứu thuộcViện Nghiên cứumôi trường và giao thông
của nhà trường đã có nghiên cứu, đánh giá tác động tiêu cực
của việc sử dụng xe máy cũ tại TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những người tham
gia khảo sát ý thức được việc sử dụng xe máy hư, cũ sẽ gây
hậu quả xấu đối với môi trường. Hầu hết những người tham
gia khảo sát đồng ý rằng nên căn cứ vào thời gian sử dụng
và số kilomet đoạn đường đi được để xác định xe máy cũ, xe
máy được sử dụng trên 10 hoặc 15 năm hay đã chạy được
trên 100.000 km được xem là xe máy cũ.
Chiều 6-1, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM tổ chức Hội
nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ
năm 2021.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc
Sở GTVT TP.HCM, biểu dương những thành quả mà Thanh
tra Sở GTVT đạt được trong năm 2020 đã góp phần đảm
bảo trật tự an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những thành quả cho thấy hoạt động thanh tra tương đối
toàn diện, trung bình một ngày xử phạt 25 vụ, một tháng xử
phạt hơn 3 tỉ đồng.
Ông Lâm nhận định: “Trách nhiệm, khối lượng công việc
của thanh tra sở rất lớn, góp phần quan trọng đến thành tích
của ngành giao thông vận tải. Tiêu biểu, ngành giao thông
trong năm vừa qua đã giảm về ba mặt tai nạn giao thông.
TP còn tám điểm đen và 22 vị trí ùn tắc giao thông”.
Bà Trần Thị Vân Trang, Chánh Thanh tra Sở GTVT, cho
biết thông qua các cuộc thanh tra chuyên ngành, các cuộc
phối hợp kiểm tra trong năm, Thanh tra Sở GTVT đã phát
hiện và lập biên bản theo thẩm quyền tổng cộng 9.129
trường hợp vi phạm hành chính trên lĩnh vực đường bộ và
đường thủy nội địa.
Theo đó, đơn vị đã ra quyết định xử phạt với tổng số
tiền hơn 41 tỉ đồng (giảm 15,43% số vụ vi phạm và giảm
21,42% số tiền xử phạt so với năm 2019). Ngoài ra, đơn
vị còn lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính chuyển Thanh
tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH quyết định xử
phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hoạt động giao thông
vận tải.
Đồng thời áp dụng hình thực xử phạt bổ sung và ra quyết
định tạm giữ phương tiện, đình chỉ thi công công trình với
1.154 trường hợp.
Theo bà Trang, trong năm 2021, về công tác điều tiết trật
tự an toàn giao thông, Thanh tra Sở GTVT tiếp tục tăng
cường công tác phối hợp theo tổ, nhóm phản ứng nhanh
trên ứng dụng Viber. Ngoài ra còn phối hợp thực hiện các
biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực
Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực trung tâm và điểm
có nguy cơ ùn tắc...
Bên cạnh
đó, lực lượng
còn đẩy mạnh
công tác kiểm
tra đột xuất,
xử lý nghiêm
các vi phạm
trong hoạt
động vận tải
hành khách
công cộng
như xe buýt,
xe taxi…, tập
trung xử lý
các hành vi “nhái thương hiệu”.
Thanh tra Sở GTVT còn tăng cường các hoạt động kiểm
tra tải trọng phương tiện, kiểm tra giao thông đường thủy
nội địa…
LINH PHƯƠNG
Tiêu điểm
Đối với mô tô, xe máy, hiện
chưa có quy định về niên hạn
sử dụng với các loại xe này. Tuy
nhiên, Điều 4 Luật Giao thông
đường bộ 2008 có quy định
nghiêm cấm đưa xe cơ giới, xe
máy chuyên dùng không bảo
đảmtiêuchuẩnan toànkỹ thuật
và bảo vệ môi trường tham gia
giao thông đường bộ.
Do đó, để triển khai công
tác thu hồi xe máy cũ nát, các
ngành chức năng sẽ thực hiện
việc kiểm tra, đo đạc các quy
chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường để xác định xe
thuộc đối tượng thu hồi.
Năm2020, Thanh tra SởGTVT TP.HCMxử phạt
hơn 9.129 trường hợp với tổng số tiền hơn 41 tỉ
đồng. Ảnh: ĐÀOTRANG
Ông Bùi Hòa An,
Phó Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM,
cho rằng để thực
hiện đề án cần có lộ
trình và đầu tiên là
cần có cơ sở pháp lý
vững chắc.
1năm, Thanh traSởGTVTTP.HCMxửphạt hơn41 tỉ đồng